Chủ nhật 27/04/2025 14:58

Nông sản, thực phẩm Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc

Đó là chia sẻ của ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tại Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Đông) 2021, diễn ra ngày 16/9.

Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2021, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 28,8 tỷ USD, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam, theo ông Lê Hoàng Tài, đã và đang được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng nhờ chất lượng và khả năng cung ứng ngày càng được cải thiện. Do nhu cầu lớn, còn nhiều dư địa cho những mặt hàng này mở rộng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nói chung và thị trường tỉnh Quảng Đông nói riêng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường, nghiên cứu phương thức kinh doanh của đối tác, thói quen tiêu dùng, đặc biệt lưu ý các tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã, bao bì, quy cách đóng gói… để gia tăng cơ hội khai thác thị trường tiềm năng này.

Về thị trường tỉnh Quảng Đông, ông Nguyễn Duy Phú - Lãnh sự Thương vụ, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu - thông tin: Quảng Đông có quy mô dân số khoảng 120 triệu người, năm 2020 GDP đạt khoảng 1.600 tỷ USD, xuất nhập khẩu đạt khoảng 1.100 tỷ USD. Từ con số này có thể thấy, tiềm năng của thị trường này với hàng hoá của Việt Nam là rất lớn.

Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương): Nông sản, thực phẩm Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc

Quảng Đông là nơi mở cửa sớm nhất trong toàn Trung Quốc, thông qua Đặc khu kinh tế Thâm Quyền để kết nối với bên ngoài qua thị trường Hong Kong. Sau mấy chục năm phát triển, Quảng Đông đang được giao thí điểm thực hiện chiến lược lớn như nâng cấp Thâm Quyến trở thành đặc khu có chính sách cởi mở hơn.

Theo ông Nguyễn Duy Phú, năm 2020 thương mại hai chiều Việt Nam - Quảng Đông đạt 41 tỷ USD, chiếm 20-21% trong tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc, trong đó Việt Nam xuất khẩu 21 tỷ USD, nhập khẩu 19 tỷ USD. Trong nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Quảng Đông, linh kiện điện tử và điện thoại di động chiếm giá trị lớn nhất với 10,5 tỷ USD, thuỷ sản 300 triệu USD, trái cây chủ yếu là thanh long 183 triệu USD, gạo 160 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Quảng Đông 450.000 USD, trà 30.000 USD, tiêu, ớt 1,4 triệu USD, thực phẩm chế biến 60 triệu USD.

“Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Quảng Đông đã tiến bộ so với thời gian trước. Bên cạnh vai trò quan trọng của mặt hàng nông, thuỷ sản, mặt hàng máy móc thiết bị điện cơ, điện tử với sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI đã góp phần gia tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến”, ông Nguyễn Duy Phú cho hay.

Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường tỉnh Quảng Đông, đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu lưu ý, có những đối tác lớn tại Quảng Đông kinh doanh nông sản nhưng không nhập khẩu trực tiếp mà qua uỷ thác, do vậy doanh nghiệp trong nước cần phải tìm đối tác làm uỷ thác thương mại. Đặc biệt là với những doanh nghiệp xuất khẩu qua đường biên giới mà không qua cảng biển.

Thuỷ sản- mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn của Việt Nam sang Quảng Đông, Trung Quốc

Thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại, địa phương, doanh nghiệp đã nỗ lực tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho nông, thuỷ sản. Tuy nhiên, sự nỗ lực này là chưa đủ, còn cần có sự tham gia của hiệp hội ngành hàng và không chỉ xúc tiến thương mại trong nước mà còn cần hoạt động vượt ra ngoài biên giới. Doanh nghiệp Trung Quốc chủ động đến cửa khẩu biên giới, thành lập hiệp hội, đi vào vùng sản xuất của Việt Nam để mua hàng hoá. Trong khi doanh nghiệp Việt Nam là bên bán lại chưa đạt được các đại diện, chưa tiến sâu được vào những trung tâm giao dịch lớn của Trung Quốc để xúc tiến. Theo ông Nguyễn Duy Phú, cần đầu tư hoạt động xúc tiến thương mại sâu hơn nữa ngay tại thị trường Trung Quốc chứ không chỉ qua biên giới như hiện nay.

Việt Nam xuất khẩu số lượng lớn hàng nông, thuỷ sản, thực phẩm vào Trung Quốc nhưng hoạt động quảng bá thương hiệu còn hạn chế. Muốn xuất khẩu bền vững cần tháo gỡ vấn đề này. Doanh nghiệp không nên chỉ nghĩ đến việc hoàn thành giao hàng mà cần quan tâm đến sản phẩm được sử dụng ra sao, có dán mác hàng Việt Nam không.

Ngoài ra tại Trung Quốc, thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh, các cơ quan xúc tiến thương mại, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng Việt Nam cần khai thác thêm yếu tố này trong quảng bá và thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Quảng Đông. Việc tham gia các hội chợ lớn, hội chợ chuyên ngành tại Trung Quốc cũng là một kênh tìm kiếm đối tác và xúc tiến thương mại tốt cho doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Khơi dòng tiêu thụ bền vững cho thanh long đất Bình Thuận

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Tận dụng lợi thế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt

Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới