Nỗ lực duy trì dòng chảy thương mại cho hàng hóa xuất khẩu

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
Hướng tới “xanh hóa” thương mại điện tử Tăng cường hợp tác xây dựng dữ liệu thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam Truy xuất nguồn gốc bằng QRCode: Minh bạch chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đó là nhấn mạnh của ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) với phóng viên Báo Công Thương.

Thưa ông, gần đây, số vụ việc điều tra pòng vệ thương mại (PVTM) có xu hướng gia tăng đang đặt ra những nguy cơ, rủi ro nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam?

Nỗ lực duy trì dòng chảy thương mại cho hàng hóa xuất khẩu
Ông Chu Thắng Trung

Năm 2022, tổng số các vụ việc điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Điều này phù hợp với thực tế kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng nhanh. Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 731 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 371 tỷ USD, tăng 10,6%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 360 tỷ USD, tăng 7,8%. Khi kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, nguy cơ xung đột lợi ích giữa hàng nhập khẩu với hàng hóa cùng loại được sản xuất tại nước nhập khẩu sẽ lớn hơn và khả năng châm ngòi cho các cuộc điều tra PVTM đối với hàng nhập khẩu sẽ cao hơn.

Việc bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM sẽ tác động tới xuất khẩu. Nếu các doanh nghiệp xử lý không tốt, hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ bị áp dụng thuế PVTM ở mức cao, làm giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu. Thông thường, khi một thị trường tiến hành điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của doanh nghiệp thì đó cũng là thị trường xuất khẩu lớn, thậm chí là thị trường xuất khẩu duy nhất của doanh nghiệp. Đặc biệt, bị áp dụng thuế PVTM ở mức cao đối với một doanh nghiệp có thể làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh, đe dọa sự phát triển của doanh nghiệp.

Ở cấp độ quốc gia, nếu nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong cùng một ngành bị áp dụng thuế PVTM ở mức cao, ngành sản xuất đó sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, có thể kéo theo những tác động kinh tế - xã hội tiêu cực đối với nhiều ngành sản xuất khác có liên quan cũng như đối với các địa phương có cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp.

: Điều tra PVTM là một hệ quả tất yếu khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
: Điều tra PVTM là một hệ quả tất yếu khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Trong bối cảnh hiện nay, để bảo vệ lợi ích cũng như duy trì dòng chảy thương mại cho hàng hóa xuất khẩu, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ nào đối với doanh nghiệp, ngành hàng thưa ông?

Thời gian qua, các đơn vị liên quan trong và ngoài bộ đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó đã chủ động rà soát, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về PVTM. Đặc biệt, công tác cảnh báo sớm là một trong các hoạt động trọng tâm của Cục PVTM. Cục đã thường xuyên theo dõi và cung cấp danh sách cảnh báo một số mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra PVTM, điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ. Trên thực tế, các hoạt động này đã đưa ra dự đoán tương đối chính xác, giúp các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất, xuất khẩu, chuẩn bị nguồn lực, xây dựng kế hoạch ứng phó hiệu quả trong nhiều vụ việc.

Bên cạnh việc đưa ra các cảnh báo xuất khẩu, công tác cảnh báo sớm còn bao gồm nhiều hoạt động được triển khai một cách đồng bộ và thường xuyên như: Đào tạo, nâng cao nhận thức, kiến thức về PVTM một cách tổng quát và chuyên sâu cho các đối tượng liên quan như: Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, hiệp hội, các cơ quan liên quan… Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin về PVTM để các doanh nghiệp, hiệp hội liên quan cập nhật kịp thời.

Các hoạt động này đã sớm được thiết kế một cách đa dạng, bài bản trong nhiều năm qua để các bên liên quan có thời gian thích nghi, xây dựng nền tảng nhận thức, kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, dần dần tiệm cận và hướng tới xử lý hiệu quả các vụ việc nước ngoài điều tra, áp dụng biện pháp PVTM, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM. Cục cũng tăng cường phổ biến các quan điểm nhất quán của Đảng và Chính phủ về việc kiên quyết đấu tranh, không tiếp tay cho các hành vi trốn thuế PVTM, gian lận xuất xứ của Việt Nam khi xuất khẩu.

Được biết, Cục PVTM đang đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về chính sách PVTM tới các doanh nghiệp, ngành hàng ở nhiều địa phương. Điều này đã có tác động thế nào?

Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp thông qua đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách PVTM đã đem lại những kết quả tích cực. Các doanh nghiệp đã hiểu hơn về công tác PVTM và cách thức xử lý khi trở thành đối tượng bị điều tra PVTM. Trong nhiều vụ việc, các doanh nghiệp Việt Nam nhờ kịp thời chuẩn bị nguồn lực đã thành công trong việc chứng minh không bán phá giá hay không nhận trợ cấp. Chính phủ Việt Nam trong nhiều vụ việc đã chứng minh không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế PVTM hoặc bị áp thuế ở mức thấp so với cáo buộc ban đầu hoặc so với các nước khác cùng bị áp thuế, góp phần giữ vững nhiều thị trường xuất khẩu.

Một số kết quả đạt được trong năm 2022 và đầu năm 2023 như: Australia chấm dứt điều tra chống bán phá giá với amoni nitrat; Hoa Kỳ sơ bộ kết luận Việt Nam không lẩn tránh thuế với thép dây không gỉ và tạm thời miễn thuế PVTM đối với pin mặt trời; Ấn Độ dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá với thép mạ hợp kim nhôm kẽm của Việt Nam; Australia chấm dứt thuế chống bán phá giá với nhôm định hình; Philippines không gia hạn biện pháp tự vệ với hạt nhựa HDPE và xi măng nhập khẩu của Việt Nam, đồng thời giảm thuế chống bán phá giá đối với xi măng so với lệnh áp thuế trước đó; Mexico đánh giá ngành thép Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường và giảm thuế chống bán phá giá với thép mạ trong kết luận cuối cùng so với kết luận sơ bộ trước đó.

Ông nhận định thế nào về các khó khăn, thách thức đặt ra đối với công tác PVTM và các hoạt động trọng tâm của Bộ Công Thương trong lĩnh vực này?

Có thể nói, việc hàng xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với nhiều cuộc điều tra PVTM là một hệ quả tất yếu khi doanh nghiệp tăng cường tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động. Các quy định, thực tiễn điều tra PVTM của các nước mặc dù được xây dựng theo những nguyên tắc chung nhưng cũng sẽ có những thay đổi, điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với tình hình thực tế. Điều này bắt buộc công tác xử lý các vụ việc điều tra PVTM không ngừng được cập nhật, nghiên cứu, rút kinh nghiệm để có những định hướng tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Những tháng cuối năm, Cục PVTM sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh đó, Cục sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống cảnh báo sớm để đưa ra những dự báo từ sớm, từ xa, giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong chuẩn bị nguồn lực, xây dựng kế hoạch ứng phó hiệu quả với các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài. Công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về PVTM cũng sẽ được tăng cường trên cơ sở phối hợp với các hiệp hội, địa phương nhằm nâng cao năng lực PVTM cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Cục PVTM sẽ tiếp tục triển khai thực thi pháp luật PVTM một cách công khai, minh bạch, công bằng; tiến hành điều tra các vụ việc PVTM mới khi có đề nghị của ngành sản xuất trong nước, rà soát các biện pháp PVTM đang có hiệu lực đối với hàng nhập khẩu. Nền tảng của công tác PVTM là các quy định pháp luật, cụ thể là Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định 10/2018/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn. Cục PVTM cũng sẽ tập trung rà soát các quy định pháp lý có liên quan để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển của thực tiễn nếu cần thiết.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: hàng hóa xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ sẽ được tổ chức vào ngày 13/11, tại TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn đại biểu của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ Khai mạc Hội chợ và Diễn đàn kinh tế quốc tế Hồng Kiều 2024.
Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Chiều 5/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á.
Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo quy định pháp luật về thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh", các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia cam kết mạnh mẽ giúp Việt Nam hướng tới phát triển xanh, bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục vinh dự được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Nền tảng MISA AMIS và MISA FinGov do Công ty Cổ phần MISA (MISA) phát triển đã được công nhận là sản phẩm mang Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Tỉnh Hải Dương có 4 doanh nghiệp với 7 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, trong tổng số 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Hà Nội nhân rộng mô hình

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động