Niên vụ 2022/23, ngành mía đường Việt Nam hoàn thành mục tiêu kép

Niên vụ 2022/23, ngành mía đường xuất sắc thực hiện mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía tương đương với các nước trong khu vực và giữ giá đường ở mức thấp nhất
Giá đường thế giới xuống thấp nhất trong ba năm qua Giá đường thế giới tiếp tục tăng do sản lượng đường ở Ấn Độ giảm và các hạn chế xuất khẩu Phòng vệ thương mại đường: Hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp và người trồng mía

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2022/23, kết hợp hội thảo nâng cao năng lực cạnh tranh mía đường Việt Nam diễn ra ngày 22/9/2023.

Niên vụ 2022/23, giá đường thế giới đã tăng 160%

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ngành mía đường Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn trong nhiều năm liền, theo đó từ tháng 2/2011 đến tháng 8/2019, giá đường đã giảm hơn 60% khiến cho ngành mía đường đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Niên vụ 2022/23, ngành mía đường Việt Nam đã xuất sắc thực hiện mục tiêu kép
Ngành mía đường Việt Nam đã xuất sắc thực hiện mục tiêu kép

Diện tích vùng nguyên liệu liên tục bị thu hẹp, sản lượng đường sản xuất trong nước suy giảm liên tục không những dưới tác động chung của giá đường thế giới thông qua các chính sách trợ cấp, trợ giá từ những quốc gia xuất khẩu mà còn chịu tác động trực tiếp từ đường giá rẻ nhập lậu qua biên giới có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan.

Tuy nhiên, bước sang niên vụ 2022/23 đã ghi nhận một số diễn biến tích cực cho ngành mía đường. Theo đó, kể từ mức giá thấp nhất được thiết lập vào vụ 2019/20 thì đến vụ 2022/23 mức giá đường thế giới đã tăng 160% làm giảm số lượng đường giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam từ đó cải thiện giá đường trong nước.

Bên cạnh đó, trước tác động tiêu cực của đường nhập khẩu bán phá giá và trợ cấp từ Thái Lan, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phòng vệ thương mại trong đó bao gồm “áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp” đối với một số sản phẩm đường mía có nguồn gốc từ Thái Lan” theo quyết định số 1578 của Bộ Công Thương năm 2021, áp dụng biện pháp “chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại” đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ 5 nước (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar) theo quyết định số 1514 của Bộ Công Thương năm 2022.

Ngoài ra còn kể đến tác động từ Hiệu ứng Elnino làm suy giảm nguồn cung đường trên thế giới, đặc biệt là hạn hán tại những nước xuất khẩu lớn như Ấn Độ từ đó giúp giữ ổn định đà hồi phục giá đường trên thế giới.

Trong tháng 6/2023, ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ ép mía 2022/23. Sản lượng lũy kế từ đầu vụ đã ép được 9,714,224 tấn mía sản xuất được 941,373 tấn đường các loại. So sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2021/22 sản lượng mía ép đạt 129% và sản lượng đường đạt 126%. So sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2020/21 sản lượng mía ép đạt 144% và sản lượng đường đạt 136%.

Sự tăng trưởng sản xuất trong hai vụ liên tiếp cho thấy ngành mía đường Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể dưới tác dụng của các biện pháp phòng vệ thương mại mà nhà nước Việt Nam đã áp dụng từ năm 2021.

Không những vậy, diễn biến giá đường Việt Nam so với các nước lân cận trong 6 tháng đầu năm cũng cho thấy giá đường Việt Nam luôn ở mức thấp nhất.

Như vậy, trong vụ ép 2022/23, ngành đường Việt Nam đã xuất sắc thực hiện mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía đến mức tương đương với các nước trong khu vực trong khi vẫn giữ giá đường ở mức thấp nhất.

Về vụ chế biến mía đường niên vụ 2023/24, dự kiến còn 25 nhà máy đường hoạt động, bằng số nhà máy hoạt động trong vụ 2022/23, với tổng công suất thiết kế là 122.200 tấn mía/ngày.

