Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại Canada tăng cao
Thương mại Thứ tư, 22/06/2022 - 06:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bình Định mở rộng thị trường tiêu thụ cá ngừ đại dương |
Cùng với thuận lợi từ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Canada đang còn nhiều dư địa phát triển và dự kiến xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Ngay trong năm 2022, sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã có sự chuyển biến rất tích cực. Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý I/2022, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã đạt hơn 259 triệu USD, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi bùng phát đại dịch Covid-19. Với kim ngạch như trên, xuất khẩu cá ngừ quý I đạt mức cao nhất trong 5 năm qua.
Đặc biệt, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường CPTPP có xu hướng tăng tốc. Theo đó, giá trị xuất khẩu sang thị trường CPTPP trong tháng 3/2022 tăng 49%, đạt gần 14 triệu USD. Lũy kế 3 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt 30,4 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ. Riêng Canada đang là điểm sáng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 14 triệu USD, tăng 70%. Không những thế, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này còn tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
![]() |
Thị trường Canada đang rộng mở cơ hội cho cá ngừ Việt Nam |
Theo VASEP, hiện Canada là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ, với tỷ trọng chiếm gần 5% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ và là thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối CPTPP. Việt Nam đồng thời là nguồn cung cá ngừ lớn thứ hai cho thị trường Canada, sau Thái Lan, chiếm 12% tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ của Canada năm 2021. Tại thị trường này, cá ngừ đông lạnh Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất.
Ngoài việc hưởng mức thuế tối huệ quốc MFN 0% từ trước khi CPTPP được ký kết, thị trường Canada còn có một số thuận lợi rất tốt để cá ngừ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, đó là không có hạn ngạch xuất khẩu, các sản phẩm thủy sản Canada và Việt Nam mang tính tương hỗ lẫn nhau hơn là cạnh tranh trực tiếp; đồng thời, sản phẩm nhập khẩu vào Canada rất dễ tiếp cận thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, với dân số gần 38,3 triệu người và chính sách thu hút người nhập cư của Canada, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân nước naây đang không ngừng tăng lên.
Với những lợi thế đó, theo nhận định của VASEP, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Canada còn nhiều dư địa, và dự kiến xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Tuy vậy, dù đang có những thuận lợi, song vẫn còn đó những lo ngại để cá ngừ tiếp đà tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Canada. Trong đó, VASEP chỉ ra một số thách thức như: Chi phí logistics đang gia tăng; các rào cản thương mại gia tăng. Đặc biệt, xuất khẩu cá ngừ đang phải đối mặt với thiếu nguyên liệu, giá cá ngừ nguyên liệu tăng cao; phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm từ Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. "Trước các thách thức này, dù tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các doanh nghiệp vẫn còn ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh nên sự phục hồi này mới chỉ là ở bước đầu"- VASEP nhận định.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada tại Đông Nam Á nhưng thị phần hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Canada mới chỉ chiếm 1,7% giá trị nhập khẩu của Canada. Đây chính là cơ hội để sản phẩm thủy sản, trong đó có cá ngừ tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu thời gian tới. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thị trường Bắc Âu: Ưa chuộng hàng Việt

Hạt nhựa HDPE Việt Nam không bị Philippines áp dụng thuế tự vệ

Xuất khẩu gạo đón nhiều tín hiệu vui

Sở Công Thương Đồng Nai hoàn thành 34,25% kế hoạch xúc tiến thương mại

Tuần Giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra từ ngày 4 - 8/7/2022
Tin cùng chuyên mục

173 doanh nghiệp tham dự triển lãm Automechanika 2022 tại TP. Hồ Chí Minh

Giảm phát thải khí nhà kính để đưa sản phẩm tiếp cận thị trường khó tính

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng trưởng 2 con số do đâu?

Đắk Nông, Hậu Giang: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản vào các siêu thị TP. Hồ Chí Minh

Triển lãm chuyên ngành chăn nuôi quốc tế đầu tiên mở lại sau dịch

Xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ: Giảm lượng, tăng “chất”

Tiếp sức hàng Việt xuất khẩu xuyên biên giới

Ngày 5-6/7: Giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản

Ngành dệt may xuất siêu vẫn lo giảm tăng trưởng

Việt Nam- Liên bang Nga xúc tiến thương mại lĩnh vực dệt may

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý chợ

Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường Lào

6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 27,88 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng 11% về lượng

Hóa giải điểm nghẽn trong xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương hỗ trợ “phủ sóng” nông sản trên sàn thương mại điện tử

Ngành điều hạ mục tiêu xuất khẩu năm 2022

Vụ việc 100 container hạt điều suýt bị mất tại Italia: Bài học nào cho doanh nghiệp?

Thương mại điện tử: Giải bài toán giá và dịch vụ logistics
