Nghiên cứu và chuẩn đoán các kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng Việt Nam

Dự án “Nghiên cứu chẩn đoán các kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng tại Việt Nam” sẽ xây dựng các biện pháp giảm phát thải để đạt phát thải ròng bằng 0.
Giải quyết các thách thức năng lượng Việt Nam bằng tuabin khí dẫn xuất Ngành Năng lượng Việt Nam 2022: Thành quả từ sự tự chủ, linh hoạt thích ứng Năng lượng tái tạo: Cần hoàn thiện chính sách để phát triển bền vững

Hội thảo Khởi động dự án “Nghiên cứu chẩn đoán các kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng tại Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo nhằm chia sẻ tới các bên liên quan chính của ngành năng lượng Việt Nam về các mục tiêu và hoạt động của nghiên cứu cũng như sự tham gia, đóng góp của các bên liên quan trong tiến trình thực hiên dự án.

Hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050

Tháng 11/2021, tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố: Bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ xây dựng và thực hiện mạnh mẽ các biện pháp giảm phát thải để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 (Net-Zero) vào năm 2050.

Các khoản đầu tư lớn vào cung cấp năng lượng và các hoạt động chuyển đổi sâu sắc tất cả các lĩnh vực, bao gồm giao thông vận tải và công nghiệp, chuyển đổi lao động, an ninh năng lượng, tài sản liên quan đến khí thải là những thách thức lớn cần được tính toán kỹ để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 (Net-Zero) vào năm 2050.

Việc tìm kiếm các khoản đầu tư tối ưu và sự kết hợp các nguồn lực và công nghệ để đảm bảo thực hiện khử cacbon cho toàn bộ nền kinh tế vào năm 2050, đồng thời cân nhắc đến các chính sách hiện tại và tương lai, các thách thức về an ninh năng lượng và phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi một quy trình phân tích chuyên biệt và sự gắn kết chặt chẽ với các bên hữu quan.

Trong bối cảnh đó, dự án “Nghiên cứu chẩn đoán các kịch bản Net-Zero cho Ngành năng lượng Việt Nam” sẽ đánh giá quá trình chuyển đổi của ngành năng lượng Việt Nam sang kịch bản phát thải ròng bằng "0" (Net-Zero) vào năm 2050. Nghiên cứu trên cũng sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hiện thực hóa Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nghiên cứu cũng phù hợp với Chương trình Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Nghiên cứu trên được thực hiện bởi các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế gồm: E4SMA - Italy, VIETSTAR - Việt Nam và Energy Modeling Lab (EML) - Đan Mạch, trong đó E4SMA và EML - với chuyên môn về mô hình năng lượng và biến đổi khí hậu cho việc ra quyết định, và VIETSTAR với vai trò gắn kết các bên liên quan cùng chuyên môn và sự am hiểu trong nước. Hiệp hội Đối tác chuyển đổi năng lượng Đông Nam Á (ETP) đóng vai trò là nhà tài trợ cho nghiên cứu.

Nghiên cứu và chuẩn đoán các kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng Việt Nam
Các bên liên quan chính của ngành năng lượng Việt Nam và các tổ chức quốc tế tham dự khởi động dự án

Các bên liên quan cùng tham gia và đóng góp cho dự án

Nghiên cứu sẽ được thực hiện dưới sự phối hợp chặt chẽ cùng các bên liên quan của ngành năng lượng Việt Nam như Bộ Công Thương (MOIT); Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE); Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (CMSC); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)… Kết quả của nghiên cứu sẽ được phổ biến tới tất cả các cơ quan Chính phủ.

Bà Ngô Thuý Quỳnh - Phó Vụ Trưởng Vụ Dầu Khí và Than- chia sẻ, Vụ Dầu Khí và Than sẽ hỗ trợ dự án và đóng vai trò kết nối với các bên liên quan trong ngành năng lượng Việt Nam.

“Nghiên cứu đưa ra các phân tích dựa trên bằng chứng thiết thực và tạo điều kiện cho các sáng kiến nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách về chuyển đổi năng lượng cũng như đóng góp vào sự phát triển của thị trường năng lượng cạnh tranh”- bà Sirpa Jarvenpaa - Giám đốc ETP cho hay.

Nghiên cứu và chuẩn đoán các kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng Việt Nam

Tọa đàm giữa tư vấn trong nước và quốc tế cùng các bên liên quan của ngành năng lượng Việt Nam

Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam, thông tin từ Nghiên cứu Net-zero đóng vai trò vô cùng quan trọng, sẽ tác động đến hoạt động ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp năng lượng. “Hợp tác song phương giữa Việt Nam và Singapore đã đạt được những bước tiến quan trọng và có nhiều hoạt động trong vài năm gần đây. Các doanh nghiệp Singapore cũng rất quan tâm đến những bước chuyển đổi mà Việt Nam đang hướng tới trong lộ trình Net-zero”- ông Jaya Ratnam - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Singapore cho biết.

Đại diện đơn vị tư vấn quốc tế, ông Maurizio-Giám đốc điều hành E4SMA cho biết: Nghiên cứu nhắm đến mục tiêu cung cấp một đánh giá chuyên sâu về các kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng với phân tích toàn diện về kỹ thuật, tài chính và các tác động thể chế của quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang sản xuất năng lượng tái tạo tại Việt Nam; nghiên cứu sẽ tăng cường đối thoại chính sách và cam kết chiến lược về chuyển đổi năng lượng Net-Zero thông qua thông tin về phát triển công nghệ, các tác động của các chính sách để thực hiện các giải pháp giảm thiểu carbon chi phí thấp và tổng chi phí và nhu cầu tài chính để đạt được các mục tiêu carbon thấp.

Bà Phạm Thu Hằng, CEO VietStar - Đơn vị tư vấn trong nước cho biết: Các nhà nghiên cứu sẽ thường xuyên làm việc với các bên liên quan ngành năng lượng nhằm đảm bảo rằng nghiên cứu phù hợp với thực tế và các ưu tiên của các bên liên quan. Sự hỗ trợ và góp ý của các bên liên quan đóng vai trò quan trọng cho thành công của của kết quả nghiên cứu.

Các bên liên quan cũng bày tỏ sự sẵn lòng hỗ trợ nghiên cứu thông qua chia sẻ dữ liệu và quan điểm về hoạt động chuyển đổi công nghệ của ngành năng lượng và các chính sách cần thiết để đạt được mục tiêu giảm phát thải bằng không.

Nghiên cứu sẽ được triển khai theo bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn được kết thúc bằng một báo cáo. Trong đó, giai đoạn 1 (giai đoạn khởi động - Tháng 2/2023). Giai đoạn 2 (tài liệu giả định và xác định kịch bản - Tháng 4/2023). Giai đoạn 3 (lập mô hình kịch bản - Tháng 6/2023). Giai đoạn 4 - Giai đoạn kết thúc dự án “Báo cáo - Nghiên cứu chẩn đoán các kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng tại Việt Nam”, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2023.

Tham gia Hội thảo khởi động ngày 28/2/2023 vừa qua tại Hà Nội có sự tham dự của bà Ngô Thúy Quỳnh - Phó Vụ trưởng Vụ Dầu Khí và Than (Bộ Công Thương), ông Jaya Ratnam - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam; đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Phát điện 1,2,3, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Chương trình Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam-Đan Mạch, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)…
Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN

Bộ Công Thương: Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN

Chiều ngày 31/3, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Đà Nẵng: Phát động giải thưởng Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023

Đà Nẵng: Phát động giải thưởng Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023

Giải thưởng Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Đà Nẵng năm 2023 tôn vinh các doanh nghiệp có giải pháp tiết kiệm năng lượng, ứng dụng năng lượng sạch.
Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng đề nghị điều chỉnh phát điện, các thủy điện nói gì?

Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng đề nghị điều chỉnh phát điện, các thủy điện nói gì?

Các thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đã báo cáo Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia để giảm phát điện; tuân thủ vận hành theo Quy trình 1865.
Hoàn thành thông hầm dẫn nước Dự án thuỷ điện Ialy mở rộng

Hoàn thành thông hầm dẫn nước Dự án thuỷ điện Ialy mở rộng

Khoảng 5.700 mét đường hầm dẫn nước của dự án thuỷ điện Ialy mở rộng đã hoàn thành, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và thiết bị.
Thêm một công trình khoan sâu tại bể than Quảng Ninh

Thêm một công trình khoan sâu tại bể than Quảng Ninh

Công ty Cổ phần Địa chất mỏ - TKV vừa hoàn thành lỗ khoan HR231 với chiều sâu 1.160 mét.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An phát động phong trào sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình

Nghệ An phát động phong trào sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình

Trong những năm qua, ngành điện Nghệ An luôn chú trọng tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Chiết khấu xăng dầu hiện có thời điểm lên đến 1.800-2.500 đồng/lít

Chiết khấu xăng dầu hiện có thời điểm lên đến 1.800-2.500 đồng/lít

Hiện tại, chiết khấu xăng dầu khu vực miền Bắc là 700-800 đồng/lít, miền Nam 1.000-1.100 đồng/lít, có thời điểm lên đến 1800-2500 đồng/lít, tuỳ mặt hàng.
Điện lực miền Nam: Đóng điện vận hành Trạm biến áp 110kV Bảo Lộc 2 và đường dây đấu nối

Điện lực miền Nam: Đóng điện vận hành Trạm biến áp 110kV Bảo Lộc 2 và đường dây đấu nối

Tổng công ty Điện lực miền Nam vừa đóng điện đưa vào vận hành Trạm biến áp 110kV Bảo Lộc 2 và đường dây đấu nối, tỉnh Lâm Đồng.
Diễn đàn Doanh nghiệp Australia – Việt Nam về Chuyển dịch năng lượng 2023

Diễn đàn Doanh nghiệp Australia – Việt Nam về Chuyển dịch năng lượng 2023

Ngày 28/3 tại Hà Nội, Diễn đàn Doanh nghiệp Australia-Việt Nam về Chuyển dịch năng lượng 2023 được tổ chức nhân dịp Phái đoàn Năng lượng Australia đến Việt Nam.
Giá dầu diesel kỳ hạn ở châu Âu giảm 55% do nhập khẩu châu Á giảm bớt lo ngại nguồn cung

Giá dầu diesel kỳ hạn ở châu Âu giảm 55% do nhập khẩu châu Á giảm bớt lo ngại nguồn cung

Giá dầu diesel kỳ hạn ở châu Âu đã giảm 55% do nhập khẩu tăng từ châu Á đã làm giảm bớt lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung từ lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga.
9 dự án Việt Nam được tài trợ 11,8 triệu bảng Anh

9 dự án Việt Nam được tài trợ 11,8 triệu bảng Anh

9 dự án Việt Nam vừa được lựa chọn tham gia Chương trình Thúc đẩy tài chính Khí hậu (CFA) của Chính phủ Anh trị giá 11,8 triệu bảng Anh
Diễn biến khó lường của giá “vàng đen”

Diễn biến khó lường của giá “vàng đen”

Giá dầu thế giới đã biến động mạnh và giảm sâu trong tuần qua do những thông tin tiêu cực từ cuộc khủng hoảng ngân hàng, nhu cầu bổ sung dự trữ dầu của Mỹ giảm.
Giờ trái đất năm 2023: Hải Phòng tiết kiệm được 71.800 kWh

