Những giả thiết về tác động môi trường của dự án kênh đào Funan Techo

Liên quan tới dự án kênh đào Funan Techo, theo chia sẻ của một số chuyên gia, phía Campuchia bước đầu đã có thông báo gửi Ủy ban sông Mê Kông quốc tế.
Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả: Cần chiến lược chống hạn mặn, nhìn từ kênh đào Funan Techo GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Mới đây, chia sẻ với Báo Công Thương, TS. Lê Anh Tuấn, giảng viên Trường Đại học Cần Thơ cho biết: Hiện thông tin về dự án kênh đào Funan Techo đang rất thiếu, chưa đầy đủ, đó là nhận định của nhiều người và Ủy hội sông Mê Kông Việt Nam. Có thông tin cho rằng Campuchia dự kiến kênh Funan Techo sẽ khởi công vào cuối năm nay. Hiện tại, phía Ủy hội sông Mê Kông Campuchia có gửi cho bên Ủy hội sông Mê Kông quốc tế công văn cho biết kênh này sẽ phục vụ cho vấn đề vận tải thủy, chưa rõ có phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp, lấy nước sinh hoạt hay không và nếu có thì mức độ khai thác thế nào. “Trong công văn này không nói rõ chuyện mà sử dụng nước cho tưới tiêu hay là cho cấp nước sinh hoạt hay là làm gì cả, ngoài chuyện vận tải thủy”- TS. Lê Anh Tuấn cho biết.

Những giả thiết về tác động môi trường của dự án kênh đào Funan Techo
TS Lê Anh Tuấn, giảng viên Trường Đại học Cần Thơ

Theo TS. Lê Anh Tuấn, nếu đúng như chia sẻ từ phía Campuchia về kênh đào Funan Techo chỉ phục vụ riêng vận tải thủy thì cũng không phải là tác động gì lớn về lưu lượng nước. Song, TS Lê Anh Tuấn cũng thận trọng cho biết, những thông tin khác lại nói kênh đào này đi qua vùng đất canh tác lúa với diện tích lớn. Nếu con kênh này được xây dựng để lấy nước tưới trong mùa khô (bên Campuchia đa phần trồng lúa 1 vụ) thì theo một số số liệu cho biết, giả sử diện tích tưới vào khoảng 265.000 hecta (ước tính chừng 50 - 60% tổng diện tích trồng lúa trong vùng) vào mùa khô thì sẽ dùng khá nhiều nước tưới. Trong khi, Đồng bằng sông Cửu Long đang sử dụng nước an toàn vào mùa khô hiện nay khoảng 700 - 800 nghìn ha. Nếu phía Campuchia lấy nước với diện tích giả định thì lượng nước đổ xuống Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị suy giảm khoảng 25-30% vào mùa khô, kết quả này cũng phù hợp với ước tính của Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, giả định phía Campuchea tưới 300.000 ha sẽ làm giảm 30% lượng nước sông.

Nếu con số diện tích tưới khoảng gần 465.000 ha thì lượng nước cao điểm mùa khô trên sông Hậu có thể hụt 45 - 50%, con số này tính trường hợp nếu kinh Funan Techo này vừa lấy nước cho giao thông thủy, vừa cấp nước tưới, nước sinh hoạt và các dùng nước cho các mục tiêu khác như môi trường và sẽ gây ra nhiều tác động bất lợi cho Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên theo TS. Tuấn, đây chỉ là tình huống xấu nhất vào mùa khô ít nước, có thể chưa hẳn xảy ra, nếu kịch bản không đến mức diện tích tưới quá cao.

Với những số liệu do phía Campuchia cung cấp, nếu tính đầy đủ, thêm lượng nước phục vụ sinh hoạt, giao thông và công nghiệp, đô thị từ dự án 1,7 tỷ USD này thì nước trên sông Hậu về đến Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô có thể sẽ khá lớn, tùy thuộc vào kịch bản khai thác. Những năm khô hạn thì sự thiếu hụt nước sẽ trầm trọng hơn, còn mùa mưa thì không lớn về nguồn nước trên sông Mekong, nhưng có thể làm thay đổi đặc điểm thủy văn”- TS Lê Anh Tuấn thông tin.

Những giả thiết về tác động môi trường của dự án kênh đào Funan Techo
Phối cảnh 3D dự án kênh đào Phù Nam Techo do Bộ Giao thông công chánh Campuchia công bố gần đây - Ảnh: Chính phủ Campuchia

Hiện thông tin về dự án này chưa đầy đủ nên tất cả các nhà khoa học đang đưa ra những giả thiết dựa trên các số lượng khá ít ỏi. Tuy nhiên, nếu dự án này được triển khai để phục vụ nước tưới cho một diện tích lớn vào mùa khô thì rõ ràng phía Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng khiến diện tích canh tác lúa sẽ bị thu hẹp, tình trạng xâm nhập mặn sẽ diễn ra ngày một phức tạp.

