Lai Châu: Nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc xuống giá Việt Nam đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản xuất khẩu |
Thống kê của Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 dự kiến đạt 570 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước, đạt 48,7% kế hoạch (kế hoạch 1.170 triệu USD).
rong nửa đầu năm, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều gia tăng về kim ngạch xuất khẩu |
Trong nửa đầu năm, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều gia tăng về kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng thế mạnh thuộc nhóm nông sản như: Cà phê ước đạt 80,9 triệu USD, tăng 7%; Điều nhân ước đạt 114,5 triệu USD, tăng 14%; tiêu đen ước đạt 77,5 triệu USD, tăng 16,9%; Đậu phộng sấy ước đạt 0,9 triệu USD, tăng 50%...
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của tỉnh đạt 155 triệu USD, giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều sản phẩm nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu có kim ngạch tăng như điều nguyên liệu; tiêu đen...
Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, Sở Công Thương Đắk Nông đã thường xuyên cập nhật cung cấp thông tin về tình hình thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp nắm tình hình, có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp; các chương trình hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa trong nước đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết, đăng ký tham gia. Bên cạnh đó, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản phẩm để xuất khẩu vào các thị trường có tiềm năng.
Theo Sở Công Thương, do các đơn hàng xuất đi các nước châu Âu, Mỹ gặp khó khăn, nên nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tiếp cận các thị trường ngách ở châu Á như: Trung Quốc, Campuchia, Đài Loan, Hàn Quốc…
Đơn cử, Công ty TNHH Hồng Đức (Đắk R’lấp) đang sản xuất và sản phẩm điều nhân trắng xuất khẩu đi thị trường châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty đang thu gọn hoạt động sản xuất, trong đó tập trung nguồn lực cho sản phẩm điều rang muối. Thị trường phục vụ chính của Công ty là Trung Quốc.
Cũng tập trung cho các thị trường mới, tiềm năng, Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Yến Nhi (Tuy Đức) đã nhanh chóng tiếp cận, chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Thái Lan. Đầu tháng 8/2022 này, chuyến hàng sầu riêng cấp đông đầu tiên trong năm của Công ty, với sản lượng gần 25 tấn, sẽ được tiếp cận thị trường này.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trên nền tảng số, các hội nghị, hội thảo trực tuyến; đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh.
Về phía các doanh nghiệp, Công ty TNHH Thái Thịnh, ở huyện Đắk Song chủ yếu sản xuất chanh dây, sầu riêng phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Trong 2 năm qua, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên mọi hoạt động giao dịch của công ty hầu như bị hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các đối tác. Từ đó, công ty đã chủ động xúc tiến thương mại trên không gian mạng.
Từ khi thực hiện việc chuyển đổi số đơn vị đã thu được nhiều lợi ích. Cụ thể, doanh nghiệp đã được tiếp cận tối đa các khách hàng tiềm năng trong cùng một khoảng thời gian. Về phía lãnh đạo thì đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ các hệ thống báo cáo được tổng hợp tự động theo thời gian. Qua đó, doanh nghiệp đã cải thiện được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.