Rau mùi - Công dụng với sức khỏe và làm đẹp Bí ngòi mang lại lợi ích gì cho sức khỏe? Những lợi ích cho sức khỏe của quả sung |
Cây thiên lý hay còn gọi là dạ lài hương, là một loại cây thân thảo, thuộc họ dây leo, mảnh, không tua cuốn, thân dài từ 1 – 10m, màu lục ánh vàng, khi non có lông tơ và nhựa nước, khi già có màu xám nhạt, không lông, trên thân có các mấu xốp nhỏ thưa thớt.
Hoa thiên lý có tác dụng phòng và hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh. Ảnh minh họa |
Lá thiên lý mọc đối, hình tim, mỏng mềm, màu xanh lục. Hoa thiên lý nhiều, mọc thành xim dạng tán ở nách lá, màu vàng lục nhạt, cánh hoa hợp thành ống dài, mùi thơm mát. Quả hạt dài.
Cây thiên lý thường ra hoa vào mùa hè, nhiều nhất vào khoảng tháng 7. Người dân thường trồng thiên lý để làm cảnh và lấy hoa, lá làm nguyên liệu nấu ăn vừa có tác dụng phòng và chữa nhiều loại bệnh. Ngoài ra, các bộ phận của thiên lý đều có thể dùng làm thuốc, ở dạng tươi hoặc phơi, sấy khô đều được.
Tác dụng của hoa thiên lý đối với sức khỏe
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, an thần, giảm đau lưng... Còn với y học hiện đại, hoa thiên lý có thành phần dinh dưỡng đa dạng gồm: chất xơ, chất đạm, vitamin C, vitamin nhóm B, canxi, sắt, kẽm... Chính vì thế, ăn hoa thiên lý có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, chẳng hạn như:
Điều trị đau nhức xương khớp
Đối với những người mắc bệnh xương khớp, nên sử dụng cả lá và hoa thiên lý để có hiệu quả tốt nhất.
Hỗ trợ giảm cân
Trong hoa thiên lý chứa nhiều chất xơ, chất diệp lục và ít calo nên khi ăn các món được chế biến từ hoa thiên lý sẽ mang lại cảm giác no hơn bình thường, làm hạn chế khả năng hấp thụ chất béo hiệu quả.
Cải thiện chứng mất ngủ
Để điều trị chứng mất ngủ, cần chuẩn bị khoảng 30-50 gram mỗi loại hoa thiên lý và lá vông nem, rửa sạch nấu canh chung với nhau, có thể cho thêm thịt heo, cá diếc để bồi bổ sức khỏe và ngon miệng hơn. Sau đó, sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả.
Chữa bệnh lòi dom
Bệnh lòi dom hay còn gọi là bệnh trĩ, dân gian thường dùng 100 gram lá thiên lý non rửa sạch, giã nát cùng muối ăn, cho thêm 50ml nước lọc, rồi lọc để lấy nước. Sau đó dùng bông gòn tẩm qua và đắp trực tiếp lên búi trĩ.
Lưu ý trước khi thực hiện bước này, phải vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối ấm pha loãng. Sau đó dùng băng gạc cố định và để qua đêm, thực hiện liên tục từ 4 đến 6 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Ngừa giun kim
Đối với bài thuốc trị giun kim, ta chuẩn bị 30g hoa thiên lý, 25g đinh lăng, 20g rau sam. Lấy tất cả rửa sạch để ráo, sắc nước uống thuốc mỗi ngày 3 lần, uống liên tục trong 3 ngày. Bên cạnh có thể lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liên tục từ 1 tuần trở lên, để thiên lý phát huy công dụng hiệu quả.
Điều trị mụn nhọt
Lấy lá thiên lý tươi giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên mụn nhọt. Thực hiện liên tục cho đến khi mụn nhọt xẹp hẳn.
Theo y học cổ truyền, phần lá, hoa và cây thiên lý có các công dụng riêng như sau:
Ngoài những tác dụng của hoa thiên lý thì những bộ phận khác của cây thiên lý cũng điều có thể làm thuốc chữa bệnh. Chẳng hạn như:
Lá thiên lý: Có vị cam, bình. Công dụng giúp tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp, chữa trĩ ngoại, viêm giác mạc, thúc đẩy quá trình lên da non diễn ra nhanh chóng. Một số người còn sử dụng lá thiên lý để nấu canh ăn nhưng không phổ biến như hoa thiên lý.
Rễ thiên lý: Thường được dùng như một vị thuốc có tác dụng chữa tiểu rắt, tiểu có cặn trắng, có máu.
Cả lá và hoa thiên lý đều rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa |
Các món ngon được chế biến từ hoa thiên lý
Thịt bò xào bông thiên lý
Thịt bò được xào nhanh trên lửa lớn nên mềm ngon khó cưỡng, kết hợp cùng hoa thiên lý giòn ngọt tạo nên món thịt bò xào bông thiên lý rất thơm.
Canh chua cá hú bông thiên lý
Nổi tiếng là một món ăn dân dã của người Nam Bộ, canh chua cá hú bông thiên lý luôn là món lý tưởng cho những bữa cơm gia đình. Nước canh chua chua hòa quyện cùng vị ngọt từ bông thiên lý, thêm chút cá hú và rau mùi thơm.
Những lưu ý khi sử dụng cây thiên lý Hoa thiên lý dù được đánh giá là lành tính và an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên không nên lạm dụng hoa thiên lý. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên tiêu thụ từ 1 - 2 khẩu phần hoa thiên lý trong một tuần, không ăn liên tục mỗi ngày. Khi dùng chế biến món ăn từ hoa thiên lý chữa bệnh đau khớp không nên kết hợp với các thực phẩm chứa sắt như gan, thịt lợn, rau muống,… Vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể. Khi chế biến hoa thiên lý không nấu chín kỹ quá sẽ làm giảm dinh dưỡng và không đem lại hiệu quả cho việc điều trị. |