TS. Lê Anh Tuấn cũng bày tỏ lo ngại, nếu kênh đào này được triển khai sẽ tiềm ẩn nhiều tác động tới hệ sinh thái, môi trường nước và tính đa dạng sinh học về phía Việt Nam và cả một phần phía Cambodia.

Cụ thể, vào mùa mưa, đường đắp bờ hai bên kênh thành đường giao thông sẽ trở thành con đê cắt ngang qua các cánh đồng ngập lũ (lũ trên sông Mê Kông là lũ tràn đồng). Như vậy, đặc điểm phân bố nước sẽ thay đổi nghiêm trọng, phía bắc của kênh diện tích ngập sẽ gia tăng lên, trong khi phần đất phía nam và vùng trũng Tứ Giác Long Xuyên sẽ giảm lũ, từ đó làm giảm nguồn cá, phù sa và thay đổi hệ sinh thái đất ngập nước hoặc các khu bảo tồn...

Trước đó, liên quan tới dự án kênh đào Funan Techo, Báo Công Thương cũng đã có những trao đổi với GS.TS Vũ Trọng Hồng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam. GS. TS Vũ Trọng Hồng cho biết: “Hiện nhiều thông tin cho rằng, Dự án kênh đào Funan Techo (hay còn gọi là dự án kênh đào Phù Nam - Techo) của Campuchia có thể sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy về sông Tiền, sông Hậu, điều này đồng nghĩa với việc đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị mất đi một lượng nước nhất định. Đây là điểm rất mới mà chúng ta phải xem xét. Tuy nhiên, cùng với việc nhờ tiếng nói của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, tôi cho rằng Việt Nam phải có giải pháp tích cực cho chính mình”.

Do đó, về lâu dài, Việt Nam vẫn phải có một chiến lược sử dụng nước. Sử dụng nước tự nhiên chúng ta sẽ không dùng chữ thuận thiên nữa. Cũng có nhiều ý kiến phê phán chữ thuận thiên. Tuy nhiên, tôi cho rằng, thuận thiên là đúng nhưng chưa đủ”- GS.TS Vũ Trọng Hồng khẳng định.

Hiện nhiều hồ lớn chủ yếu là phát điện. Hồ thủy lợi số lượng không nhiều và nhỏ. Trong miền Nam, Hồ Dầu Tiếng là lớn nhất. Do đó, đã đến lúc tại Đồng bằng sông Cửu Long cần làm hồ chứa ngay trên cánh đồng vùng đó.

Việc này không từ lý do dự án kênh đào Funan Techo. Nguyên nhân quan trọng hơn là chúng ta đang bị nước biển dâng. Việc xây dựng hồ chứa nước để phòng trường hợp nếu trong hàng trăm năm tới, khi bị ngập đến đồng bằng sông Cửu Long thì chúng ta vẫn sản xuất và canh tác được.

GS. TS Vũ Trọng Hồng còn cho rằng, chúng ta cần học Hà lan. Bởi Hà Lan là quốc gia có mực nước thấp hơn mực nước biển nhưng họ vẫn phát triển được. Tại Hà Lan, bên cạnh những hồ nước mặn họ có những hồ nước ngọt, và 2 bên họ dùng phương pháp luân chuyển, bao giờ hồ chứa nước ngọt cũng ở trên cao và nước mặn ở phía dưới thấp. Họ chuyển nước ngọt xuống nước mặn và pha lại thành nước lợ, nước lợ này nuôi thủy sản là dễ nhất. Trong trồng lúa, độ mặn cứ dưới 4 phần nghìn là sống được. Việt Nam cần xem lại chiến lược của mình về vấn đề sử dụng nước.

Trước đây chúng ta dựa vào đề xuất Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, tuy nhiên, nếu trường hợp này thì chúng ta cũng cần có cách giải pháp riêng của mình.

Trong lưu vực sông Mê Kông, Việt Nam và Campuchia đều nằm ở hạ nguồn, đã và đang chịu tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển nông nghiệp và thủy điện ở thượng nguồn. Các tác động bất lợi mà cả 2 nước cùng đều phải đối mặt đó là lũ giảm; mất phù sa; gia tăng xói lở; giảm nguồn lợi thủy sản và đặc biệt dòng chảy kiệt trái quy luật làm xâm nhập mặn khó lường.

