Nhiều hiệp hội, ngành hàng kiến nghị Tổng Bí thư về nút thắt công bố sản phẩm hàng hóa

9 hiệp hội, hội ngành nghề đã chỉ ra nhiều bất cập trong quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa và kiến nghị Tổng Bí thư về quy định này.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y Cẩm nang tích hợp quyền trẻ em trong doanh nghiệp dệt may Doanh nghiệp gặp khó vì thủ tục công bố hợp quy

Nút thắt hợp quy

Vừa qua, 9 hội, hiệp hội ngành nghề đã gửi công văn tới Tổng Bí thư Tô Lâm về việc hoàn thiện thể chế. Các hội, hiệp hội gồm: Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, Hiệp hội Thuốc Thú y Việt Nam, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn toàn thực phẩm Việt Nam.

Công văn gửi Tổng Bí thư nêu rõ: Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật (Luật TCQC) và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Luật CLSPHH) sau gần 20 năm triển khai đã có tác dụng nhất định trong việc kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa của nước ta. Đến nay, do trình độ và năng lực sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hóa của nước ta đã thay đổi; đất nước hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nên nhiều quy định của hai Luật này không còn phù hợp, gây phát sinh nhiều chi phí sản xuất không cần thiết, bỏ lỡ nhiều cơ hội cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài các sản phẩm hàng hóa của khu vực FDI xuất khẩu có sức cạnh tranh cao (ít chịu tác động bởi các quy định hành chính, điều kiện sản xuất kinh doanh của 2 Luật này), còn phần lớn hàng hóa Việt Nam vẫn thuộc nhóm có khả năng cạnh tranh hạn chế, do giá thành cao (vì quá nhiều chi phí) và giá trị thấp (mức độ chế biến sâu và hàm lượng công nghệ chưa cao); hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu phần lớn vẫn là ở dạng thô, chế biến thấp…

Những bất cập chính của 2 Luật này là ở cách thức tiếp cận về phương thức quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm hàng hóa vẫn thiên về tiền kiểm, đưa ra quá nhiều thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh; quá đề cao vai trò của nhà nước, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và các hiệp hội ngành hàng với pháp luật và người tiêu dùng về chất lượng và an toàn sản phẩm của họ làm ra; chưa phù hợp với trình độ của khoa học công nghệ và thông lệ quốc tế hiện nay, là quản lý theo hệ thống, kiểm soát rủi ro, phân tích mối nguy và thừa nhận lẫn nhau… Trong đó, đặc biệt là việc quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa, đang là căn nguyên gây áp lực, phiền hà rất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong nước.

Nhiều hiệp hội, ngành hàng kiến nghị Tổng Bí thư về nút thắt công bố sản phẩm hàng hóa
Hiệp hội sữa Việt Nam cùng nhiều hiệp hội, hội ngành nghề kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa. (Ảnh: VietFair)

Hiện nay, Quốc hội đang cho phép sửa đổi 2 Luật này, là cơ hội rất tốt để tháo gỡ những nút thắt, bất cập nêu trên, tạo động lực mới cho hoạt động SXKD phát triển, đạt tăng trưởng 2 con số và nâng tầm thương hiệu sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, nội dung và cách thức tiếp cận về phương pháp quản lý và kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm hàng hóa trong các Dự thảo gần nhất của Luật TCQC, dự kiến trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tháng 5/2025 và Luật CLSPHH thông qua trong kỳ họp tháng 10/2025 là không có sự đổi mới đáng kể so với các quy định cách đây gần 20 năm của Luật hiện hành. Nội dung chưa đáp ứng được chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc đơn giản hóa, giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, chi phí sản xuất; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, từ kiểm soát hành vi sang kiểm soát hiệu quả; chưa theo kịp được với thực tiễn sản xuất trong nước và yêu cầu hội nhập, kinh nghiệm quốc tế.

Kiến nghị hợp nhất Luật TCQC và Luật CLSPHH

Trước những bất cập trên, cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các chuyên gia, nhà khoa học đã chia sẻ và kiến nghị lên Tổng Bí thư nội dung hoàn thiện thể chế trong điều chỉnh 2 Luật quan trọng này.

Cụ thể, ghép Luật TCQC và Luật CLSPHH thành một Luật, trong đó dành một số chương, điều quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Bởi, hiện nay nội dung của 2 Luật này đang có nhiều điểm trùng lặp, chồng chéo. Tiêu chuẩn chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật chỉ là một công cụ để quản lý, kiểm soát chất lượng và an toàn sản phẩm, hàng hóa. Khi thực hiện được điều này sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý, người dân, doanh nghiệp truy cập và thực hiện.

Bỏ quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa. Bởi đây là quy định rất hình thức, không có ý nghĩa trong hoạt động quản lý và không có nước nào trên thế giới áp dụng. Theo các hiệp hội, hội đây là căn nguyên gây rất nhiều khó khăn, tiêu cực cho người dân, doanh nghiệp. Quy định này phát sinh thêm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, chi phí sản xuất, thời gian chờ đợi để hàng hóa đi vào sản xuất, lưu thông; tăng chi phí kiểm tra, thời gian thông quan, logictis với hàng hóa nhập khẩu, do buộc phải lấy mẫu công bố hợp quy 100 % các lô hàng hóa trước thông quan (tiền kiểm).

Bên cạnh đó, các hiệp hội, hội cũng kiến nghị Tổng Bí thư về việc, đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, nhà nước không nên quy định cụ thể mà theo yêu cầu của nước nhập (như quy định hiện hành), nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Đăng Khoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tạo thuận lợi sớm thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu (Hải Nam) và các địa phương liên quan.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Hội thảo khoa học kết hợp triển lãm thương mại Beauty Summit 2025 với quy mô hơn 250 gian hàng sẽ là cơ hội xúc tiến thương mại trong ngành làm đẹp.
Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Theo các chuyên gia, để đối phó với hàng giả, hàng nhái trên thị trường, công nghệ truy xuất nguồn gốc được xem là tối ưu trong bối cảnh hiện nay.
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế quý I của nhiều địa phương đã vượt kịch bản đề ra từ đầu năm, tạo đà cho việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Ưu tiên thúc đẩy, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là nhiệm vụ được Chính phủ đặt ra. Nhiều giải pháp đã được chuyên gia hiến kế.
Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Việc mở rộng chuỗi sản phẩm muối Tuyết Diêm không chỉ đa dạng hoá thị trường tiêu thụ mà còn tạo công ăn việc làm cho bà con trên địa bàn.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Philippines sẽ là quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2025. Đây là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam, song sức ép cũng vô cùng lớn.
Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Ngày 12/4, Tổng thống Trump vừa ban hành quyết định miễn thuế đối ứng cho hàng loạt thiết bị điện tử, tín hiệu tích cực cho ngành công nghệ và người tiêu dùng.
KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới, hoạt động của KOL đang vượt khỏi khung pháp lý hiện hành, đặt ra loạt thách thức mới cho quản lý nhà nước.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, EU đã ban hành thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam.
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mobile VerionPhiên bản di động