Cánh cửa rộng mở cho xuất khẩu cà phê năm 2024 chinh phục đỉnh cao mới Năm 2024: Quy định mức xử phạt đối với xe không gương Ba kịch bản cho giá dầu năm 2024 trước căng thẳng Biển Đỏ |
Stratfor, một đơn vị tình báo địa chính trị hàng đầu thế giới mới đây đã đưa ra báo cáo về những triển vọng và tác động chính đối với các xu hướng địa chính trị và ảnh hưởng tới toàn thế giới.
Năm 2024, một nửa thế giới sẽ tham gia các cuộc bầu cử, trong đó khoảng 30 quốc gia sẽ bầu tổng thống, với những cuộc bỏ phiếu có khả năng định hình diện mạo thế giới.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Mặc dù cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11/2024 sẽ không dẫn đến sự thay đổi chính quyền trong năm 2024, nhưng phần còn lại của thế giới sẽ bắt đầu cân nhắc về tác động mà chiến thắng của ông Donald Trump có thể mang lại từ một thời gian dài trước cuộc bỏ phiếu. Tổng thống Joe Biden nhiều khả năng sẽ mở rộng sự ảnh hưởng để thu hút các cử tri ôn hòa thông qua các biện pháp mới nhằm hỗ trợ đầu tư dầu khí và mở rộng xây dựng bức tường dọc biên giới với Mexico. Bên cạnh đó, Nhà Trắng được cho sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua kế hoạch viện trợ cho Ukraine.
Cựu Tổng thống Donald Trump (trái) và Tổng thống Joe Biden |
Theo giới chuyên gia, chiến thắng của ông Biden trong cuộc bầu cử sẽ dẫn tới sự tiếp nối trong chính sách đối ngoại sau năm 2024, thì chiến thắng của ông Trump có thể sẽ chứng kiến những nỗ lực mới của Mỹ nhằm thoát khỏi một số vấn đề quốc tế, bao gồm cả khả năng Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris và chấm dứt hầu hết sự ủng hộ dành cho Ukraine. Trong khi đó, Nga sẽ coi nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump là một cách khả thi để chấm dứt chiến sự ở Ukraine theo những điều kiện có lợi cho Moscow.
Cuộc bầu cử nhiều khả năng sẽ định đoạt chính sách đối ngoại của Mỹ trong ít nhất 4 năm tới, bởi ông Trump là người có xu hướng từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu của Washington, ưu tiên củng cố lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Biden có quan điểm chính trị truyền thống hơn và muốn tăng cường ảnh hưởng của Mỹ cũng như các đồng minh, đối tác trên toàn cầu.
Israel kiểm soát Dải Gaza
Theo Stratfor, Israel sẽ kiểm soát Dải Gaza, đồng thời đối mặt với tình trạng nổi dậy, bất ổn trong khu vực, trở ngại ngoại giao và bất ổn chính trị trong nước. Đồng thời, Israel cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một đối tác dân sự có thể quản lý Dải Gaza, trong khi Chính quyền Palestine sẽ yêu cầu khởi động lại các cuộc đàm phán về giải pháp hai nhà nước mà chính phủ cực hữu hiện tại của Israel không có thẩm quyền thực hiện.
Cuộc xung đột Israel-Hamas vẫn rất căng thẳng |
Ngoài ra, tàn quân của lực lượng Hamas nhiều khả năng sẽ thực hiện các cuộc tấn công vào lực lượng Israel trong suốt năm 2024 ở Dải Gaza, trong khi ở Bờ Tây, bạo lực sẽ tiếp diễn và thậm chí có thể leo thang khi Hamas chuyển sang hoạt động ở đó, cũng như sang Liban và Syria. Israel cũng sẽ phải đối mặt với sự quấy rối do Hamas đứng đầu ở biên giới phía Bắc, từ phía Liban và Syria.
