Thứ hai 12/05/2025 07:34

Những doanh nghiệp nào được bán hàng đa cấp tại Hải Dương?

Theo Sở Công Thương Hải Dương, hiện có 12 doanh nghiệp được Sở xác nhận hoạt động bán hàng đa cấp tại Hải Dương, giảm 2 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2023.

Về 12 doanh nghiệp này, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cho biết, hiện nay, chỉ có Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam có trụ sở chính tại Hải Dương.

Doanh thu từ các doanh nghiệp đa cấp tại Hải Dương hàng năm đạt hơn 500 tỷ đồng

10 doanh nghiệp còn lại có văn phòng đại diện tại Hải Dương là các Công ty TNHH Một thành viên Herbalife Việt Nam (phường Bình Hàn), AmWay Việt Nam (phường Quang Trung), Nu Skin Enterprises Việt Nam (phường Trần Phú), Seacret (phường Ngọc Châu), Elken In (phường Hải Tân), Kyowon The Orm Việt Nam (phường Ngọc Châu) (cùng TP Hải Dương), Gcop Việt Nam (xã Lê Ninh, Kinh Môn), Oriflame Việt Nam (xã Thanh Giang, Thanh Miện) và Công ty CP Tập đoàn liên kết Việt Nam (phường Lê Thanh Nghị, TP Hải Dương). Các doanh nghiệp này có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương. Cùng kỳ năm 2023, đa số doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại Hải Dương không có văn phòng đại điện tại địa phương.

Riêng Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh nhưng hiện không có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Hải Dương.

Kinh doanh đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Việc kinh doanh đa cấp phải đủ điều kiện và được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Sở Công Thương tỉnh Hải Dương thông tin thêm, các doanh nghiệp được xác nhận hoạt động bán hàng đa cấp tại Hải Dương chủ yếu kinh doanh thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng… Doanh thu từ các doanh nghiệp đa cấp tại Hải Dương hàng năm đạt hơn 500 tỷ đồng.

Theo Nghị định số 18/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, để được xác nhận hoạt động bán hàng tại địa phương, các doanh nghiệp phải đáp ứng 1 trong 4 tiêu chí gồm: Có trụ sở hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại địa phương; đối với doanh nghiệp không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh tại địa phương thì phải cử đầu mối liên hệ tại địa phương và đầu mối này phải được đào tạo, trải qua kỳ kiểm tra kiến thức và được Bộ Công Thương cấp xác nhận kiến thức mới có thể làm đầu mối cho doanh nghiệp.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bán hàng đa cấp

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD