Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực. Kỳ 6: Xây dựng cơ chế giá điện theo thị trường

Mặc dù đã có quy định, nhưng giá bán điện vẫn chưa theo sát yếu tố thị trường dẫn đến những khó khăn cho đầu tư, phát triển hệ thống điện.
Những lý do cần sửa đổi Luật Điện lực: Kỳ 1- Hiện thực hoá chiến lược của Đảng về năng lượng Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ Kỳ 3: Tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển điện lực Kỳ 4: Thể chế hoá chủ trương của Đảng về năng lượng tái tạo Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực - Kỳ 5: Nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực

Bất cập giữa quy định và thực tế

Trong Luật Điện lực đã quy định giá điện theo cơ chế thị trường và hoạt động mua bán điện đảm bảo định hướng phát triển thị trường điện. Tuy nhiên do giá điện mang tính đặc thù, ảnh hướng lớn đến nền kinh tế - xã hội do vậy việc triển khai thực hiện điều hành giá điện còn gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, Luật Điện lực hiện hành quy định “Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực” (điểm a khoản 1 Điều 31). Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Điện lực, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quy định cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện. Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành do Thủ tướng Chính phủ ban hành (tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 và sẽ được thay thế bởi Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024) có phân cấp thẩm quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ tùy thuộc vào mức độ điều chỉnh giá bán lẻ điện, đã tạo hành lang pháp lý cho việc tính toán và điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước để đảm bảo kinh tế vĩ mô.

Thực tế thực hiện cho thấy, việc điều hành giá điện như hiện nay đảm bảo tính minh bạch và linh hoạt trong quá trình triển khai thi hành, tuy nhiên do điện là loại hàng hóa thiết yếu nên việc điều chỉnh giá điện chịu nhiều sức ép của dư luận và có thể gây ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế vĩ mô. Việc điều hành giá bán lẻ điện, quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện cần được xem xét và đánh giá một cách tổng thể trên tất cả các lĩnh vực.

Việc điều hành giá bán lẻ điện thực tế các năm qua đều được họp thảo luận và quyết định thông qua các cuộc họp Thường trực Chính phủ. Khoản 3 Điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định Chính phủ có thẩm quyền “quyết định chính sách cụ thể về tài chính, tiền tệ quốc gia, tiền lương, giá cả”.

Ngoài ra, Nghị quyết số 55-NQ/TW có nêu: “Nghiên cứu, thực hiện luật hóa việc điều hành giá điện”. Vì vậy, để đảm bảo sự phù hợp với các quy định pháp luật khác, đảm bảo sự thống nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, cần thiết phải xem xét sửa đổi thẩm quyền trong việc ban hành cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện đã được quy định tại Luật Điện lực hiện hành (phân cấp cho Thủ tướng Chính phủ), đảm bảo phù hợp với định hướng tại Nghị quyết số 55-NQ/TW theo hướng Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện, trong đó quy định cụ thể thẩm quyền điều chỉnh giá điện theo từng mức điều chỉnh giá.

Việc này đảm bảo nguyên tắc chung là Chính phủ đóng vai trò ban hành thể chế pháp luật, cơ chế chính sách về điều chỉnh giá điện, phù hợp với định hướng tại Nghị quyết số 55-NQ/TW, phù hợp với thực tiễn điều chỉnh giá điện thời gian qua, phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ.

Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực. Kỳ 6: Xây dựng cơ chế giá điện theo thị trường
Cơ chế giá điện cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thị trường điện (Ảnh minh hoạ)

Tiếp tục kế thừa và bổ sung chính sách giá điện

Theo nhiều chuyên gia, mặc dù đã có quy định giá bán điện theo cơ chế thị trường, nghĩa là có lên có xuống theo đầu vào sản xuất. Tuy nhiên trong nhiều năm giá nguyên liệu cho sản xuất điện tăng lên nhưng giá bán điện có điều chỉnh nhưng chưa theo kịp yếu tố thị trường; chưa tính đúng tính đủ và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực vì giá điện có sự điều tiết của Nhà nước để đảm bảo kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Khoản 1 Điều 29 Luật Điện lực quy định về chính sách giá điện: “Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, hải đảo.”

Khoản 4 Điều 30 Luật Điện lực quy định căn cứ lập và điều chỉnh giá điện: “Các chi phí sản xuất, kinh doanh điện và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực.”

Căn cứ các quy định nêu trên tại Luật Điện lực, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành các Quyết định, Thông tư hướng dẫn thực hiện về giá phát điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, giá điện các khâu nêu trên được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất kinh doanh và lợi nhuận hợp lý.