Theo số liệu mới nhất của cơ quan y tế tại Dải Gaza, ít nhất 24.448 người Palestine, khoảng 70% trong đó là phụ nữ, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, đã thiệt mạng trong các cuộc không kích và tấn công trên bộ của Israel nhằm vào vùng lãnh thổ này kể từ sau khi lực lượng Hamas đột kích bất ngờ vào Israel ngày 7/10/2023 khiến khoảng 1.140 người thiệt mạng.
Ảnh hưởng từ kinh tế Trung Quốc
“Nền kinh tế Trung Quốc được cho sẽ giảm tốc vào năm 2024, nhưng chưa đến mức gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Điều này có nghĩa là tác động đối với các nền kinh tế mới nổi sẽ ở mức có thể kiểm soát được”, Stratfor nhận định.
Triển vọng năm 2024 của Trung Quốc có nhiều rủi ro hơn bình thường, nhưng các nhà chức trách sẽ có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 4-5%, tránh được tình trạng bất ổn tài chính trên diện rộng. Nếu tăng trưởng kinh tế có nguy cơ giảm xuống dưới 4%, thì Bắc Kinh sẽ tăng cường cung cấp hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế.
Các nhà chức trách Bắc Kinh có thể sẽ dựa vào sự kết hợp giữa mở rộng chính sách tiền tệ và tài chính, đồng thời tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ tiêu dùng thay vì đầu tư. Sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc sẽ tác động đến cả các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, nhưng tác động này là không đáng kể.
Chiến sự ở Ukraine chưa có hồi kết
Sự hỗ trợ vật chất và tài chính của phương Tây cho các nỗ lực trên chiến trường của Ukraine sẽ giảm do những hạn chế về nguồn lực và chính trị trong bối cảnh chiến sự có lẽ sẽ còn bế tắc cho đến hết năm 2024, nhưng một lệnh ngừng bắn giữa Moscow và Kiev, hay thậm chí là các cuộc đàm phán thực chất, khó có thể xảy ra.
Chiến sự Nga-Ukraine vẫn diễn ra căng thẳng |
Hai bên đều khó có thể giành được thắng lợi lớn trên chiến trường trong năm 2024 do những hạn chế về nguồn lực và nhân lực trong bối cảnh việc cố thủ dọc tiền tuyến ngày càng được tăng cường, khiến các bên không thể tích lũy đủ lực lượng để đạt được bước đột phá đáng kể.
Đồng thời, quân đội Nga sẽ tiếp tục nỗ lực bao vây các thành trì của Ukraine dọc theo tiền tuyến. Trong khi đó, Ukraine cố gắng đạt được những “thắng lợi chiến thuật” để thuyết phục phương Tây rằng việc có đủ nguồn cung vũ khí sẽ cho phép họ tiếp tục giành lợi thế.
Cuộc bầu cử ở Ấn Độ
Tại Ấn Độ, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi sẽ tập trung vào các chính sách phát triển kinh tế và phúc lợi để đảm bảo khả năng tái đắc cử trong cuộc tổng tuyển cử tháng 4 và tháng 5 tới, nhưng nguy cơ bạo lực giữa các cộng đồng sẽ gia tăng trước và sau cuộc bầu cử.
Đảng Bharatiya Janata (BJP) của Thủ tướng Modi được dự đoán có khả năng giành chiến thắng, do mức độ ủng hộ của đảng này vẫn cao. Những người đứng về phía ông nói rằng ông là người đã có công rất lớn nâng cao vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi |
Chiến dịch tranh cử và chiến lược sau bầu cử của Thủ tướng Modi tập trung vào các chương trình kinh tế và phúc lợi nhằm cải thiện điều kiện sống của phụ nữ, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên và giải tỏa tâm lý bất bình của nông dân. Mặc dù tăng chi tiêu cho các chương trình này, nhưng chính phủ sẽ tiếp tục tìm kiếm trách nhiệm tài chính.
Stratfor nhận định, xuyên suốt năm 2024, chính phủ Ấn Độ sẽ đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và ổn định giá lương thực cao trong bối cảnh lạm phát tăng đột biến, cũng như sản xuất nông nghiệp gặp phải những trở ngại liên quan đến khí hậu.