Khoai lang có thực sự tốt cho người bệnh tiểu đường như nhiều người nghĩ? Tác dụng không ngờ của quả cà tím với người mỡ máu cao và bệnh tiểu đường |
Tăng hoạt lực của insulin
Dây thìa canh là một loại cây thảo mộc có nguồn gốc từ Ấn Độ, Đông Nam Á và Úc, được biết đến với nhiều tên khác nhau, như cây bò cạp, cây lưỡi voi. Cùng với cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường, dây thìa canh đã được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ.
Những lưu ý với người bệnh tiểu đường khi sử dụng cây dây thìa canh |
Trong một số nghiên cứu khoa học, thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4 (tên khoa học gymnema sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4) gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic. Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh insulin, tăng hoạt lực của insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên.
Ngoài ra, trong dây thìa canh còn chứa peptide gumarin. Khi ăn và nhai lá dây thìa canh tươi thì peptide này lấp đầy thụ thể ở lưỡi, làm lưỡi không hấp thu được đường glucose. Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng, vì vậy gây mất cảm giác ngọt. Tuy nhiên tác dụng này mất đi khi dây thìa canh được nấu chín hoặc phơi khô.
Hiện nay, loài cây này được quy hoạch trồng thành vùng tại Nam Định và Thái Nguyên. Thu hái các bộ phận của toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Bên cạnh nghiên cứu về công dụng dây thìa canh chữa tiểu đường, loại thảo mộc này còn giúp hỗ trợ giảm hàm lượng cholesterol trong máu và giảm cân. Ngoài ra, dây thìa canh cũng được dùng để điều trị các vết thương.
Lưu ý khi sử dụng dây thìa canh
Tuy những nghiên cứu về dược tính của dây thìa canh trong điều trị bệnh lý có cho ra kết quả tích cực nhưng giới chuyên gia khuyến cáo vẫn cần lưu ý trong việc sử dụng loại cây này để đề phòng tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe.
Việc sử dụng dây thìa canh trị tiểu đường cần có sự hướng dẫn và theo dõi của các y bác sĩ. Trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ thảo dược hoặc bất kỳ loại hình điều trị nào khác cho bệnh nhân tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đặc biệt với người bệnh là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, dây thìa canh không được đưa vào khuyến cáo sử dụng cho nhóm đối tượng này.
Có những trường hợp bị dị ứng hoặc cơ thể có phản ứng lại với dây thìa canh cũng đem lại ít nhiều nguy hại cho sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, nếu bệnh nhân đang sử dụng những thuốc khác để điều trị bệnh cũng không được tự ý dùng kết hợp với dây thìa canh.
Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường
Bài 1: Dây thìa canh 50g, nước sạch 1,5 lít. Đun sôi nhẹ trong 15 phút và chia làm 3 phần dùng trong ngày. Uống sau bữa ăn 15-20 phút.
Bài 2: Dây thìa canh 24g, khổ qua 16g, giảo cổ lam 12g, nấm linh chi 8g, lá sen 4g, khương hoàng 4g, tảo spirulina 4g, hoài sơn 12g, ngũ vị tử 8g, mộc hương 8g. Sắc uống 1 thang/2 ngày (chia uống 3 lần/ngày trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ). Có thể dùng thường xuyên.
Bài 3: Dây thìa canh 24g, khổ qua 16g, đinh lăng 12g, rau sam 12g. Sắc uống 1 thang/ngày (chia uống 3 lần/ngày trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ).
Kiêng kỵ: Đồ ăn cay nóng, sống lạnh, béo ngọt quá mức, các chất kích thích.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.