Chủ nhật 11/05/2025 22:56

Nông sản Sơn La: Chinh phục người tiêu dùng Thủ đô

Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thay đổi quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nông sản Sơn La từng bước chinh phục người tiêu dùng Thủ đô nói riêng và xa hơn là những thị trường khó tính.
Nỗ lực từ hoạt động xúc tiến

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Sơn La đã phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn Hà Nội tổ chức định kỳ các sự kiện Tuần hàng nông sản nhằm giới thiệu các đặc sản thế mạnh của tỉnh đến với người tiêu dùng Thủ đô. Từ đây, các nông sản của Sơn La được người tiêu dùng thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu nông sản biết tới. Cũng qua đó, các cấp, ngành, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất đã tiếp thu được nhiều thông tin về nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản.

Nhiều nông sản của Sơn La được người tiêu dùng lựa chọn

Tuần lễ "Xoài và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019" diễn ra từ ngày 17 - 21/5 đã thu hút 20 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia 30 gian hàng bày sản phẩm: Xoài, ổi, bưởi da xanh, chuối, rau, củ, quả và thực phẩm đã qua chế biến, trong đó lần đầu tiên quả xoài Sơn La được chọn là sản phẩm chính để giới thiệu tới người tiêu dùng...

Rồi hàng loạt các Tuần lễ "Mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019", Tuần lễ "Nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019"… đã diễn ra, thu hút đông đảo người tiêu dùng đến tham quan và mua hàng. Theo đại diện Big C Thăng Long, từ đầu năm đến nay, tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam đã có 60 mặt hàng nông sản các loại của tỉnh Sơn La được bày bán. So với cùng kỳ năm 2018, doanh số các sản phẩm nông sản Sơn La tại Big C đạt mức tăng trưởng trung bình trên 200%, nhiều mặt hàng như bắp cải tăng trưởng 800%, xoài 300%...

Đánh giá cao sự chuyển hướng mạnh mẽ trong việc chuyển đổi sản xuất gắn với từng thị trường, ông Nguyễn Quốc Toản - Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - đánh giá, Sơn La đã xác định được những sản phẩm chủ lực để xây dựng quy trình sản xuất, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xuất khẩu. Đây cũng là địa phương có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Cục sẽ đồng hành cùng tỉnh trong việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.

Khẳng định vị thế với người tiêu dùng

Diện tích cây ăn quả của tỉnh Sơn La hiện đạt trên 58.800 ha. Sản lượng các loại quả năm 2018 trên 218.000 tấn. Diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GAP gần 550 ha. Đến nay, Sơn La đã có 17 sản phẩm nông sản, thực phẩm có thương hiệu; năm 2019 tỉnh tiếp tục xây dựng 7 thương hiệu.

Theo ông Vũ Đức Thuận - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Sơn La, thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất canh tác; xây dựng và hình thành các vùng nguyên liệu tập trung có lợi thế của tỉnh như rau, quả, cây ăn quả phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu và cung ứng cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Hiện, Hà Nội đang có kế hoạch phát triển Chợ thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi giá trị. Ông Vũ Đức Thuận cho hay, trong thời gian tới, tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các địa phương đẩy mạnh hoạt động kết nối thị trường, quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn nữa quy trình sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ, quy trình sản xuất an toàn, dán tem truy xuất nguồn gốc để có thể đưa các sản phẩm nông đặc sản của địa phương có thể bán tại các chợ thương mại điện tử của Hà Nội.

Năm 2019, tỉnh Sơn La phấn đấu giá trị xuất khẩu nông sản đạt trên 150 triệu USD, tăng 30% so với năm 2018. Các sản phẩm nông sản xuất khẩu chính là xoài 5.000 tấn, nhãn 8.100 tấn, chanh leo 2.000 tấn, thanh long 300 tấn...
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD