Những yếu tố chính áp lực lên lạm phát thời gian tới

Mặc dù được kiểm soát khá tốt trong 4 tháng đầu năm, nhưng dự báo áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và cả năm 2023 vẫn rất lớn.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 3 nhóm yếu tố chính gây áp lực lên lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm: Thứ nhất, lạm phát chuỗi cung ứng, đây là nhóm yếu tố tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong thời gian tới. Bởi kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ 37% chi phí nguyên, vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên, vật liệu của toàn nền kinh tế; tỷ lệ này trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế) chiếm 50,98%.

Những yếu tố chính áp lực lên lạm phát thời gian tới
Ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Liên quan đến yếu tố này, ông Nguyễn Bích Lâm phân tích, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch gây ra chưa được khắc phục thì khủng hoảng Nga - Ukraine kéo theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga được mô tả là “mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu” đối với nhiều quốc gia càng làm trầm trọng hơn tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguồn cung của nền kinh tế, là một trong những nguyên nhân chính làm giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng cao.

Sản lượng sản xuất và thị phần xuất khẩu một số mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng (như: xăng dầu, khí đốt, lúa mì, nhôm, ngô, phân bón…) của Nga và Ukraine rất lớn, vì vậy nếu căng thẳng kéo dài sẽ gây khó khăn về nguồn cung các loại nguyên, nhiên vật liệu này trong thời gian tới, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế và gia tăng áp lực lạm phát đối với các quốc gia.

Nguy cơ mới có thể hiện hữu và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với áp lực gia tăng lạm phát và suy giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam khi Trung Quốc theo đuổi chính sách Zero-Covid, làm gián đoạn hoạt động thương mại Việt Nam - Trung Quốc.

Điều này dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng, khan hiếm nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất, tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế và giá cả hàng hóa sẽ càng bị đẩy lên cao” – ông Nguyễn Bích Lâm thông tin.

Thứ hai, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao. Đại dịch và khủng hoảng Nga - Ukraine đã đẩy giá nguyên, nhiên vật liệu và lạm phát thế giới tăng cao, lập kỷ lục trong mấy thập kỷ gần đây. Tháng 4 năm 2022, lạm phát của Mỹ tăng 8,3%- mức cao nhất kể từ năm 1981; lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng ở mức cao kỷ lục 7,5%, hiện nay có 1/3 các nước thuộc EU có mức lạm phát từ 10% trở lên và nhiều khả năng còn tiếp tục tăng cao.

Đối với nước ta, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, chiếm 1,5% trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình, sử dụng tại hầu hết các ngành, lĩnh vực nên biến động giá xăng dầu sẽ tác động mạnh đến giá sản xuất và giá tiêu dùng.

Khi giá xăng dầu trong nước tăng 10% sẽ làm cho lạm phát tăng 0,36%. Đặc biệt, xăng dầu sản xuất trong nước chỉ chiếm từ 70 - 75% tổng nguồn cung xăng dầu cả nước; sản xuất xăng dầu trong nước phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu dầu thô, biến động giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào biến động giá xăng dầu thế giới.

“Với kinh tế Việt Nam, xăng dầu có tác động sâu, rộng tới các ngành và lĩnh vực, dự báo trong năm 2022 giá xăng dầu tăng và đứng ở mức cao sẽ gây nên áp lực lạm phát và tạo mặt bằng giá mới cao hơn của nền kinh tế” – ông Nguyễn Bích Lâm cho biết thêm.

Ngoài ra, giá nguyên vật liệu, kim loại công nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giá lương thực thế giới tăng cao, vượt dự báo của nhiều tổ chức tài chính và kinh doanh hàng hóa quốc tế. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu.

“Kinh tế Việt Nam có đặc điểm, khi giá nguyên, vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế, do đó rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam như: Mỹ, EU, Hàn Quốc... đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại” – ông Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, thực hiện giãn cách xã hội, đóng cửa một số lĩnh vực tại địa phương do ảnh hưởng của đại dịch trong năm 2021 nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh đã gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động, tạo áp lực rất lớn đối với khu vực doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong nỗ lực khôi phục hoạt động sản xuất trở lại bình thường.

Những yếu tố chính áp lực lên lạm phát thời gian tới
Nhiều yếu tố áp lực lên lạm phát những tháng cuối năm 2022

Để có đủ lao động, doanh nghiệp và hộ kinh doanh phải trả lương cao hơn, tăng chi phí đào tạo và tuyển dụng, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm. Nếu không khẩn trương thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người lao động và tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, thiếu hụt lao động sẽ đẩy giá cả tăng cao. Đây cũng là yếu tố gây áp lực lạm phát của nền kinh tế trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Thứ ba, tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng. Chính phủ đang chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện trong hai năm 2022 - 2023 Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350 nghìn tỷ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch là áp lực lớn lên lạm phát trong năm 2022 và 2023.

Căn cứ vào các yếu tố trên, ông Nguyễn Bích Lâm dự báo, lạm phát của Việt Nam năm 2022 dự kiến nằm trong khoảng 4 - 4,5% và năm 2023, có thể nằm trong khoảng từ 5-5,5%.

Trên cơ sở đó, để thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát, ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp, cụ thể. Trong đó, về phía Chính phủ, cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Những yếu tố chính áp lực lên lạm phát thời gian tới?
Cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng hoá nguồn cung, tránh phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực

Về phía các bộ, ngành: Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, các nước thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga làm trầm trọng thêm thiếu hụt nguồn cung, cần đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên, vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực. Bộ Công Thương chủ trì, cùng với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm nguồn cung và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Mặt khác, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính tiếp tục minh bạch và đơn giản hóa quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước và quốc tế, giữ khả năng cạnh tranh và thị phần của hàng hoá Việt trên thị trường thế giới.

Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện có hành vi đầu cơ, tích trữ, thao túng giá. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong dài hạn cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất các mặt hàng này, chủ động nguồn nguyên, vật liệu, tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hòa chính sách tài khóa và tiền tệ. Sử dụng chính sách tiền tệ đúng liều lượng, hợp lý, không quá chú trọng vào chính sách tiền tệ để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, vì hỗ trợ tín dụng và hạ lãi suất cho vay dẫn tới gia tăng lạm phát và rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp, cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn, cần có giải pháp nhập khẩu kịp thời nguyên, nhiên, vật liệu, cắt giảm chi phí sản xuất; đối với các mặt hàng thiếu hụt dài hạn, cần chủ động tìm kiếm nguồn hàng và đối tác cung ứng thay thế…

Ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Với kinh tế Việt Nam, xăng dầu có tác động sâu, rộng tới các ngành và lĩnh vực. Dự báo trong năm 2022, giá xăng dầu tăng và đứng ở mức cao sẽ gây áp lực lạm phát và tạo mặt bằng giá mới cao hơn của nền kinh tế.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PVcomBank: Bứt phá chuyển đổi số, thu hút triệu khách hàng mới

PVcomBank: Bứt phá chuyển đổi số, thu hút triệu khách hàng mới

Với chiến lược số hóa toàn diện và bài bản, PVcomBank ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ ngân hàng số Việt Nam, thu hút gần 1 triệu khách hàng mới trong năm 2024.
VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

Ngày 18/4/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025.
Giá vàng đạt 120 triệu đồng/lượng: Nên để tiền vào đâu?

Giá vàng đạt 120 triệu đồng/lượng: Nên để tiền vào đâu?

Giá vàng đã đạt mốc cao kỷ lục mọi thời đại 120 triệu đồng/lượng khiến nhà đầu tư cân nhắc nên để tiền vào đâu để tối ưu hóa lợi nhuận.
Luật hóa để làm tan cục ‘máu đông’ nợ xấu

Luật hóa để làm tan cục ‘máu đông’ nợ xấu

Việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 được xem là liều thuốc mạnh làm tan cục “máu đông” nợ xấu, khai thông huyết mạnh nền kinh tế.
Nhiều địa phương tăng thu, ngành thuế tiếp tục 9 nhiệm vụ

Nhiều địa phương tăng thu, ngành thuế tiếp tục 9 nhiệm vụ

Quý II/2025, ngành thuế sẽ triển khai đồng bộ 9 nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách.