Định hướng phát triển thị trường điện lực ở Việt Nam là mở ra cạnh tranh đối với khâu phát điện đầu tiên, sau đó là bán buôn điện và tiến tới là cạnh tranh bán lẻ điện. Thời gian vừa qua, để thu hút đầu tư tư nhân vào khâu phát điện, các dự án phát điện theo hình thức IPP, BOT (có chủ đầu tư không phải EVN) đã thỏa thuận, đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện với tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính (IRR) phổ biến ở mức từ 10% đến 12% trong khi mức tỷ suất áp dụng cho các đơn vị phát điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn EVN (thủy điện đa mục tiêu) và các khâu khác (truyền tải điện, phân phối-bán lẻ điện) thông thường chỉ ở mức 3% (hoặc thấp hơn từ 0% đến dưới 3%, tùy tình hình cân đối tài chính của EVN hàng năm, đặc biệt trong các năm không thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ điện). Ngoài ra một trong những quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 55-NQ/TW là “xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch”.

Vì vậy, cần thiết phải kế thừa những nguyên tắc đang được quy định tại Luật Điện lực và tiếp tục bổ sung chính sách phù hợp theo hướng giá điện đảm bảo phản ánh chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh điện của đơn vị điện lực và được thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các đơn vị điện lực.

Trong thời gian vừa qua, việc lập và điều chỉnh giá điện được căn cứ trên báo cáo tài chính, số liệu chi phí sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán của các đơn vị điện lực. Để luật hóa yêu cầu về số liệu lập và điều chỉnh giá điện đối với các đơn vị điện lực, cần thiết bổ sung các nội dung này trong dự thảo Luật Điện lực sửa đổi.

Xoá bù chéo và vấn đề nhập khẩu điện

Luật Điện lực hiện hành quy định “Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng”; Nghị quyết số 55-NQ/TW đưa ra định hướng “không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền”. Vì vậy, cần thiết bổ sung quy định chính sách về việc giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền.

Về nhập khẩu điện, Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15 ngày 13/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 đã đặt ra nhiệm vụ, giải pháp về việc cần có cơ chế giá điện phù hợp trong việc nhập khẩu điện đối với các nước trong khu vực. Vì vậy, cần thiết bổ sung nội dung có liên quan vào dự thảo Luật Điện lực sửa đổi.

Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến chỉ đạo của Chính phủ về việc nghiên cứu xây dựng các phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện trong một số trường hợp (đơn cử như đại dịch Covid-19) để ổn định phát triển kinh tế xã hội cũng cần cụ thể hoá trong Luật Điện lực sửa đổi. Đề xuất này được căn cứ trên nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ là “Thống nhất quản lý nhà nước nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; ...” (quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ) và nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ là “Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;...” (khoản 1 Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ).

Bên cạnh đó là vấn đề về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tính toán, xây dựng khung giá phát điện, bán buôn điện, giá điện 2 thành phần, cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng tham gia chương trình quản lý nhu cầu điện…; các nội dung về phương pháp xác định chi phí và giá điện nhà máy điện do nhà nước độc quyền xây dựng, vận hành và nhà máy thủy điện nhỏ…chưa được quy định trong Luật về việc giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Do đó, cần thiết phải bổ sung nội dung giao thẩm quyền quy định chi tiết về các nội dung này để có cơ sở triển khai thực hiện.

Còn tiếp…

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EVNHCMC điều chỉnh ngừng cấp điện khi chưa thanh toán tiền điện

EVNHCMC điều chỉnh ngừng cấp điện khi chưa thanh toán tiền điện

EVNHCMC sẽ ngừng cung cấp điện sau 10 ngày kể từ thông báo đầu tiên nếu khách hàng chưa thanh toán hóa đơn tiền điện và đã nhận đủ 2 lần nhắc nợ theo quy định.
Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Điện Biên chủ động bảo đảm điện mùa nắng nóng 2025 với nhiều giải pháp: Đầu tư hạ tầng, tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải, phát triển điện mặt trời.
Google ký thỏa thuận phát triển điện hạt nhân

Google ký thỏa thuận phát triển điện hạt nhân

Google vừa bắt tay Elementl Power phát triển lò phản ứng hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu điện từ các trung tâm dữ liệu phục vụ trí tuệ nhân tạo.
PC Lào Cai cùng chủ nhà máy thuỷ điện nâng cao chất lượng vận hành lưới điện

PC Lào Cai cùng chủ nhà máy thuỷ điện nâng cao chất lượng vận hành lưới điện

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) cùng các chủ đầu tư nhà máy thuỷ điện chung tay đảm bảo an toàn lưới điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện...
EVNNPC: Sẵn sàng cung ứng điện mùa nắng nóng

EVNNPC: Sẵn sàng cung ứng điện mùa nắng nóng

Tháng 4/2025, EVNNPC đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho 27 tỉnh, đặc biệt dịp lễ 30/-1/5; đẩy mạnh đầu tư, chuyển đổi số, sẵn sàng cho mùa cao điểm hè.