Giờ trái đất năm 2023: Hải Phòng tiết kiệm được 71.800 kWh

Sau 1 giờ tắt đèn biểu trưng hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 (từ 20h30'-21h30' ngày 25/3), TP. Hải Phòng đã tiết kiệm được sản lượng điện 71.800 kWh.
Giờ Trái đất 2023: Toàn tỉnh Bắc Giang tiết kiệm được trên 8.200 kWh điện

Giờ Trái đất 2023: Toàn tỉnh Bắc Giang tiết kiệm được trên 8.200 kWh điện

Cùng với 62 tỉnh, thành phố cả nước, năm 2023 hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất, trong một giờ tắt đèn, tỉnh Bắc Giang đã tiết kiệm được trên 8.200 kWh điện.
EVN ứng dụng chuyển đổi số trong truyền thông Giờ Trái đất 2023

EVN ứng dụng chuyển đổi số trong truyền thông Giờ Trái đất 2023

Để lan tỏa công tác tuyên truyền tiết kiệm điện, EVN đã ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác truyền thông.
Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Tắt đèn 60 phút cả nước tiết kiệm được 298.000 kWh điện

Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Tắt đèn 60 phút cả nước tiết kiệm được 298.000 kWh điện

Tối ngày 25/3 tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ phát động Giờ Trái đất năm 2023, sau 60 phút tắt đèn cả nước đã tiết kiệm được 298.000 kWh.
Hưởng ứng tắt đèn Giờ trái đất năm 2023, Quảng Ninh tiết kiệm được gần 28.500 kWh điện

Hưởng ứng tắt đèn Giờ trái đất năm 2023, Quảng Ninh tiết kiệm được gần 28.500 kWh điện

Sau một giờ tắt điện (từ 20h30 -21h30 ngày 25/3) hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023, Quảng Ninh đã tiết kiệm được gần 28.500 kWh điện
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài : Giảm công suất sử dụng điện trong Giờ Trái đất 2023

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài : Giảm công suất sử dụng điện trong Giờ Trái đất 2023

Từ 20h30 – 21h30 ngày 25/3, nhằm hưởng ứng Giờ Trái Đất 2023, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (HKQT) sẽ giảm công suất sử dụng điện từ 30-70% đèn chiếu sáng.
Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023- Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023- Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 tại Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức nhằm lan toả thông điệp "Tiết kiệm điện - thành thói quen".
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Yên Thủy và đấu nối

Đóng điện Trạm biến áp 220kV Yên Thủy và đấu nối

Sáng ngày 25/3, Ban QLDA các công trình điện miền Bắc phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện máy biến áp AT1 dự án Trạm biến áp 220kV Yên Thủy và đấu nối.
Ngành điện miền Nam: Nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023

Ngành điện miền Nam: Nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023

Hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, các đơn vị thuộc ngành điện miền Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thanh Hóa nguy cơ thiếu điện nếu chậm tiến độ dự án 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Thanh Hóa nguy cơ thiếu điện nếu chậm tiến độ dự án 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống nếu không hoàn thành trong năm 2023, tỉnh Thanh Hoá nguy cơ thiếu điện.
Thông tin mới về dừng huy động 172,12 MW điện mặt trời Trung Nam

Thông tin mới về dừng huy động 172,12 MW điện mặt trời Trung Nam

Liên quan đến việc dừng huy động 172,12 MW nhà máy Điện mặt trời Trung Nam tại Ninh Thuận, EVN khẳng định đã làm đúng theo quy định.
Tỉnh Nghệ An cam kết sớm bàn giao mặt bằng đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống

Tỉnh Nghệ An cam kết sớm bàn giao mặt bằng đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống

Vướng mắc về giải phóng mặt bằng đoạn qua tỉnh Nghệ An chưa được tháo gỡ, khiến dự án đường 220kV Nậm Sum - Nông Cống có nguy cơ bị chậm tiến độ.
Bộ Công Thương: Yêu cầu có giá điện cho dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp trước ngày 31/3

Bộ Công Thương: Yêu cầu có giá điện cho dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp trước ngày 31/3

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31/3/2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động