Nỗi niềm người gieo hồn cho than đá Quảng Ninh

Quảng Ninh vốn đã quá nổi tiếng với than – “vàng đen” của Tổ quốc. Những hòn than đen không những có giá trị về kinh tế mà qua bàn tay khéo léo của những người thợ điêu khăn than đá tài hoa, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên, nghề điêu khắc than đá hiện đang đứng trước nguy cơ dần bị mai một.

Những con người sống vì niềm đam mê

Để tìm hiểu về nghề điêu khắc than mỹ nghệ tại đất Mỏ, chúng tôi tìm đến xưởng điêu khắc than đá mỹ nghệ của gia đình anh Nguyễn Tuấn Quyết và chị Nguyễn Thị Thanh Bình – một gia đình đã có 3 đời làm nghề điêu khắc than đá tại TP Hạ Long. Xưởng của gia đình anh chị được đặt ngay cạnh căn nhà nhỏ của 2 vợ chồng tại số 19 ngõ 74 phường Hồng Hà, TP. Hạ Long.

3604 khac than da 2
Khu xưởng rộng chừng 30m2 bao phủ bởi bụi than, chỉ có vợ chồng anh Quyết và một người thợ đang cần mẫn làm việc

Không khó nhận ra xưởng điêu khắc than đá của anh chị từ xa với những âm thanh đục đẽo, mài, đánh bóng than. Xưởng chỉ rộng chừng 30m2 với 3 người thợ. Tiếp chuyện chúng tôi, anh Bình kể, điêu khắc than đá là nghề truyền thống của gia đình, truyền đến đời của anh đã là 3 đời “Nghề bắt đầu từ khi ông nội tôi khi làm thợ mỏ than Mông Dương thời Pháp thuộc. Vốn khéo léo, lại mê điêu khắc, những lúc rảnh rỗi ông thường khắc gọt than thành những sản phẩm độc đáo. Chủ mỏ rất thích và thường đem đi làm quà biếu”.

Tiếp nối truyền thống, đến đời bố anh, rất nhiều tác phẩm giá trị được ra đời và thường được dùng làm quà tặng cho Chính phủ, chuyên gia nước ngoài…Điêu khắc than gắn bó trong suốt thời tuổi thơ của anh Quyết. Có lẽ chính vì vậy, điêu khắc than đã trở thành niềm đam mê, động lực hối thúc anh tiếp tục nghề khắc đá này.

4154 khac than da 8
Theo anh Quyết sả‌n phẩm có đa dạng mẫu mã, mẫu mã càng phức tạp thì thời gian điêu khắc càng lâu và giá thành càng cao
3603 khac than da 1
Không giống như các sả‌n phẩm mỹ nghệ khá‌c, than đ‌á có đặc tính cứng và giòn nên cần sự tỉ mỉ, khéo léo hơn rất nhiều

Theo anh Quyết, than sử dụng điêu khắc phải là loại than kíp-lê (altraxit) có độ biến chất cao nhất, khối lớn có chất lượng tốt, độ đen đặc, bề mặt không có đường vân, mạch đứt gãy xuyên ngang dọc. Hiện chỉ có loại than lấy từ mỏ Cao Sơn mới có thể đáp ứng được yêu cầu này. Anh Quyết đã từng cất công đi than tại rất nhiều mỏ nhưng đều không đáp ứng được.

3614 khac than da 7
Nghề điêu khắc than đá đòi hỏi sự tỉ mỉ với từng chi tiết và tính kiên trì với từng sả‌n phẩm
3606 khac than da 3
Một sả‌n phẩm hoàn thiện cần trải qua khá nhiều công đoạn, từ đá thô đem cư‌a thủ công ra từng kíc‌h thước đã tính toán trước, sau đó bắ‌t đầu điêu khắc thành hình th‌ù sả‌n phẩm rồi đem đi đán‌h ráp, đán‌h mịn rồi chuyển qua đán‌h bóng

Anh chia sẻ, ngoài kỹ thuật truyền thống, anh có những sáng tạo riêng, nâng tầm kỹ thuật khắc nổi, mài, nhằm tạo chiều sâu cho tác phẩm... Đến thời điểm hiện tại đã có hơn 100 mẫu đủ loại được anh Bình chế tác, trong đó có những mẫu như tranh than đá về Vịnh Hạ Long, Hòn Trống mái, sư tử, thuyền buồm…rất được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Các sản phẩm điêu khắc từ than đá của gia đình đã được bán ở nhiều tỉnh, thành trong nước và một số quốc gia như: Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Áo, Đức… Đáng chú ý, nhiều khách du lịch Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ còn đến xưởng tìm hiểu, đặt làm riêng.

Nỗi lo nghề dần bị mai một

Nghề chế tác than đá ở Quảng Ninh có từ những năm cuối thế kỷ XIX. Điêu khắc than đá xuất phát từ những người thợ mỏ dưới thời Pháp thuộc. Ban đầu, những người thợ mỏ khéo tay đã mang những hòn than trong hầm lò về điêu khắc xem như một thú vui rồi dần dần điêu khắc than đá trở thành một nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo của Vùng mỏ Quảng Ninh. Nghề cũng từng phát triển rất mạnh, hình thành những xóm làm nghề ở khu vực TP Hạ Long và TP Cẩm Phả. Trước năm 1986, những người thợ tham gia vào Hợp tác xã Hồng Gai chuyên chế tác tranh, mỹ nghệ than đá. Sau khi hoạt động không hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hợp tác xã bị giải thể, những người thợ giỏi tản mát ra làm xưởng riêng, đến nay nhiều hộ không trụ được với nghề, chuyển nghề khác mưu sinh.

3607 khac than da 4
Hơn 20 năm về nhà chồng là từng đó năm chị Bình sa‌y mê với những hòn than đen nhánh. Vợ chồng chị Bình chính là những người thợ điêu khắc than đ‌á trẻ nhất và cũng là những người thợ gần như cuối cùng, không mấy ai còn mặn mà với nghề

Nói đến tương lai của nghề điêu khắc than đá, giọng anh Quyết bỗng trùng xuống. Anh kể, ngay như xưởng của anh có thời điểm có đến 10 thợ làm thường xuyên, nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ còn vợ chồng anh và 2 người bạn nữa làm cùng. Anh Quyết chia sẻ: “Do ít được quan tâm, hiện nay nghệ nhân tứ tán, chủ yếu sáng tác nhỏ lẻ kiếm sống. Việc mua nguyên liệu than đ‌á, các doanh nghiệp không bán số lượng nhỏ lẻ nên tôi phải mua than trôi nổi trên thị trường với giá thành cao hơn nhiều lần. Một phần do sản phẩm khó tiêu thụ, qua nhiều trung gian nên giá thành tới tay người tiêu dùng quá cao. Hơn nữa, nghề này vốn là nghề bụi bặm, cần sự tỉ mỷ mà thu nhập chưa hấp dẫn, nên người trẻ theo nghề ngày càng ít”.

3609 khac than da 5
Những sả‌n phẩm làm ra không chỉ là vì mục đích thương mại mà nó còn là tâm hồn của người con đất mỏ, niềm tự hào với nghề truyền thống của gia đình
3615 khac than da
Từ những hòn than xù xì, thô ráp, để làm ra một sả‌n phẩm có hồn là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, khéo léo

Theo lời anh Quyết, vợ chồng anh cũng đã từng vay vốn mở rộng sản xuất, dự định mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm, giới thiệu kỹ thuật điêu khắc than đá cho du khách tham quan. Thế nhưng, do thiếu kinh nghiêm và thiếu vốn dự án dang dở khiến gia đình lại càng khó khăn. Chị Bình vợ anh Quyết chia sẻ. “Gia đình giờ không có người nối nghiệp chắc nghề cũng chỉ duy trì được khoảng chục năm nữa. Chúng tôi chỉ mong sao tỉnh có sự quan tâm hơn, hỗ trợ về vốn, về quỹ đất mở xưởng và khâu quảng bá để những người làm nghề như chúng tôi yên tâm sản xuất. Chúng tôi cũng luôn sẵn sàng truyền nghề cho những người có năng khiếu và thực sự tâm huyết để nghề truyền thống, riêng có này của Quảng Ninh không bị mất đi. Bởi phải đam mê với nó mới theo nghề và giữ nghề được”.

3611 khac than da 6
Tác phẩm điêu khắc từ than đá - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được gia đình chị Bình thực hiện trong thời gian diễn ra dịch Covid-19. Gia đình có mong muốn được gửi tặng Phó Thủ tướng nhưng chưa có dịp

Chị Bình cũng kể, đã từng có đoàn Trung Quốc đến nhà ngỏ ý hợp tá‌c, đầu tư máy móc hiện đại và vốn để anh chị mở rộng sả‌n xuất với điều kiện dạy nghề cho họ. Nhưng vợ chồng chị đã từ chối vì cho rằng nếu truyền nghề này ra nước ngoài thì Quảng Ninh sẽ mất đi một nghề truyền thống độc đáo.

Những tháng vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid, khách du lịch giảm mạnh, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Điều này lại càng ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của anh chị. Nếu những tháng trước khi có dịch, trung bình xưởng của anh chị cũng xuất được từ 100-200 mẫu sản phẩm nhưng những tháng gần đây số lượng sản phẩm bán ra còn chưa được 50 mẫu, khó khăn chồng chất khó khăn.

Mong rằng, thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm những chính sách, đầu tư đúng mức sẽ bảo tồn được nghề truyền thống đặc trưng riêng của Quảng Ninh, tiếp tục có được những sản phẩm độc đáo phục vụ khách du lịch, góp phần vào việc quảng bá văn hóa, du lịch tại tỉnh Quảng Ninh.

Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tôn vinh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020

Tôn vinh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020

Ngày 26/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức họp báo thông tin Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020.
Nghệ An: Nâng cao năng lực quản lý tài chính ngành thủ công mỹ nghệ

Nghệ An: Nâng cao năng lực quản lý tài chính ngành thủ công mỹ nghệ

Sáng nay (12/9), tại Nghệ An đã diễn ra Hội thảo “Nâng cao năng lực quản lý Tài chính ngành Thủ công mỹ nghệ thời kỳ hội nhập”. Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu phát triển thương hiệu làng nghề (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam) phối hợp với Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp: Kết hợp tinh hoa nghề với khoa học công nghệ

Nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp: Kết hợp tinh hoa nghề với khoa học công nghệ

Với bản tính nhanh nhạy, sáng tạo, nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp làng Vạn Điểm (huyện Ý Yên tỉnh Nam Định) đã kết hợp những tinh hoa của nghề truyền thống với công nghệ khoa học giúp anh đúc được những sản phẩm độc đáo, trọng lượng lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao.
Người giữ bản sắc tinh hoa làng nghề Sơn Đồng

Người giữ bản sắc tinh hoa làng nghề Sơn Đồng

Chưa bước vào xưởng nhà nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh, chúng tôi đã nghe được âm thanh giòn tan của những tiếng lách cách đục, đẽo và chạm khắc gỗ. Nhịp sản xuất tại đây khẩn trương, miệt mài, như cái cách mà nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh vẫn bền bỉ duy trì và phát triển nghề gần 40 năm nay.
Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Đạt là cháu nội Cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng. Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Phạm Đạt đã lớn lên cùng nghề làm gốm, chứng kiến sự thăng trầm và trực tiếp tham gia vào quá trình làm gốm tại gia đình. Đồng thời, cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.
Lưu giữ hồn Việt qua gốm phù điêu

Lưu giữ hồn Việt qua gốm phù điêu

Trải qua khoảng thời gian dài học Phật giáo tại chùa, Đại đức Thích Chánh Tịnh (nghệ nhân Phạm Văn Tuyên) nhận thấy, họa tiết phù điêu không còn nguyên vẹn bởi sự bào mòn của thời gian. Điều đó đã khơi nguồn cảm hứng cho ông phục chế những họa tiết phù điêu dần mai một với mong muốn bảo tồn, gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt.    
Thổi hồn đương đại vào gốm Bát Tràng