Tin cùng chuyên mục

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, số người giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm 2024.
VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

VPBank ưu đãi 20% cho chủ thẻ tín dụng tại hơn 40 cửa hàng ở phố Trung Hòa (Hà Nội) và Phan Xích Long (TP.HCM) trong chương trình “Con đường ưu đãi”
Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Dòng vốn sẽ không tự nhiên ào ào chảy đến khi Việt Nam tuyên bố thành lập trung tâm tài chính quốc tế. Để các nhà đầu tư rót vốn, rất nhiều việc cần làm.
Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản hợp nhất đến cuối năm 2025 tăng 23% lên hơn 1,13 triệu tỷ đồng, trở thành ngân hàng tiếp theo ghi danh vào câu lạc bộ “triệu tỷ
Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Theo các chuyên gia, khi có trung tâm tài chính, ngân hàng Việt phải đối diện với sự cạnh tranh rất lớn, và có khả năng thua ngay trên sân nhà.
Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để

Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại

Báo cáo thường niên FDI bên cạnh chỉ rõ cơ hội và thách thức toàn cầu trong thu hút FDI, cũng đưa ra gợi ý quan trọng để Việt Nam "nâng chất" dòng vốn ngoại.
TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

TPBank Premier Banking thu hút giới tinh hoa nhờ công nghệ hiện đại và chiến lược cá nhân hóa, mang đến đặc quyền trải nghiệm riêng biệt cho khách hàng ưu tiên.
15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

Theo Ngân hàng Nhà nước, có 15 ngân hàng tham gia chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; mở rộng khách hàng vay vốn.
23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Chiều ngày 15/4/2025, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức lễ trao Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024, đồng thời chính thức phát động mùa giải năm 2025.
Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Lợi dụng giá trị nhân văn của bảo hiểm, không ít người đã làm giả hồ sơ hòng trục lợi, gây tổn hại đến ngành bảo hiểm và người tiêu dùng chân chính.
Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đạt những bước tiến mạnh mẽ, nhưng cũng đối diện thách thức lớn về an ninh mạng, thiếu hụt nhân lực và hoàn thiện khung pháp lý.
Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

Tỷ giá USD và nhiều ngoại tệ mạnh như: Euro, Yên Nhật tiếp tục tăng so với đồng Việt Nam, tuy nhiên, diễn biến thị trường vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng

Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng

Năm 2024, doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước đó.
BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm - Kết nối triệu hành trình

BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm - Kết nối triệu hành trình

BIDV chính thức ra mắt bộ đôi thẻ phiên bản đặc biệt và chương trình ưu đãi “68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình”
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24

Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giới thiệu Apple Pay đến với chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24 (chủ thẻ Vietcombank NAPAS) tại Việt Nam.
Thủ tục hành chính ngân hàng: Cắt giảm 30%, số hóa 100%

Thủ tục hành chính ngân hàng: Cắt giảm 30%, số hóa 100%

Ngân hàng Nhà nước mạnh tay cắt giảm 30% thủ tục hành chính, đưa 100% quy trình lên online, mở lối thông suốt cho doanh nghiệp bước vào thời kỳ số hóa.
Người không có lương hưu nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7

Người không có lương hưu nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7

Từ 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người không đủ điều kiện hưởng lương hưu và đủ tuổi nhận trợ cấp hưu trí sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Giải pháp để Việt Nam

Giải pháp để Việt Nam 'ghi điểm' với nhà đầu tư nước ngoài

Bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, nhà đầu tư ngoại thể hiện sự thận trọng trong quyết định. Việt Nam cần triển khai các giải pháp để tăng sức hút với FDI.
Hơn 31.000 tỷ đồng hoàn thuế VAT quý I/2025

Hơn 31.000 tỷ đồng hoàn thuế VAT quý I/2025

3 tháng đầu năm 2025, cơ quan thuế đã ban hành 3.911 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền là 31.128 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ 2024.
Trung Quốc mở cửa thị trường ETF cho công ty phương Tây?

Trung Quốc mở cửa thị trường ETF cho công ty phương Tây?

Trung Quốc đang xem xét cho phép các công ty phương Tây hoạt động như các nhà tạo lập thị trường trong lĩnh vực quỹ hoán đổi danh mục (ETF).
Mobile VerionPhiên bản di động