Những giả thiết về tác động môi trường của dự án kênh đào Funan Techo
Phối cảnh dự án kênh đào Funan – Techo của Campuchia

Xét về vị trí địa lý, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam nằm ở hạ lưu của Campuchia nên trong trường hợp này Campuchia được coi là thượng lưu của Việt Nam. Ngược lại, ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, nước theo các sông Sê San và Srê Pok lại chảy qua Campuchia trước khi về đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy trong trường hợp này Việt Nam lại là thượng lưu của Campuchia.

Quốc gia ở cuối nguồn bao giờ cũng bị thiệt thòi. Thiên nhiên cũng bắt đầu khô hạn nhiều. Do đó, Việt Nam cần có chiến lược thuận với thời tiết, chung sống cùng với các nước và phải đặt vấn đề tiết kiệm nước.

Hiện nay, việc tiết kiệm nước của chúng ra gần như ít đặt ra, người nông dân muốn dùng như thế nào thì dùng, chỗ thì nuôi cá, chỗ trồng lúa mà không đặt vấn đề tiết kiệm nguồn nước. Bởi ngay Luật Tài nguyên nước cũng không đề cập đến vấn đề này mà mới nói chung chung là tưới ít nước.

Tuy nhiên, chúng ta phải có một chiến lược chứ không chỉ dừng ở 1 câu nói này. Chiến lược cụ thể là gì? Chúng ta hỗ trợ người dân kinh phí như thế nào trong tiết kiệm nước?

Ngày 5/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu gần đây của phía Campuchia về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia trong chính sách đối ngoại của mình, mong muốn quan hệ hai nước ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Đối với dự án kênh đào Funan Techo, Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia theo tinh thần của Hiệp định Mekong 1995, phù hợp với các quy định liên quan của Ủy hội sông Mekong và quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Bà Phạm Thu Hằng bày tỏ: Chúng tôi mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án này đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong cùng các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông, quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước và tài nguyên nước sông Mekong, vì sự phát triển bền vững của lưu vực, tình đoàn kết gắn bó giữa các quốc gia ven sông và tương lai của các thế hệ mai sau.

Thụy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Lại cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân

Hà Nội: Lại cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân

Saigon Co.op trao tặng nước uống, nước sinh hoạt và bồn chứa cho bà con vùng hạn mặn

Saigon Co.op trao tặng nước uống, nước sinh hoạt và bồn chứa cho bà con vùng hạn mặn

Các điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Các điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Hà Nội: Quảng bá hơn 1.000 dòng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao

Hà Nội: Quảng bá hơn 1.000 dòng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao

Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, công đoàn

Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, công đoàn

Giải mã hiện tượng lạ trên bầu trời Hà Nội đêm qua 18/5

Giải mã hiện tượng lạ trên bầu trời Hà Nội đêm qua 18/5

Học tập và làm theo Bác: Để xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn vững mạnh

Học tập và làm theo Bác: Để xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn vững mạnh

Thời tiết hôm nay ngày 19/5/2024: Bắc Bộ mưa dông; Nam Bộ ngày nắng, đêm mưa rào

Thời tiết hôm nay ngày 19/5/2024: Bắc Bộ mưa dông; Nam Bộ ngày nắng, đêm mưa rào

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/5/2024: Có mưa dông, lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/5/2024: Có mưa dông, lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa dông

Thanh Hóa: Hàng ngàn thanh niên công nhân được khám chữa bệnh miễn phí

Thanh Hóa: Hàng ngàn thanh niên công nhân được khám chữa bệnh miễn phí

Sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế

Sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế

Triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả

Triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả

20.000 bác sĩ tham gia Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ tham gia Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành chiếu sáng Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành chiếu sáng Việt Nam

Mức chênh lệch lương hưu khi nghỉ hưu trước và sau cải cách tiền lương

Mức chênh lệch lương hưu khi nghỉ hưu trước và sau cải cách tiền lương

Vụ cháy tại Đường Láng, Hà Nội: 50 người đã được lực lượng chữa cháy hướng dẫn thoát nạn

Vụ cháy tại Đường Láng, Hà Nội: 50 người đã được lực lượng chữa cháy hướng dẫn thoát nạn

Thời tiết hôm nay ngày 18/5/2024: Bắc Bộ có mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 18/5/2024: Bắc Bộ có mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/5/2024: Có mưa rào và dông, trong mưa dông khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/5/2024: Có mưa rào và dông, trong mưa dông khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Xem thêm