Ăn rau xà lách mỗi ngày có tốt không? Măng tây - “vua” của các loại rau |
Gan giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ. Các loại rau mát gan sẽ giúp đảm bảo cho sự khoẻ mạnh của lá gan, giúp chúng luôn ở trong trạng thái tốt nhất khi làm nhiệm vụ thải độc.
Một lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gan, gây gan nhiễm mỡ. Vì vậy, việc làm sạch và thải độc gan là điều cần thiết để giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh, trong đó chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số loại rau tốt cho gan.
Rau bina
Rau bina có nhiều thành phần quan trọng như vitamin A, C, K cùng nhiều chất oxy hóa khác có thể đẩy lùi các gốc tự do và hỗ trợ thúc đẩy chữa lành các tổn thương gan, thận. Hàm lượng glutathione khá dồi dào trong rau bina được nhiều nghiên cứu đánh giá có thể hỗ trợ thúc đẩy hoạt động của các men giải độc gan rất tốt.
Bên cạnh đó, loại rau này còn có thể giúp trung hòa các kim loại nặng, hỗ trợ cho quá trình loại bỏ các chât độc trong máu và giúp thanh lọc cơ thể.
Rau má
Rau má tính mát, vị hơi đắng, không độc, tác dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… thường được dùng để chữa ngứa, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt, bệnh máu cam, sốt… Chính nhờ đặc tính mát, giải độc cơ thể hiệu quả, rau má được dùng để chữa các bệnh về gan như: Bệnh viêm gan, giúp giải độc gan, làm mát gan rất tốt.
Bắp cải
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ăn bắp cải giúp kích thích các enzyme giải độc gan, giúp loại bỏ độc tố. Kim chi, xà lách trộn, súp bắp cải và dưa bắp cải,… là những loại thực phẩm làm từ bắp cải dễ ăn, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn uống của cả gia đình.
Bắp cải xanh có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như luộc, hấp hoặc sử dụng để làm sinh tố xanh siêu thực phẩm. Các món ăn này không chỉ tăng thêm vị ngon mà còn có tác dụng làm mát gan và giúp thải độc rất hiệu quả.
Bắp cải là một loại rau quen thuộc trong thực đơn hằng ngày, tuy nhiên, ít ai biết rằng đây được coi là "thần dược" cho bệnh gan nóng. Bắp cải chứa hàm lượng enzim, vitamin và khoáng chất dồi dào giúp đào thải các độc tố ra khỏi gan. Đồng thời, loại rau này cũng có lợi cho hệ tiêu hóa, tim mạch và đặc biệt là có lợi cho người bị tiểu đường.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, tác dụng giải độc, đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả. Rau mồng tơi chứa nhiều chất dinh dưỡng. 1/2 chén rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A và 20% chất sắt khuyến cáo cho chế độ ăn hằng ngày. Vì vậy, khi sử dụng rau mồng tơi bạn cũng cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây thừa chất và phản tác dụng.
Rau dền
Rau dền với vị ngọt, tính mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Người ta có thể chế biến rau dền thành nhiều món ăn khác nhau hoặc ép lấy nước uống để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, cần chú ý đến việc chọn loại rau tươi và không sử dụng quá nhiều nếu có các vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, rau dền mang hàm lượng dinh dưỡng cao bởi các hợp chất Fe, Vitamin B2, Vitamin C, Axid Nicotic và Ca, Vitamin C, giàu lượng tinh bột và Lysin... đem lại nhiều lợi ích bất ngờ với sức khỏe như: Tốt cho xương khớp, giảm viêm, ngừa ung thư.
Rau ngót
Rau ngót tính hàn, chứa nhiều chất xơ. Khi bị nóng trong, ăn canh rau ngót có thể giải độc, thanh nhiệt, dễ tiêu hóa, trị táo bón rất tốt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, người còi xương thiếu canxi, người mất ngủ, kém ăn thì không nên ăn rau ngót.
Rau diếp cá
Rau diếp cá là một loại rau được sử dụng nhiều trong y học dân gian nhờ vào vị chua, tính mát và nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và mát gan vì tính mát của nó. Hoạt chất quercetin và isoquercitrin có trong rau diếp cá cũng giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể một cách hiệu quả.
Ngoài ra, rau diếp cá còn có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, giúp điều trị mụn và giảm sưng nhanh chóng. Thường xuyên sử dụng rau diếp cá sẽ giúp bạn có làn da sáng đẹp tự nhiên.