Giá gạo ở châu Á tiếp đà tăng do thị trường thắt chặt vào đầu năm 2024 Kỳ vọng giá gạo tăng ngay sau Tết |
Indonesia sẽ nhập khẩu tới 3,6 triệu tấn gạo
Về nhập khẩu, Indonesia - quốc gia nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam vừa có động thái mới. Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, ngày 26/2, Bộ trưởng Thương mại Indonesia, ông Zulkifli Hasan đã thông báo rằng Chính phủ nước này vừa quyết định tăng hạn thêm hạn ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2024 thêm 1,6 triệu tấn.
Trước đó, Bộ Thương mại Indonesia đã cấp giấy phép nhập khẩu gạo cho 2 triệu tấn gạo trong năm 2024. Giấy phép nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn sẽ sớm được ban hành sau khi hoàn tất một số thủ tục hành chính liên quan. Nâng tổng số gạo sẽ nhập khẩu trong năm 2024 sẽ là 3,6 triệu tấn.
Giá lúa gạo được kỳ vọng tăng trở lại |
Đây là con số cao kỷ lục từ khi nước này nhập khẩu gạo trở lại vào năm 2022 sau một thời gian tự chủ. So với các dự báo trước đó của các tổ chức thế giới, lượng gạo nhập khẩu vừa công bố cũng cao hơn đến 600.000 tấn.
Nguyên nhân do sản xuất gạo trong nước thiếu hụt vì việc gieo trồng vụ lúa chính trong năm bị chậm vì thiếu nước.
Dự báo, Chính phủ Indonesia sẽ phải tiếp tục sớm mở thầu mua thêm gạo, ngoài đợt chốt thầu cuối tháng 1/2024 (trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã thắng thầu cung cấp hơn 300.000 tấn). Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần theo dõi sát thông tin thị trường, tranh thủ cơ hội xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm sang thị trường Indonesia.
Ấn Độ duy trì chính sách áp thuế 20% vô thời hạn
Trong một diễn biến khác, nhà xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng hàng đầu thế giới là Ấn Độ gần đây liên tiếp đưa ra hai thông tin quan trọng là gia hạn thuế xuất khẩu 20% vô thời hạn với gạo đồ và mời thầu 35.000 tấn gạo trắng 25% tấm (non-basmati).
Cụ thể, ngày 22/2 Ấn Độ công bố thông tin gia hạn thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ. Trước đó, ngày 25/8/2023 nước này thông báo áp thuế xuất khẩu 20% với gạo đồ, hiệu lực đến tháng 10/2023 và sau đó được tiếp tục gia hạn đến 31/3/2024. Lần này, chính sách thuế sẽ kéo dài vô thời hạn.
Theo các số liệu về xuất khẩu gạo của Ấn Độ, mỗi năm nước này xuất khẩu từ 7 - 8 triệu tấn gạo đồ, việc gia hạn thuế nhằm đảm bảo an ninh lương thực và chống lạm phát trước kỳ bầu cử sắp tới.
Chính sách đáng chú ý nữa là Ấn Độ thông báo mời thầu 35.000 tấn gạo trắng 25% tấm (non-basmati). Được biết lượng gạo này nhằm mục đích phục vụ cho xuất khẩu theo kênh chính phủ mà Ấn Độ cam kết với các đối tác.
Củng cố niềm tin giá gạo tăng lại?
Tại Việt Nam, trong hơn 1 tuần qua giá gạo xuất khẩu và nội địa liên tục sụt giảm, trong đó giá gạo xuất khẩu loại tiêu chuẩn 5% tấm hiện đã giảm xuống mốc 607 USD/tấn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những động thái trên cùng những dữ liệu khác cho biết Myanmar và Campuchia mặc dù là nguồn cung gạo nhưng sản lượng không đáng kể. Còn Thái Lan lại bị khô hạn nặng nề. Vì thế, nhiều khả năng rằng giá gạo sẽ tăng trở lại, song chúng ta không nên quá kỳ vọng giá sẽ tăng quá cao vì gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu mà các chính phủ đều muốn kềm giá.
Giá lúa đồng loạt tăng trở lại Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang trong ngày 27/2, giá lúa hôm nay đã tăng trở lại từ 50-300 đồng/kg sau thời gian giảm mạnh. Cụ thể, lúa OM 5451 ở mức 7.300 - 7.450 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg; IR 50404 giá 7.200 - 7.350 đồng/kg (tăng 50 đồng); Đài thơm 8 dao động 7.600 - 7.800 đồng/kg (tăng 100 đồng); OM 18 giá 7.600 - 7.800 đồng/kg (tăng 100 đồng); Nàng Hoa 9 giá 7.500 - 7.800 đồng/kg (tăng 300 đồng)… |