Những “trái ngọt” đầu tiên từ EVFTA

Sau 2 tháng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, các cơ hội xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu được hiện thực hóa, mang lại những lợi ích đầu tiên cho doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều mặt hàng xuất sang thị trường này đã tăng mạnh cả kim ngạch và giá thành.
Thực thi Hiệp định EVFTA - cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt EVFTA đang được khai thác hiệu quả Doanh nghiệp đang khai thác hiệu quả lợi thế của EVFTA

Gần 1 tỷ USD hàng Việt Nam đã được EU giảm thuế

Hiệp định EVFTA đi vào thực thi từ 1/8/2020 đã mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, việc thực thi Hiệp định EVFTA mang lại ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế.

4038-xkkk
Tôm là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu sang EU tăng mạnh kể từ khi EVFTA có hiệu lực

Ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam – đánh giá, sau 2 tháng thực hiện EVFTA, kết quả bước đầu đạt được khá tích cực. Việt Nam là một trong những quốc gia đảm bảo mức tăng trưởng về xuất khẩu trong một số lĩnh vực rất ấn tượng dù thương mại toàn cầu đang bị xáo trộn và gián đoạn. Mức tăng trưởng ở đây không phải so với cùng kỳ năm 2019 mà là trong hoàn cảnh dịch Covid-19, với việc thành công trong chống dịch, tăng trưởng về xuất khẩu của Việt Nam chính là điểm sáng cả thế giới. Đáng kể nhất là nhiều mặt hàng nông sản có mức tăng trưởng xuất khẩu đầy lạc quan, ngay sau khi EVFTA có hiệu lực.

Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến ngày 12/10, các tổ chức được ủy quyền đã cấp khoảng 23.800 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch khoảng 963 triệu USD đi 28 nước EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho trên 660 lô hàng với trị giá khoảng 2 triệu USD.

Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 gồm giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan,... Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi. Tiêu biểu như giày dép có giá trị được cấp C/O sau 2 tháng (tháng 8 và 9) đạt gần 391 triệu USD; thủy sản đạt hơn 183 triệu USD, nhựa và sản phẩm nhựa đạt hơn 49 triệu USD, sản phẩm dệt may đạt hơn 27 triệu USD,...

So với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác của Việt Nam mới có hiệu lực và đi vào thực thi trong thời gian gần đây như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA giữa ASEAN và Hongkong, Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Cuba… thì số lượng C/O mẫu EUR.1 cấp trong thời gian đầu Hiệp định EVFTA có hiệu lực lớn hơn nhiều. Tỷ lệ sử dụng C/O mẫu EUR.1 trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2020 đạt 8,64% và tăng lên 14,65% vào cuối tháng 9/2020.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - đánh giá: EVFTA có hiệu lực đã có tác động rất kịp thời, giúp cho các doanh Việt Nam tìm được đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt trong bối cảnh năm 2020 chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19.

Hiện các mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định là nông sản, sau 1 tháng triển khai cho thấy kim ngạch và giá thành nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU tăng mạnh. Cụ thể, trong tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7/2020. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200 USD/tấn. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang EU trong tháng 8/2020 ước đạt 14,7 triệu USD, tăng 25,2% so với tháng trước. Xuất khẩu thủy sản cũng ước tính tăng 10% so với tháng 7/2020.

Hiểu các cam kết để khai thác EVFTA hiệu quả

Mặc dù những kết quả ban đầu là tương đối khả quan, nhất là trong bối cảnh thị trường vẫn còn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, Hiệp định vẫn còn rất mới mẻ với đa số doanh nghiệp. Bởi EVFTA là FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao điển hình. Đây là hiệp định đầu tiên với đối tác chưa từng có FTA với Việt Nam trước đây, đối tác có nguồn công nghệ hàng đầu thế giới và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, thị trường có sức mua lớn thứ 2 thế giới và các nhà đầu tư FDI lớn nhất thế giới. Vì vậy, EU có những quy định rất khắt khe. Ông Tô Hoài Nam cho rằng, muốn khai thác, tận dụng hiệu quả EVFTA, chúng ta phải bình tĩnh, không nên quá vội vàng mà buộc doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường, chuẩn bị cặn kẽ các nguồn lực, sản xuất các hàng hóa chất lượng. Đặc biệt, cần quan tâm đến quy tắc xuất xứ, lao động, an toàn, môi trường, văn hóa tiêu dùng của EU. “Muốn “mang chuông đi đánh xứ người” thành công trước hết chúng ta phải tự tin về sản phẩm của mình, không nên đánh mất thương hiệu, gây tổn hại đến ngành sản xuất trong nước” - ông Tô Hoài Nam nhấn mạnh.

Cùng chung quan điểm, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) – cũng cho rằng, dưới tác động của dịch, đang có xu hướng chuyển dịch sản xuất và chuỗi giá trị, tránh “bỏ trứng vào một giỏ” và EVFTA là công cụ giúp Việt Nam có lợi thế trong xu hướng chuyển dịch này. Vì vậy, trong lâu dài, để hiện thực hóa cơ hội lớn mà EVFTA mang lại, các doanh nghiệp cần hiểu biết chính xác, đầy đủ về các cam kết EVFTA. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể hành động, chuẩn bị, tận dụng các cam kết một cách phù hợp.

Tuy nhiên, nếu một mình doanh nghiệp thì sẽ không “đủ sức” để đáp ứng được yêu cầu từ phía EU, mà đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền sâu rộng và các quy định về kỹ thuật cho doanh nghiệp để họ nắm được.

Với vai trò đầu mối thực hiện Kế hoạch hành động thực thi Hiệp định, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực, chủ động triển khai các chương trình, hoạt động, nhanh chóng giúp các ngành sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng Hiệp định EVFTA một cách hiệu quả. Các hội nghị, hội thảo khác cũng nhằm cung cấp, phổ biến thông tin và hướng dẫn thực thi các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA.

Cụ thể như: Hội thảo trực truyến về EVFTA, với chủ đề “Cơ hội nào dành cho các doanh nghiệp Pháp) diễn ra ngày 8/7/2020, tại Hà Nội. Hội nghị liên Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA” ngày 30/6/2020 tại TP. Hồ Chí Minh. Hội nghị trực tuyến “Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA” ngày 5/6/2020 tại Hà Nội. Cùng với đó là các cuộc hội thảo, diễn đàn trực tuyến về FVFTA trong bối cảnh dịch Covid-19.

Ngoài ra, để đổi mới phương pháp tuyên truyền trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã và đang triển khai Chương trình tập huấn trực tuyến về các cam kết trong Hiệp định EVFTA, tập trung vào các cam kết về dịch vụ - đầu tư, thuế, quy tắc xuất xứ, phát triển bền vững, quyền sở hữu trí tuệ. Chương trình tập huấn bao gồm các video clip hướng dẫn và các buổi trao đổi trực tuyến (livestream) giữa người tham gia và các chuyên gia của Bộ Công Thương và Đoàn đàm phán Chính phủ. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ triển khai các khóa tập huấn trực tuyến về sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững (lao động – môi trường). Bộ Công Thương đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Đại sứ quán Australia xây dựng cổng thông tin về FTA của Việt Nam (FTA Portal), trước mắt cung cấp cam kết của Hiệp định CPTPP và EVFTA trong các lĩnh vực thuế quan, quy tắc xuất xứ và dịch vụ đầu tư, thông tin thị trường. Đây là một kênh thông tin hữu ích cho doanh nghiệp đọc hiểu và vận dụng cam kết.

Bộ Công Thương tiếp tục vận hành chuyên trang thông tin điện tử về Hiệp định EVFTA tại địa chỉ: http://evfta.moit.gov.vn/; và tiếp nhận và xử lý nhiều vướng mắc thực tiễn mà các doanh nghiệp gặp phải cũng như cung cấp thông tin giải thích liên quan đến các cam kết trong hiệp định.
Thu Phương - Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin mới nhất

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Những hy vọng, hạnh phúc đang dần trở lại nơi khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông, với đóng góp không nhỏ từ những 'người Dầu khí'.
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động