Tin cùng chuyên mục

Chính thức điều chỉnh tăng giá điện từ ngày 10/5/2025

Chính thức điều chỉnh tăng giá điện từ ngày 10/5/2025

Chiều 9/5/2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo công bố chính thức điều chỉnh tăng giá điện từ 2.103,1159 đồng/kWh lên 2.204,06 đồng/kWh.
NSMO ứng dụng AI vận hành hệ thống điện quốc gia

NSMO ứng dụng AI vận hành hệ thống điện quốc gia

Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) đang đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác dự báo và điều độ hệ thống.
Cập nhật tiến độ cụm dự án truyền tải giải tỏa công suất NMĐ Nhơn Trạch 3&4

Cập nhật tiến độ cụm dự án truyền tải giải tỏa công suất NMĐ Nhơn Trạch 3&4

EVNNPT đang tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ cụm dự án truyền tải giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4
Tính giá điện: Cần bỏ tình trạng mua cao, bán thấp

Tính giá điện: Cần bỏ tình trạng mua cao, bán thấp

Theo chuyên gia, mua cao, bán thấp, gánh quá nhiều mục tiêu cùng cơ chế bù chéo kéo dài là những bất cập lớn nhất của giá điện Việt Nam hiện nay.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá điện chất thải năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá điện chất thải năm 2025

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định số 1251/QĐ-BCT ngày 6/5/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy điện chất thải năm 2025
Khung giá cho thuỷ điện tích năng năm 2025

Khung giá cho thuỷ điện tích năng năm 2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 1198/QĐ-BCT phê duyệt khung giá phát điện cho loại hình nhà máy thuỷ điện tích năng năm 2025
Cơ chế mới về điện lực tạo hành lang pháp lý cho đầu tư tư nhân

Cơ chế mới về điện lực tạo hành lang pháp lý cho đầu tư tư nhân

Cơ chế mới về điện lực mở rộng xã hội hóa, cụ thể hóa vai trò tư nhân trong đầu tư, vận hành, phát triển nguồn điện theo hướng minh bạch, hiện đại, cạnh tranh.
Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh được ban hành với nhiều nội dung mới, để thực hiện thành công quy hoạch này, cần chú ý những điểm gì?
Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn nắng nóng, Công ty Điện lực Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp, trọng tâm là thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải...
Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) yêu cầu các đơn vị tập trung nguồn lực, đảm bảo truyền tải điện an toàn liên tục cho phát triển kinh tế.
Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Mỗi giây vận hành hệ thống là một phút cam kết để dòng điện quốc gia không gián đoạn trong giờ phút thiêng liêng của đại lễ thống nhất non sông, đất nước.
Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Từ 3h sáng 30/4, tất cả công nhân điện lực đã vào các vị trí chốt trực đảm bảo cấp điện cho lễ diễu binh, diễu hành, các khu vực quan trọng của TP. Hồ Chí Minh.
Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

Gần 23h đêm 29/4, những kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam thuộc Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam vẫn đang thức cùng dòng điện.
EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam

EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam

EVNSPC chính thức hoàn thành 50 công trình điện 110kV, chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam và 50 năm thành lập, phát triển Tổng công ty.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Tại Lễ công bố Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai Quyết định của Thủ tướng hiệu quả.
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Sự cố mất điện bất ngờ ngày 28/4 khiến nhiều hoạt động ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và một phần của châu Âu rơi vào cảnh tê liệt.
Đảng bộ EVNNPT bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế mới

Đảng bộ EVNNPT bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế mới

Với nhiều kết quả đạt được, bên cạnh công tác Đảng, Đảng bộ EVNNPT sẽ quyết tâm xây dựng vận hành lưới điện truyền tải vững mạnh trong nhiệm kỳ mới 2025-2030.
EVNNPT đóng điện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ và ngày thống nhất đất nước

EVNNPT đóng điện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ và ngày thống nhất đất nước

Chào mừng Đại hội Đảng bộ và 50 năm kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, EVNNPT đã hoàn thành đóng điện nhiều công trình truyền tải điện.
Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ngày 28/4/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 điều chỉnh.
Toàn văn Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Toàn văn Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn Quyết định 768/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Mobile VerionPhiên bản di động