Thứ tư 23/04/2025 00:46

Những món bánh miền Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bầu không khí trong lành, con người hiền hậu, dung dị. Đây cũng là nơi quy tụ nhiều món ăn dân dã nổi tiếng, đặc biệt là các món bánh đặc sản làm nức lòng du khách.

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất sản sinh nhiều đặc sản nổi tiếng. Trong đó, những chiếc bánh dân dã được chế biến đơn giản như bánh: Bánh katum của dân tộc Khmer, là loại bánh được làm bằng nếp, đậu xanh đường và lá thốt nốt non; bánh bò nướng của người Chăm làm từ nếp cái, đường cát và nước cốt dừa; bánh bột báng An Giang nhân đậu ngọt làm từ bột báng, hoa đậu biếc, đậu xanh; bánh lá dừa, bánh tét, tầm bì, bánh cống, bánh xèo… tất cả đều mang hương vị miền Tây được nhiều người ưa chuộng.

Miền Tây Nam Bộ có rất nhiều loại bánh độc đáo và hấp dẫn

Đến miền Tây sông nước nhất định du khách phải thưởng thức món bánh xèo. Không giống như bánh xèo miền Trung nhỏ, ngập dầu, chiếc bánh ở đây to tròn và đầy ắp nhân. Trong đó bột gạo tráng đều trong lòng chiếc chảo lớn tạo thành lớp vỏ bánh, phần nhân bên trong đa dạng và đậm đà từ thịt heo, tôm sông, giá, đậu xanh, củ sắn, bông điên điển… Hấp dẫn nhất là khi đổ, bột reo lên tiếng “xèo xèo” vui tai, bởi thế mà cái tên bánh xèo cũng được gọi từ đó.

Bánh katum

Bánh cống hay còn gọi bánh cóng là món ăn dân dã của người dân ở Sóc Trăng. Cách chế biến bánh cống khá đơn giản. Phần nhân đậu xanh, thịt mỡ, củ sắn... sẽ được nằm gọn trong khuôn tròn có sẵn bột gạo pha loãng. Sau đó, bánh được đem chiên ngập trong dầu nóng, cho thêm một con tôm lên trên và đợi đến khi chuyển màu vàng đều. Nước chấm chua ngọt là món đi kèm không thể thiếu khi thưởng thức bánh cống.

Bánh xèo

Nếu yêu thích ẩm thực miền Tây Nam Bộ, du khách không nên bỏ qua món bánh khọt. Hương vị của món ăn là sự hòa quyện độ giòn, bùi của bột gạo đem chiên, thơm lừng vị trứng, tôm đồng, thịt heo bằm nhuyễn, nước cốt dừa béo ngậy.

Du khách trải nghiệm và thưởng thức bánh miền Tây

Bánh đúc lá dứa là món quà vặt đi vào tiềm thức, ký ức tuổi thơ của biết bao đứa trẻ lớn lên ở miệt sông nước miền Tây. Món ăn kết hợp giữa bột gạo, lá dứa, dừa nạo và đậu phộng tạo hương vị ngọt lịm dân dã của miền Tây Nam Bộ.

Ngày nay, cùng với bánh chín tầng mây của người miền Bắc, bánh da lợn của người miền Tây cũng đi khắp mọi miền đất nước, trở thành món ăn vặt dân dã mà khó quên.

Khánh Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa