Những "cỗ máy" thủy lợi khổng lồ ở vùng núi Nghệ An

Đồng bào dân tộc Thái sống ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn lưu giữ những chiếc guồng nước ngày đêm lấy nước từ dòng sông tưới cho những cánh đồng lúa.
Những thôn, bản kiểu mẫu ở miền núi Nghệ An Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ mô hình du lịch cộng đồng ở Nghệ An

Guồng nước khổng lồ làm thuỷ lợi

Không biết từ bao giờ, những chiếc guồng nước (còn gọi là cọn nước) đã trở nên quen thuộc với người dân ở xã Châu Tiến - huyện Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An). Đó là guồng quay, là những nông cụ dùng để lấy nước tưới tiêu, là công trình thủy lợi được bà con tự chế và bảo tồn, duy trì từ đời này sang đời khác. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao chống chọi lại với hạn hán. Chiếc guồng nước không chỉ thể hiện nét văn hóa, lưu giữ tập quán canh tác đặc trưng của vùng cao xứ Nghệ mà nhiều địa phương đã sáng tạo làm du lịch, thu hút du khách.

Những

Những chiếc cọn nước đẹp hoang sơ, độc đáo giúp thu hút du khách về miền Tây xứ Nghệ

Đặc thù chung của các huyện miền núi Nghệ An là địa hình núi non hiểm trở nên hồ đập ít, nhỏ lẻ, các dòng khe suối cũng có độ dốc lớn. Thế nên việc tích trữ nước, chống hạn vào mùa khô hết sức khó khăn. Mặt khác, việc chống hạn bằng những chiếc máy bơm chạy bằng xăng dầu, tưới nước tốc độ nhanh là điều rất xa xỉ vì chi phí lớn… Từ nhiều năm nay, bà con người Thái ở các huyện miền Tây Nghệ An như Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Con Cuông đã có phương án đối phó với hạn hán bằng những chiếc guồng nước bằng tre tự chế hết sức độc đáo, đơn giản, chi phí thấp mà hiệu quả lại cao.

Ở huyện Quỳ Châu hiện có hơn 200 chiếc guồng ngày đêm lấy nước từ dòng sông tưới cho những cánh đồng lúa nước. Tại các bản Hoa Tiến 1, Hoa Tiến 2 thuộc xã Châu Tiến, người dân sống bên dòng sông Hiếu ruộng chủ yếu là đất pha cát, dùng máy bơm cũng chỉ được một hai ngày, dân nghèo nên không có tiền mua máy bơm nước, lại tốn xăng dầu. Và, cách chống hạn bằng những chiếc cọn nước tự chế đơn giản, kinh phí ít, nhưng lại mang đến hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Theo chân anh Sầm Văn Túc - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu) lên những cánh đồng lúa xanh mướt, chúng tôi ngạc nhiên khi biết rằng ở Châu Tiến vẫn đang còn khoảng 200 chiếc guồng nước nằm trải dài trên những cánh đồng lúa nước rộng gần 280ha của xã. Theo lời anh Túc, những chiếc guồng nước này liên tục chảy qua bao đời, giúp người dân điều tiết nguồn nước, đưa nước lên những vùng ruộng cao, bổ sung thủy lợi. Nhờ guồng nước nên nguồn nước ở đây được đảm bảo quanh năm, đem đến những vụ mùa bội thu, giúp bà con no ấm.

Những

Guồng nước được làm san sát bên bờ ruộng

Châu Tiến có gần 280ha đất trồng lúa, trong đó có khoảng một nửa thường xuyên thiếu nước, việc đảm bảo nước tưới tiêu bằng kênh mương thủy lợi là không thể, bà con tự làm cọn nước chống hạn rất tốt, tiết kiệm kinh phí xây dựng hệ thống thủy lợi, với những chiếc cọn nước bà con đã giải quyết được khó khăn cho chính quyền trong việc chống hạn”, anh Túc nói thêm.

Theo bà con người Thái tại các bản Hoa Tiến 1, Hoa Tiến 2 ở xã Châu Tiến, mùa lúa nước của một năm bắt đầu từ tháng Chạp, tháng Giêng. Để kịp mùa vụ, kịp có nước tưới đồng, người dân Châu Tiến thường bắt đầu làm guồng nước từ tháng 9, tháng 10.

Những
Ông Lê Ngọc Châu ở bản Hoa Tiến 2, được xem như nghệ nhân làm guồng nước lâu nhất của bản

Ở tuổi 65, ông Lê Ngọc Châu ở bản Hoa Tiến 2, được xem như nghệ nhân làm guồng nước lâu nhất của bản. Theo ông Châu, vật liệu làm guồng nước hoàn toàn từ tự nhiên và có thể tìm thấy trong rừng. Nhưng muốn guồng tốt, guồng đẹp thì phải mất thời gian, phải “trèo đèo lội suối” lặn lội tìm kiếm, có khi mất đến một tuần mới đủ. Kể về điều này, ông Châu cho biết: Trước đây chúng tôi mỗi gia đình thường có từ 2 - 3 người đi bộ vào rừng để tìm tre. Giờ thì tiện hơn bởi có xe máy, đi vào đến bìa rừng rồi luồn sâu vào trong để chọn tre, chọn nứa. Ngoài ra, còn phải tìm được loại cây chạc chĩu để làm dây cột.

Quy trình làm một chiếc guồng nước, từ khi đi lấy nguyên liệu, rồi về chọn lựa, ngâm nước, đến khi chẻ tre và làm thành hình hài thường kéo dài đến 1 tháng. Quá trình tưởng đơn giản nhưng rất công phu bởi một chiếc guồng cần đến 160 cây tre, cây nào cây nấy phải tương đồng nhau. Rồi phải chọn cây tre để làm ống nước, cây nào hợp làm vành, cây nào dùng để làm ống múc nước đều phải cân nhắc. Trong quá trình làm, nếu chỉ lệch một que trẻ đều có thể dẫn đến sai sót toàn bộ cấu trúc, khiến cho chiếc guồng không quay, không đổ nước được. Nhẩm tính của bà con, tính cả công, cả nguyên vật liệt, giá của một chiếc guồng nước cũng từ 6 - 7 triệu đồng.

Có thể vì giá thành cao, việc làm guồng lắm công phu nên người dân ở Châu Tiến ít khi thuê mà mỗi gia đình đều cố gắng có một người biết làm guồng. Qua năm tháng, người già truyền lại cho người trẻ, bố truyền lại cho con… nên nghề làm guồng không mất đi mà vẫn được bồi đắp, giữ gìn. Ở Châu Tiến cũng không ai nghĩ sẽ thay thế guồng nước bằng một giải pháp thủy lợi nào khác bởi dường như không phù hợp. Chỉ có guồng nước mới đem nước đến từng ô ruộng nhỏ, giúp tưới tiêu cho cả cánh đồng.

Guồng nước... làm du lịch

Guồng nước là một nét đặc trưng riêng của bà con người Thái miền Tây xứ Nghệ. Chiếc guồng nước gắn bó với người dân ở đây từ bao năm, không ai có thể trả lời được. Chỉ biết, trai làng ở Châu Tiến, ai lớn lên cũng biết làm guồng nước. Nhà nào ít thì mỗi năm làm một cái, nhiều hơn thì hai, ba cái. Làm chiếc guồng nước cũng quan trọng như dựng một cái nhà, phải có sự chuẩn bị, phải cẩn thận, chi tiết. Vào mùa làm guồng nước, Châu Tiến như một công xưởng thủ công. Nhà nhà đục đục, xẻ xẻ. Khi guồng nước làm xong, phải huy động hàng chục người mới có thể chở được guồng nước ra cánh đồng, dựng lên rồi chờ đợi guồng nước vận hành. Những ngày đó, Châu Tiến vui như mở hội…

Những
Bà con người Thái tự làm guồng nước bằng tre, nứa, gỗ nhỏ, chi phí thấp và thân thiện với môi trường

Theo người dân trong bản, guồng nước ông Lê Ngọc Châu làm bao giờ cũng rất đặc biệt bởi nó to, tròn đều, có chiếc rộng đến 10m. Nhìn từ xa, chiếc guồng nước giống như chiếc bánh xe khổng lồ. Theo lời ông Châu, từ chiếc tăm, chiếc vàng, ống múc nước hay là tấm chắn nước để nước đẩy guồng đều được ông chọn lọc tỉ mỉ cẩn thận, trăm chiếc như một.

Guồng nước bình thường dùng được 2 năm, sau đó tu sửa lại và có thể sử dụng tiếp. Guồng nước cũng rất thuận lợi cho việc đưa nước vào tưới tiêu cho những cánh đồng khô hạn ở vị trí cao…”, ông Châu nói.

Những chiếc guồng nước ở các bản vùng cao ngày đêm âm thầm lấy nước với tiếng róc rách vui tai nay đã trở thành biểu tượng đặc trưng của người dân miền núi. Không những thế, những chiếc guồng còn khiến cảnh quan nơi đây thêm phần tươi đẹp, gợi lên nét xưa cũ của bản làng, níu chân du khách đến chiêm ngưỡng…. Vì thế, một số địa phương đã tận dụng việc này để khai thác tối đa tác dụng của cọn nước. Và, cọn nước ngoài việc lấy nước chống hạn còn trở hành công cụ giúp người dân làm du lịch.

Tiên phong trong việc đưa guồng nước làm du lịch. Tại xã Yên Na và Yên Hòa, huyện Tương Dương, bên dòng suối Chà Hạ yên bình có đến hàng trăm cọn nước san sát nhau tạo nên một khung cảnh hết sức đẹp mắt, thơ mộng để chào đón du khách.

Ông Nguyễn Hữu Hiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương rất kỳ vọng rằng, ngoài tác dụng tuyệt vời về việc chống hạn thì trong tương lai cọn nước sẽ tiếp tục được các địa phương của huyện nhà phát huy tác dụng thu hút du khách, phát triển du lịch. “Trong thời gian tới, huyện sẽ có phương án chỉ đạo các xã, phối hợp với các đơn vị có kinh nghiệm trong làm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái để tạo nên những tour thu hút du khách bằng cách kết hợp nhiều địa danh, địa điểm từ văn hóa đến cảnh quan, trong đó có quần thể cọn nước để đẩy mạnh phát triển du lịch địa phương” - ông Hiến nói.

Chiếc guồng nước không chỉ đóng vai trò điều tiết thủy lợi mà giờ đây đã đem đến cho vùng núi Nghệ An một hình ảnh riêng độc đáo. Nhiều gia đình ngoài sử dụng guồng nước cho những cánh đồng còn làm thêm các mô hình để đặt trong những điểm du lịch cộng đồng. Người dân không chỉ làm guồng cho gia đình mà trở thành những nghệ nhân, những thợ lành nghề… quảng bá, giới thiệu cho du khách về quy trình để có những chiếc guồng quay đẹp đẽ. Trên cánh đồng lúa nước, những chiếc guồng quay miệt mài chở nước về đồng ruộng còn trở thành điểm check-in, thu hút khách du lịch và tạo thành một điểm nhấn riêng níu chân du khách thập phương.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa): Đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa): Đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì của Chủ tịch nước và Bằng công nhận huyện Thọ Xuân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Điểm lại một số đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số tại tỉnh Quảng Ninh trong năm 2024

Điểm lại một số đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số tại tỉnh Quảng Ninh trong năm 2024

Năm 2024, Quảng Ninh đã có nhiều đột phá trong công cuộc cải cách hành chính và chuyển đổi số, góp phần giải quyết khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Những nỗ lực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận cho thành phố Đông Triều.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Sở Công Thương Hải Phòng phát động Tháng khuyến mại năm 2024

Sở Công Thương Hải Phòng phát động Tháng khuyến mại năm 2024

Ngày 3/12, Sở Công Thương Hải Phòng tổ chức lễ phát động Tháng khuyến mại Hải Phòng năm 2024, chương trình thu hút hơn 1.000 doanh nghiệp trên địa bàn tham gia.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Công nghiệp, thương mại còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2024

Quảng Bình: Công nghiệp, thương mại còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2024

Mặc dù triển khai nhiều giải pháp linh hoạt và đồng bộ, tuy nhiên, công nghiệp và thương mại của Quảng Bình trong năm 2024 vẫn còn gặp nhiều khó khăn
Vì sao tỉnh Thanh Hóa dừng khai thác đất san lấp dự án khu đô thị Bình Sơn của Công ty VACIC?