Theo báo cáo của các Nhà máy đường dự kiến còn hoạt động, kế hoạch sản xuất niên vụ 2023/24 sẽ có tăng trưởng so với vụ 2022/23 như sau: Diện tích mía thu hoạch (ha) 159,159 ha tăng 112%; Sản lượng mía chế biến 10,560,399 tấn tăng 109%; Sản lượng đường 1,026,719 tấn tăng 110%.

Vẫn tiếp tục phải đối phó với vấn nạn đường nhập lậu

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam – cho hay, niên vụ 2022/23 ngành mía đường Việt Nam cũng phải tiếp tục đối phó với vấn nạn đường nhập lậu.

Số liệu xuất khẩu đường của Thái Lan do Văn phòng Hội đồng Mía Đường Thái Lan (Office of the Cane and Sugar Board – OCSB Thái Lan) công bố cho thấy đường xuất khẩu từ Thái Lan đến Campuchia và Lào trong năm 2021 và 2022 đều tăng so với cùng kỳ.

Trong khi đó, số liệu xuất khẩu chính ngạch (có khai báo hải quan) từ hai quốc gia này vào Việt Nam không có biến động lớn. Như vậy, phần lớn lượng đường nhập khẩu thặng dư từ Thái Lan vào hai quốc gia này chính là nguồn gốc của các hoạt động nhập đường lậu đang diễn biến rất nghiêm trọng tại khu vực các tỉnh biên giới giữa Việt Nam với Campuchia và Lào, và bản chất đường nhập lậu vào Việt Nam chính là đường phá giá và trợ cấp xuất xứ từ Thái Lan.

Dựa trên các Dữ liệu chính thức của Tổng cục Hải quan Việt Nam và Ủy ban mía đường Thái Lan (OCSB), Hiệp hội ước tính lượng đường nhập lậu trong hai năm 2021 và 2022 lần lượt là 501,039 tấn và 816,544 tấn.

Các cơ quan chức năng đã có nhiều hoạt động để ngăn chặn hoạt động gian lận thương mại và rất nhiều hành vi gian lận thương mại đường nhập lậu đã được phát hiện tại hầu như tất cả các tỉnh thành trên cả nước.

Tuy nhiên tổng lượng đường của các vụ việc phát hiện chỉ chiếm chưa đến 5% lượng đường nhập lậu ước tính, và hầu hết các vụ việc phát hiện cho đến nay chỉ được xử lý hành chính và hầu như không có tác dụng răn đe khiến hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu bùng phát cuối từ tháng 12/2021 cho đến nay vẫn chưa giảm nhiệt.

Ước tính khoản thuế chống phá giá chống trợ cấp bị thất thu trong năm 2022 khoảng trên 4.000 tỷ đồng, và hoạt động phi pháp này đang đem lại lợi nhuận lớn cho một thiểu số các đối tượng đầu nậu và cá nhân liên quan và khiến cả một ngành công nông nghiệp chế biến lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận, trước đó, trong công văn số 52/CV-HHMĐ ngày 22/6/2023 gửi Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang – Trưởng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị một số biện pháp nâng cao hiệu quả chống buôn lậu và gian lận thương mại mặt hàng đường.

Theo đó, đề nghị tiêu hủy tất cả đường nhập lậu - đường đóng trong bao bì sản xuất tại Thái Lan nhưng không có chứng từ chứng minh nhập khẩu và nguồn gốc xuất xứ - bị tịch thu.

Chấm dứt việc đấu giá để tiếp tục lưu thông đường đóng trong bao bì sản xuất tại Thái Lan nhưng không có chứng từ chứng minh nhập khẩu và nguồn gốc xuất xứ.

Với dấu hiệu là đường nhập lậu có nguồn gốc Thái Lan, sau khi xử lý hành chính, tạm thu thuế nhập khẩu đối với đường có xuất xứ Thái Lan nhập lậu vào Việt Nam với mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp là 47,64% và thuế trị giá gia tăng 5% cho sản phẩm đường có dấu hiệu đường nhập lậu và không rõ nguồn gốc trong thời gian chờ điều tra với giá trị tính thuế đề xuất 500 USD/tấn, sau đó phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, pháp nhân liên quan về tội buôn lậu.

Với phương tiện vận chuyển đường lậu, tạm giữ phương tiện vận chuyển đường lậu và cho đến khi có kết quả điều tra. Đối với những đối tượng đã từng vi phạm kinh doanh đường nhập lậu trước đây và đã từng bị xử lý vi phạm hành chính, tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi có kết quả điều tra.

Định kỳ tổ chức đột xuất giám sát, kiểm tra chéo việc chấp hành quy định pháp luật đối với những đối tượng đã từng vi phạm kinh doanh đường nhập lậu trước đây và đã từng bị xử lý vi phạm hành chính, đề phòng trường hợp đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật. Cơ quan cấp trên tổ chức việc kiểm tra chéo không sử dụng lực lượng địa phương nhưng sử dụng lực lượng đặc nhiệm hoặc từ các địa phương khác để bảo đảm hiệu quả kiểm tra.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá đường hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khánh Hòa: Học cách nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản

Khánh Hòa: Học cách nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản

Đại diện cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người nông dân Khánh Hòa cùng thảo luận, hiến kế tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản.
Tỷ giá AUD hôm nay 16/11/2023: Tỷ giá đô la Úc VCB tăng mạnh, chợ đen đảo chiều

Tỷ giá AUD hôm nay 16/11/2023: Tỷ giá đô la Úc VCB tăng mạnh, chợ đen đảo chiều

Hôm nay 16/11/2023, tỷ giá AUD tại các ngân hàng biến động mạnh. Tỷ giá AUD tại Vietcombank tăng 289 đồng ở chiều bán, chợ đen đảo chiều giảm giá.
Bắc Giang: Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho trái cây có múi

Bắc Giang: Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho trái cây có múi

Tăng cường trồng theo hướng an toàn, VietGAP, đồng thời triển khai mạnh các giải pháp xúc tiến thương mại, cây có múi tại Bắc Giang đã đem lại giá trị cao.
Đại biểu Quốc hội: Cần giải pháp hữu hiệu chấm dứt các đợt giải cứu nông sản

Đại biểu Quốc hội: Cần giải pháp hữu hiệu chấm dứt các đợt giải cứu nông sản

Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng người dân một số tỉnh phía Nam đổ xô trồng cây sầu riêng có thể sẽ dẫn đến hậu quả phá vỡ quy hoạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Xúc tiến tiêu thụ nông sản: Bắt nhịp xu hướng mới

Xúc tiến tiêu thụ nông sản: Bắt nhịp xu hướng mới

Cục Xúc tiến thương mại đã và đang tổ chức các khoá tập huấn giúp hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông dân tiêu thụ nông sản trên nền tảng mạng xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển bền vững chính là điều kiện cần của gạo Việt

Phát triển bền vững chính là điều kiện cần của gạo Việt

Lộc Trời là doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Việc được nhận nguồn tín dụng từ Hà Lan – quốc gia mạnh về nông nghiệp sẽ giúp tăng chất cho gạo Việt.
Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản

Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản

Tiền Giang đã và đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh vào chuỗi bán lẻ, siêu thị nhằm tạo đầu ra ổn định.
Thanh Hóa: Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản để mở rộng thị trường

Thanh Hóa: Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản để mở rộng thị trường

Thanh Hóa đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho nhiều sản phẩm nông sản. Qua đó từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Bắc Ninh đẩy mạnh kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn

Bắc Ninh đẩy mạnh kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn

Ông Đào Trọng Đại - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Ninh - cho biết: Năm 2024 sẽ tổ chức 3 phiên chợ nông sản an toàn trên địa bàn.
Liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Việc liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và các doanh nghiệp tại Điện Biên đã giúp tạo nên chuỗi sản xuất – tiêu thụ bền vững, nâng cao giá trị cho nông sản.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam

Sáng 27/10, diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam.
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn

Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn

Vừa trực tiếp sản xuất, kinh doanh vừa là đối tượng thụ hưởng sản phẩm, phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn.
Điện Biên: Ứng dụng khoa học công nghệ nâng tầm giá trị nông sản

Điện Biên: Ứng dụng khoa học công nghệ nâng tầm giá trị nông sản

Không chỉ tạo cơ chế thuận lợi từ chính sách, tỉnh Điện Biên còn chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Nâng cao giá trị nông sản Yên Bái nhờ chỉ dẫn địa lý

Nâng cao giá trị nông sản Yên Bái nhờ chỉ dẫn địa lý

Với tiềm năng dồi dào từ các nguồn nông sản, việc được cấp chỉ dẫn địa lý đã và đang giúp nông sản Yên Bái nâng cao giá trị.
Giá cao su hôm nay ngày 24/10/2023: Giá cao su đang trên đà phục hồi

Giá cao su hôm nay ngày 24/10/2023: Giá cao su đang trên đà phục hồi

Đà phục hồi của giá cao su đến từ các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đang dần hồi phục và hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất cao su trong nước.
Phát triển bền vững, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Phát triển bền vững, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Là vùng cà phê Arabica lớn nhất cả nước, Sơn La đang tập trung nhiều giải pháp để phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho hạt cà phê.
Yên Bái: Xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

Yên Bái: Xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

Yên Bái có nhiều loại nông sản thế mạnh như quế, cam, chè, miến... Xây dựng vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ là giải pháp hiệu quả nâng cao giá trị nông sản.
Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long

Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long

Các doanh nghiệp, chủ thể sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực triển khai cải tiến bao bì, đa dạng hóa mẫu mã… để tăng sức hút cho sản phẩm OCOP.
Tiền Giang: Đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản

Tiền Giang: Đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản

Việc thu hút đầu tư chế biến sâu đã giúp nông sản của tỉnh Tiền Giang nâng cao giá trị.
Xây dựng vùng nguyên liệu cà phê, hồ tiêu bền vững

Xây dựng vùng nguyên liệu cà phê, hồ tiêu bền vững

Xây dựng các vùng nguyên liệu cà phê, hồ tiêu bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là giải pháp quan trọng để ổn định sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Giá hạt tiêu hôm nay 13/10/2023: Giá hạt tiêu trong nước giảm 1.000 đồng/kg

Giá hạt tiêu hôm nay 13/10/2023: Giá hạt tiêu trong nước giảm 1.000 đồng/kg

Đầu tháng 10/2023, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu tại Indonesia giảm; giá tại Brazil và Việt Nam ổn định. Trong nước, giá tiêu giảm 1.000đồng/kg.
Hà Giang: Trên 5.000ha chè Shan tuyết đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ

Hà Giang: Trên 5.000ha chè Shan tuyết đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ

Là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 3 cả nước (sau Lâm Đồng và Thái Nguyên), Hà Giang luôn xác định chè là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế.
Bắc Kạn: Hình thành vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ quả hồng không hạt

Bắc Kạn: Hình thành vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ quả hồng không hạt

Hồng không hạt là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Ba Bể (Bắc Kạn).
Hà Nội: Hơn 130 gian hàng tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2023

Hà Nội: Hơn 130 gian hàng tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2023

Tối 6/10, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2023 với sự tham gia của hơn 130 gian hàng.
Giải pháp nào thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn?

Giải pháp nào thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn?

Để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu chúng ta phải hình thành các chuỗi cung ứng nông sản và có sự liên kết chặt chẽ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động