Thị trường Tết Đoan ngọ tại TP. Hồ Chí Minh nhộn nhịp, giá ổn định Thị trường Tết Đoan Ngọ sôi động, mâm cúng đặt trước cả tuần vẫn "cháy hàng" |
Theo quan niệm của người xưa, Tết Đoan Ngọ là thời điểm kết thúc vụ mùa, người dân làm lễ dân hương để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ thắng lợi. Bên cạnh đó, lễ cúng Tết Đoan Ngọ người dân còn gửi gắm hy vọng vào mùa vụ sau sẽ tươi tốt, mầm bệnh bị tiêu diệt, cây trái sinh sôi nảy nở, cùng mong ước con người luôn mạnh khỏe, không bệnh tật.
Ở miền Nam, vào ngày Tết Đoan Ngọ, người ta thường mua bánh ú nước tro, có thể kèm lá xông và trái cây về cúng. Người miền Trung có nơi mua vịt quay, có nơi rủ nhau đi tắm biển hoặc tắm nước múc lên từ giếng vào lúc đúng 12 giờ trưa.
Ở miền Bắc, vào ngày này, thường ăn cơm rượu, quả vải, có mận… cho trẻ con ăn ngay khi ngủ dậy. Trong đó, bánh ú nước tro thường có hình chóp, to bằng nắm tay được bán khắp các chợ và dọc đường vào ngày Tết Đoan Ngọ. Trước đây, người ta dùng lá tre để gói bánh, nhưng ngày nay một số nơi đã thay lá tre bằng lá chuối. Bánh thường dùng để cúng hoặc làm quà cho người quen trong dịp này.
Ở một số vùng quê, đến ngày nay vẫn còn lưu truyền tục hái lá thuốc vào giờ Ngọ của ngày mùng 5/5 vì tin rằng đây là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm. Người ta thường hái bất kỳ các loại lá gì có sẵn trong vườn, có thể phơi khô, để dành trị bệnh.
Ngày trước, Tết Đoan Ngọ người ta còn nhuộm móng tay cho trẻ con. Mang áo trẻ lên chùa để xin con dấu, vẽ bùa vì cho rằng trẻ mặc các áo này sẽ không bị tà ma quấy nhiễu.
Theo truyền thống, trong ngày Tết Đoan ngọ 5/5 âm lịch, mọi người thường thực hiện một số nghi thức.
Giết sâu bọ
Theo quan niệm, trong ngày Tết Đoan ngọ, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm bằng các món cơm rượu nếp, bánh gio và trái cây như mận, vải... Trẻ em khi vừa ngủ dậy, còn ở trên giường đã được cho dùng các món này và cả trứng luộc, được bôi hùng hoàng vào thóp đầu, ngực, rốn để diệt sâu bọ, sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay. Người lớn khi vừa dậy không được đặt chân xuống đất ngay mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ rồi ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó họ mới bước chân ra khỏi giường, uống một ít rượu hoặc ăn bát cơm rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đến ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Cúng Tết Đoan ngọ
Mâm lễ cúng Tết Đoan ngọ gồm: Hương, hoa, vàng mã, nước, cơm rượu nếp, các loại trái cây như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối..., bánh gio, chè hạt sen. Tùy theo điều kiện mà có thể thêm bớt các món.
Tắm nước lá
Vào ngày mùng 5/5, sau khi ăn cơm rượu nếp để giết sâu bọ, nhiều gia đình chuẩn chuẩn bị nước tắm từ các loại thảo dược như lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… Người xưa cho rằng, việc tắm lá thuốc giúp cơ thể thơm tho, khoan khoái dễ chịu, trị được cảm mạo và xua mầm bệnh.
Trong ngày Tết Đoan ngọ, theo quan niệm cũng có những kiêng kỵ vào ngày này như kiêng để dép lộn xộn, không soi gương sau nửa đêm, tránh làm rơi hay mất tiền, tránh dừng chân nơi âm u...