Nhuyễn thể được xuất khẩu tới 42 nước, thu về cả trăm triệu USD
Xuất nhập khẩu Thứ năm, 07/04/2022 - 09:34 Theo dõi Congthuong.vn trên
Việt Nam có khá nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển các loài nhuyễn thể nuôi như: ngao, sò, hàu, tu hài, ốc hương, vẹm xanh, trai ngọc, điệp quạt, ốc nhảy...
Đó là tiềm năng tự nhiên với 3.200 km bờ biển, 112 cửa sông, 660.000 ha bãi triều với 2.200 loài động vật thân mềm. Người dân có kinh nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Bên cạnh đó, kỹ thuật nuôi động vật thân mềm đơn giản, chi phí sản xuất thấp…
![]() |
Phát biểu tại “Diễn đàn phát triển ngành nhuyễn thể bền vững” chiều ngày 6/4, ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thuỷ sản (Tổng cục Thuỷ sản) cho biết, đến nay, nhuyễn thể của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 42 nước với các thị trường chính gồm: EU, Bắc Mỹ, Mỹ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nghêu, sò, ốc, điệp.
“Có 3 nhà máy chế biến nhuyễn thể xuất khẩu được trang bị công nghệ và thiết bị hiện đại tại Công ty Cổ phần XNK thuỷ sản Thanh Hoá, Công ty Cổ phần Thuỷ sản Bến Tre và Công ty TNHH Thuỷ sản Lenger Việt Nam (Nam Định)”, ông Khôi thông tin thêm.
Về con số xuất khẩu cụ thể, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết: năm 2021, xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam đạt 141,6 triệu USD, tăng 35% so với năm 2020. Trong đó, ngao là sản phẩm chủ lực, chiếm 73% với gần 103 triệu USD, tiếp đến là sản phẩm sò điệp, hàu...
Các thị trường nhập khẩu chính nhuyễn thể 2 mảnh vỏ là: EU (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy), Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Để đạt trị giá xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trên 141 triệu USD, trong những năm qua, các tỉnh, thành phố ven biển đã đẩy mạnh tổ chức sản xuất, phát triển nuôi các loài nhuyễn thể.
Ở miền Bắc, Nam Định là tỉnh đứng thứ 2 về diện tích nuôi ngao (sau tỉnh Thái Bình). Theo đó, ngao đã trở thành đối tượng chủ lực trong phát triển kinh tế biển với 2 vùng nuôi hàng hóa tập trung tại huyện Giao Thủy (khoảng 1.800 ha) và Nghĩa Hưng (500 ha).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Hà Lan Anh cho biết: năm 2021, các vùng nuôi ngao thương phẩm của Nam Định phát triển ổn định, với diện tích nuôi là 2.350 ha, sản lượng ngao đạt 43.234 tấn, tăng 4,42% so với năm 2020.
Xuất khẩu tươi sống tiểu ngạch và xuất cho các nhà máy chế biến xuất khẩu gần 70% sản lượng, tiêu thụ tại các siêu thị và thị trường trong nước chiếm khoảng 30%.
Đáng chú ý, "Vùng nuôi liên kết Lerger Farm" 500 ha của các cơ sở nuôi ngao ở xã Nam Điền - huyện Nghĩa Hưng liên kết với Công ty Lenger đã được chứng nhận nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC và ASC/CoC đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới.
“Chứng nhận nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC và ASC/CoC được ví như "Visa Vip" để các sản phẩm ngao của Nam Định đi vào nhiều thị trường trên thế giới, nhất là châu Âu, Nhật Bản và hệ thống siêu thị cao cấp tại Trung Quốc, mang lại giá trị cao từ 2 đến 3 lần”, bà Lan Anh nhấn mạnh.
Bên cạnh các kết quả đạt được, phát triển ngành nuôi nhuyễn thể của Việt Nam cũng đang tồn tại không ít hạn chế. Ông Khôi nêu rõ: hiện trạng sản xuất manh mún; nguồn giống tự nhiên thiếu sự quản lý, khai thác hợp lý; chưa có chính sách hỗ trợ riêng cho nuôi nhuyễn thể…
Giải pháp được Tổng cục Thuỷ sản đưa ra trong thời gian tới là tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất giống và nuôi nhuyễn thể; xây dựng chính sách hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp tham gia xây dựng chuỗi liên kết, đầu tư vào ngành hàng nhuyễn thể; tăng cường chuỗi liên kết nuôi và tiêu thụ ngao theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững…
“Ở góc độ thị trường, bên cạnh đẩy mạnh tiêu thụ trong nước sẽ giữ vững cơ cấu các thị trường xuất khẩu nhuyễn thể truyền thống và mở rộng thị trường khác; chủ động các hoạt động xúc tiến thương mại và thúc đẩy hội nhập với khu vực ASEAN và với Tổ chức Thương mại Thế giới nhằm tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu”, ông Khôi nói.
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2021, diện tích nhuyễn thể đạt trên 35.000 ha, sản lượng 471.000 tấn. Trong đó, diện tích và sản lượng nuôi ngao chiếm khoảng 50%. Cụ thể, năm 2021, diện tích nuôi trên 17.000 ha, sản lượng trên 236.000 tấn. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xuất khẩu hồ tiêu đối mặt khó khăn

Xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng mạnh, xuất siêu 10,3 tỷ USD

Ngành Công Thương phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng 8%

Bộ Công Thương xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2021

Thanh long Việt Nam tràn đầy cơ hội xuất khẩu
Tin cùng chuyên mục

Tôm, cá tra nằm trong top 10 thủy sản tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ

Ùn tắc được giải quyết, giao thương qua cửa khẩu biên giới phía Bắc dần trở lại bình thường

Xuất khẩu vào Nhật Bản: Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

EU sửa đổi loạt quy định về thực phẩm nhập khẩu

Kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Latvia

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giảm tốc trong nửa đầu tháng 5

21 khuyến nghị giúp giảm ùn tắc tại cảng Cát Lái

FSIS công nhận 19 nhà máy chế biến cá tra được xuất khẩu vào Mỹ

Xuất khẩu thanh long vào Australia và New Zealand: Khai thác cơ hội mới

Hiệp định RCEP tạo “đường bay thẳng” cho xuất khẩu điều

Xuất khẩu vải thiều kỳ vọng tăng trưởng ở những thị trường khó tính

Xuất nhập khẩu duy trì đà tăng hai con số

Hơn 11.200 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Luân II từ khi thông quan quan trở lại

Thêm 2 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Liên minh kinh tế Á - Âu

Xuất khẩu tôm sú sang thị trường Bắc Âu: Tiềm năng lớn

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản tại thị trường Hoa Kỳ?

Xuất nhập khẩu hàng hóa diễn biến như thế nào những tháng cuối năm?

Nhiều dư địa cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Hoa Kỳ

Thị trường Nhật Bản tăng nhập khẩu trái chuối từ Việt Nam