Thổi hồn đương đại vào gốm Bát Tràng

Sinh ra, lớn lên và làm tại làng nghề Bát Tràng truyền thống - nơi có thể tìm thấy các sản phẩm gốm, sứ ở bất cứ đâu, nhưng gốm của nghệ nhân Trần Đức Tân luôn có chỗ đứng nhất định bởi phong cách riêng biệt và kỹ thuật men độc đáo.    
Nghệ nhân Trần Thị Việt: Người giữ nghề và phát huy giá trị cây cói

Nghệ nhân Trần Thị Việt: Người giữ nghề và phát huy giá trị cây cói

Không chỉ nâng cao giá trị cây cói, những sản phẩm làm từ cói được sản xuất tại Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu Việt Trang (Xóm 5, Nga Thanh, Nga Sơn, Thanh Hóa) do nghệ nhân Trần Thị Việt làm chủ đã có mặt ở trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ…    
Người biến “đất” thành “vàng”

Người biến “đất” thành “vàng”

Nếu như mỗi tác phẩm gốm cần thời gian và lửa đủ độ để biến đất thành “vàng” thì nghệ nhân cũng cần trải qua quá trình“thử lửa” để thành tài. Nghệ nhân Trần Xuân Triều (hay Trần Nam Tước) là một minh chứng sống cho sự tài hoa và khéo léo khi đã đem viết lại lịch sửtrên đất gốm.    
Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa “hồn” gốm Việt

Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa “hồn” gốm Việt

Theo lời kể của bà Phùng Thị Thịnh - vợ của cố nghệ nhân gốm Bát Tràng Vũ Đức Thắng, sinh thời, cố nghệ nhân vẫn luôn theo đuổi những thứ bình dị, gần gũi với con người Việt Nam, lấy đó là “mạch nguồn” xuyên suốt cho cảm hứng sáng tạo, để cho ra những sản phẩm gốm mang đậm “Hồn đất Việt”.    
Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh: Người thổi hồn cho đá

Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh: Người thổi hồn cho đá

Với bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới, hiện đặt tại Nam Minh Điện (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), nghệ nhân điêu khắc đá Nguyễn Văn Minh (xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đã được Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam trao Bằng chứng nhận, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có công truyền dạy và bảo tồn nghề tiểu thủ công nghiệp điêu khắc đá.    
Nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp: Làm giàu bằng trách nhiệm và đam mê

Nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp: Làm giàu bằng trách nhiệm và đam mê

“Mỗi thiên bẩm là một trách nhiệm”, câu nói này có lẽ đúng khi nói về nghệ nhân điêu khắc gỗ Nguyễn Trần Hiệp (Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh).    
Nghệ nhân  Trần Duy Mong: Bàn tay "vàng mười"

Nghệ nhân Trần Duy Mong: Bàn tay "vàng mười"

Nghệ nhân Trần Duy Mong nắm giữ kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực chế tác vàng bạc đá quý; tay nghề bậc thợ 7/7; tự thiết kế và trực tiếp làm ra nhiều sản phẩm đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, thường xuyên cập nhật các mẫu mã trong và ngoài nước và tự nghiên cứu sáng tạo nhiều kiểu dáng đẹp, mới, thời trang, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.    
Nghệ nhân Đặng Ích Hân: Say nghề và đóng góp lớn gìn giữ nghề

Nghệ nhân Đặng Ích Hân: Say nghề và đóng góp lớn gìn giữ nghề

Chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân Đặng Ích Hân tại làng Chè (Trà Đông) xã xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa vào giữa buổi ban trưa, lúc này lò đúc đồng tại xưởng chế biến nhà nghệ nhân Đặng Ích Hân vẫn đang đỏ lửa. Dù đã ở cái thuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông vẫn thoăn thoắt đi lại, miệng nói tay làm hướng dẫn cho lớp thợ trẻ thực hiện các công đoạn từ bịt khe hở khuôn đúc, tiến hành nung chảy đồng nguyên chất bằng lò nung chuyên dụng, tạo hoa văn, kiểm tra chất lượng đồng nung ,đánh bóng sản phẩm khi hoàn thiện…    
Nghệ nhân doanh nhân Cao Kim Trọng: 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn

Nghệ nhân doanh nhân Cao Kim Trọng: 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn

Hơn 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn, tên tuổi của nghệ nhân Cao Kim Trọng gắn liền với những sản phẩm kim hoàn chế tác tinh tế, mang lại sự hoàn hảo đến mức tối đa.      
Lịch sử các làng nghề mỹ nghệ kim hoàn

Lịch sử các làng nghề mỹ nghệ kim hoàn

Ở nước ta, nghề mỹ nghệ kim hoàn có từ hàng ngàn năm trước, trở thành nghề cổ truyền cùng với bao nghề thủ công khác.
Đệ nhất khảm trai xứ Kinh Bắc

Đệ nhất khảm trai xứ Kinh Bắc

Sau 2 thập kỷ gắn bó với nghề khảm trai, cái tên “nghệ nhân khảm trai Nguyễn Đình Vinh” đã trở nên quen thân không chỉ với riêng người dân thôn Hoài Trung, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh – nơi anh sinh sống - mà còn lan tỏa cả xứ Kinh Bắc, cũng như nhiều tỉnh, thành trong cả nước.      
Doanh nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Doanh nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Tìm hiểu về những người thợ thủ công, những nghệ nhân… tôi càng thêm kính phục, bởi họ đã gắn bó cả cuộc đời mình cho nghề nghiệp để làm ra sản phẩm có chất lượng cao, ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I là một người như vậy. Ông cũng chính là “tổng công trình sứ” của tất cả dòng sản phẩm mới của Minh Long.    
Người truyền thần qua đường kim, mũi chỉ

Người truyền thần qua đường kim, mũi chỉ

Được mệnh danh là người “vẽ tranh bằng chỉ” bởi kỹ thuật thêu tay tinh xảo, nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn ngày ngày miệt mài bên khung thêu, cho ra đời những bức tranh làm rạng danh hồn quê đất Việt.    
Nhà giáo tâm huyết của những nghệ nhân

Nhà giáo tâm huyết của những nghệ nhân

Đến đầu khu tập thể 3 tầng cũ kỹ ở quận Hà Đông, Hà Nội, hỏi thăm hoạ sỹ Chu Mạnh Chấn thì ai ai cũng biết. Ông nổi tiếng là một hoạ sỹ tài ba trong làng hoạ, một nghệ nhân đam mê với sơn mài và là một nhà giáo tâm huyết với nghề.    
Nghệ nhân Trần Thị Huê: Nghệ nhân của thôn, bản Mường

Nghệ nhân Trần Thị Huê: Nghệ nhân của thôn, bản Mường

Làm quen với khung dệt thổ cẩm từ khi lên 10 tuổi,  bàTrần Thị Huê – người phụ nữ dân tộc Mường sinh ra lớn lên tại thôn Muốt, xã Cẩm Thành (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) - đã phát huy những kỹ năng khéo léo của phụ Mường trong dệt thổ cẩm, không chỉ phục vụ những nhu cầu trong gia đình mà còn làm ra những sản phẩm hàng hóa thổ cẩm độc đáo, sáng tạo được khách hàng nhiều nơi ưa thích, phát triển nghề tạo công ăn việc làm cho thế hệ trẻ tại địa phương…    
Võ Văn Út: Người thợ điêu khắc tài hoa

Võ Văn Út: Người thợ điêu khắc tài hoa

Điêu khắc gỗ – nghề vô cùng gần gũi, quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Phải có năng khiếu, lòng đam mê cùng sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi, người thợ mới có thể “chạm” đến sự thăng hoa trong từng tác phẩm và lan truyền cảm xúc đến người thưởng lãm, nghệ nhân Võ Văn Út là người như vậy.    
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động