Những phát hiện chính từ hội thảo tham vấn về kết quả đánh giá kịch bản Net-Zero
Năng lượng 29/08/2023 12:56 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nghiên cứu và chuẩn đoán các kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng Việt Nam Phát triển công nghệ quốc phòng "Net-zero" và khái niệm về chiến tranh Net-zero 2050 |
Dự án “Nghiên cứu chẩn đoán kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng Việt Nam” đã được xem xét và cập nhật trên Quy hoạch Phát triển Điện Quốc gia (PDP8) đã được phê duyệt gần đây và Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia (EMP) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nghiên cứu trên sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hiện thực hóa Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia (EMP) trong mối liên hệ chặt chẽ với các mục tiêu của Thỏa thuận Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP).
![]() |
Các bên liên quan tham vấn kết quả sơ bộ của dự án “Nghiên cứu chẩn đoán kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng Việt Nam” |
Chia sẻ tại Hội thảo tham vấn về kết quả sơ bộ của dự án “Nghiên cứu chẩn đoán kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng Việt Nam” tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông John Cotton - Giám đốc Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Đông Nam Á (ETP) đã nhắc lại mục tiêu chính của dự án này.
Theo ông John Cotton, ETP là chương trình có nhiều nhà tài trợ với ngân sách được huy động từ năm 2020 từ các quốc gia Đông Nam Á. ETP quan tâm đến việc đánh giá các kịch bản khác nhau trong việc thực hiện hóa các cam kết Net-Zero. Nghiên cứu này rất hữu ích để giúp Việt Nam thực hiện được cam kết của mình tại COP26.
Bà Phạm Thị Thu Hằng, diện nhà tư vấn trong nước, Giám đốc điều hành của VietStar nói rằng, để đạt được mục tiêu Net-Zero vào năm 2050 theo cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26 năm 2021, Việt Nam cần phải có các khoản đầu tư lớn và sự chuyển đổi sâu rộng tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Và dự án “Nghiên cứu chẩn đoán kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng Việt Nam” có ý nghĩa trong việc đóng góp những sáng kiến để Việt Nam hiện thực hóa cam kết Net-Zero vào 2050.
Cũng tại hội thảo này, các chuyên gia tư vấn của E4SMA đã chia sẻ kết quả nghiên cứu về các phương thức để đạt được mức phát thải ròng bằng 0, bao gồm trách nhiệm của tất cả các bên liên quan như công nghiệp và giao thông vận tải, vốn là những lĩnh vực khó giảm thiểu phát thải cacbon; vai trò của năng lượng tái tạo, bao gồm cả năng lượng sinh học; tiềm năng đóng góp của khí gas với vai trò là giải pháp chuyển tiếp; nhu cầu về công nghệ tiên tiến và nhiên liệu thay thế (thu hồi carbon, hydro, nhiên liệu tổng hợp, đồng đốt co-firing); tác động cũng như các khoản đầu tư cần thiết cho nhập khẩu và việc làm. Đồng thời các phân tích độ nhạy cũng xem xét đến việc tăng tốc độ giảm thiểu phát thải theo đề xuất đã nêu trong JETP, việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và các quan điểm khác nhau về thu giữ, sử dụng và lưu trữ CO2 (CCUS).
Theo ông Phạm Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục biến đổi khí hậu (MONRE), các phân tích độ nhạy đóng vai trò rất quan trọng “vì các nghiên cứu dựa vào các giả định vốn được căn cứ trên các văn bản mới cập nhật của Việt Nam như: Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) 2022, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (NCCS), Quy hoạch Điện VIII (PDP8) và Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia.
Chia sẻ thêm quan điểm về quá trình chuyển đổi của ngành năng lượng trong kịch bản Net-Zero, ông Ramus Munch - Chương trình Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch cho rằng, hội thảo lần này đã thấy rõ hơn về trọng tâm nghiên cứu so với hội thảo lần 2. Ông cũng chia sẻ thêm rằng Đan Mạch đã tạo ra 100.000 công ăn việc làm trong lĩnh vực năng lượng mới. Do đó sự trao đổi thông tin về chính sách xã hội giữa Đan Mạch và Việt Nam sẽ rất hữu ích.
Đóng góp ý kiến đóng góp tại hội thảo, đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tâp đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, các doanh nghiệp trên cũng có trách nhiệm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26. Và báo cáo này giúp ích nhiều cho doanh nghiệp bởi họ tìm một lộ trình riêng cho mình. Các doanh nghiệp cũng nêu ra vấn đề về việc sử dụng LNG đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng tốt và phải sử dụng được lâu dài để tối ưu về mặt tài chính.
Theo ông Phạm Hoàng Lương, Trưởng dự án trong nước, các bên sẽ xem xét kỹ lưỡng và ghi nhận đóng góp từ các đơn vị liên quan nhằm triển khai kịch bản Net-Zero. “Các tổ chức tư vấn đang nỗ lực làm việc hướng tới hội thảo cuối cùng dự kiến diễn ra vào tháng 10/2023”- ông Lương cho biết thêm.
Dự án “Nghiên cứu chẩn đoán các kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng Việt Nam” được tài trợ bởi ETP - Văn phòng Dịch vụ Dự án của Liên hợp quốc - UNOPS sẽ đánh giá quá trình chuyển đổi của ngành năng lượng Việt Nam hướng đến phát thải ròng bằng "0" (Net-Zero) vào năm 2050. Nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức tư vấn: E4SMA (Italy), Energy Modeling Lab (Đan Mạch) và VietStar Training & Consulting (Việt Nam) với vai trò gắn kết các bên liên quan. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cập nhật tình hình hồ thủy điện 4/12/2023: Nhiều hồ duyên hải Nam Trung Bộ điều tiết nước xả tràn

Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

Tháng 12, cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải xuất hoá đơn điện tử từng lần bán

Cập nhật tình hình hồ thủy điện 2/12/2023: Khu vực Quảng Trị vận hành điều tiết hồ chứa chống lũ

Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 02 dự án đường dây 500kV mạch 3
Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực đảm bảo tiến độ Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nam Định I - Thanh Hóa

Cập nhật tình hình hồ thủy điện 1/12/2023: Thủy điện Phú Yên điều tiết hạ mực nước hồ

Hoàn thành nâng công suất máy biến áp 110kV Trạm biến áp 220kV Huế

Giá xăng dầu hôm nay ngày 30/11/2023: Xăng E5 RON 92 tăng 109 đồng/lít; xăng RON 95 giảm nhẹ

PV Power kiến nghị được hỗ trợ giải toả công suất nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4

Chấp thuận đầu tư Dự án đường dây 500kV Thanh Hóa – rẽ Nho Quan – Hà Tĩnh

Cập nhật tình hình hồ thủy điện 30/11/2023: Thủy điện Tây Nguyên phát điện theo quy trình của cơ quan điều hành

EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ kỳ họp 6, Quốc hội khóa XV

An Giang yêu cầu tăng cường tiết kiệm điện và thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng điện

Cập nhật tình hình hồ thủy điện 29/11/2023: Các hồ chứa lưu vực sông, suối nhỏ Bắc Trung Bộ mực nước cao

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp làm việc với TKV

Cập nhật tình hình hồ thủy điện 28/11/2023: Khu vực Bắc Bộ vận hành phát điện sử dụng hiệu quả nguồn nước

Sóc Trăng: Thống nhất chủ trương thực hiện dự án cấp điện cho Côn Đảo

Sản xuất công nghiệp: Nhiều dư địa tiết kiệm năng lượng

EVN sắp tiếp nhận hai nhà máy điện khí BOT

Cập nhật tình hình hồ thủy điện 26/11/2023: Bắc Trung Bộ mực nước cao, tăng cường phát điện tránh xả thừa

Truyền tải điện Hòa Bình: Đảm bảo cấp điện an toàn trong dịp Tết nguyên đán 2024

Cập nhật tình hình hồ thủy điện 25/11/2023: Nước về hồ Buôn Kuốp cao, tiếp tục xả tràn 38 m3/s

Phó Chủ tịch Hải Dương trực tiếp chỉ đạo điều hành giải phóng mặt bằng Đường dây 500kV mạch 3