Vì sao tỉnh Thanh Hóa dừng khai thác đất san lấp dự án khu đô thị Bình Sơn của Công ty VACIC?

Tỉnh Thanh Hóa vừa chỉ đạo tạm dừng khai thác đất làm vật liệu san lấp dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Bình Sơn của Công ty cổ phần Xây dựng VACIC.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Lạng Sơn: Khai mạc Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung

Lạng Sơn: Khai mạc Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung

Tối 2/12 tại tỉnh Lạng Sơn, diễn ra khai mạc Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2024) với chủ đề: Liên kết - Hợp tác - Phát triển.
Nam Định thực hiện 77,5% vốn đầu tư công do địa phương quản lý

Nam Định thực hiện 77,5% vốn đầu tư công do địa phương quản lý

11 tháng năm 2024, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư công) do địa phương quản lý của Nam Định đạt 77,5% kế hoạch năm.
Chủ tịch Đà Nẵng: Đảm bảo mọi quyền lợi, không được gây phiền hà cho Nhân dân khi sắp xếp huyện, xã

Chủ tịch Đà Nẵng: Đảm bảo mọi quyền lợi, không được gây phiền hà cho Nhân dân khi sắp xếp huyện, xã

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu phải đảm bảo mọi quyền lợi, không được gây phiền hà cho Nhân dân khi thực hiện sắp xếp huyện, xã theo Nghị quyết 1251.
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Ông Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình vừa được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Quảng Ninh ban hành nhiều chính sách đưa sản xuất công nghiệp

Quảng Ninh ban hành nhiều chính sách đưa sản xuất công nghiệp 'vượt khó'

Với những chính sách kịp thời, phù hợp từ chính quyền tỉnh Quảng Ninh, các chỉ số phát triển công nghiệp của tỉnh ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng.
Quảng Ninh vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu của du lịch tàu biển quốc tế

Quảng Ninh vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu của du lịch tàu biển quốc tế

Tỉnh Quảng Ninh tập trung khai thác tiềm năng, đưa du lịch tàu biển quốc tế trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển du lịch biển.
Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Với những thành tựu đạt được, Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
11 tháng năm 2024, Nam Định xuất siêu 1,007 tỷ USD

11 tháng năm 2024, Nam Định xuất siêu 1,007 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Thống kê Nam Định, 11 tháng năm 2024, cán cân xuất nhập khẩu của Nam Định nghiêng về xuất khẩu với con số xuất siêu 1,007 tỷ USD.
Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là một trong những giải pháp giúp mở rộng thị trường, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh Quảng Ninh.
11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,90%.
Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Theo Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc của lượng khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển.
Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh có nhiều lợi thế quan trọng để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, để nâng cao hiệu quả của kinh tế biển.
Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Năm 2024, Sở Công Thương Sơn La đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
TP. Hồ Chí Minh: Cuối năm, hàng loạt mặt bằng “chật vật” tìm khách thuê

TP. Hồ Chí Minh: Cuối năm, hàng loạt mặt bằng “chật vật” tìm khách thuê

Mặc dù đang là dịp cao điểm mua sắm cuối năm, nhiều mặt bằng ở TP. Hồ Chí Minh vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách thuê.
Bạc Liêu: Đẩy mạnh sản xuất và quảng bá hiệu quả các sản phẩm OCOP

Bạc Liêu: Đẩy mạnh sản xuất và quảng bá hiệu quả các sản phẩm OCOP

Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, Bạc Liêu đã và đang tập trung phát triển cũng như đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP.
Công bố Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính huyện, xã tỉnh Quảng Nam

Công bố Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính huyện, xã tỉnh Quảng Nam

Từ ngày 1/1/2025, tỉnh Quảng Nam sẽ có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm huyện Nông Sơn; 233 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 8 đơn vị.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động