Nhiều giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030
Xã hội 24/03/2023 17:47 Theo dõi Congthuong.vn trên
Việt Nam cần nỗ lực để đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 Phát triển bền vững |
Việt Nam đạt được nhiều kết quả tốt ở một một số mục tiêu
Sáng 24/3, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) phối hợp tổ chức Hội thảo Tham vấn Dự thảo rà soát quốc gia tự nguyện thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) năm 2023 của Việt Nam, nhằm đánh giá những tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, để so sánh sau 5 năm kể từ khi Việt Nam thực hiện báo cáo lần thứ nhất vào năm 2018, đồng thời tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, nhằm hoàn thành báo cáo rà soát, giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.
![]() |
Tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu là thách thức của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững |
Ông Lê Việt Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: Kể từ khi Báo cáo quốc gia tự nguyện lần đầu tiên vào năm 2018, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn khó khăn trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Do đại dịch Covid-19 và những tác động kéo dài, giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, tăng trưởng chậm hơn ở các thị trường xuất khẩu lớn và tình trạng bất ổn toàn cầu đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Ngoài ra, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu là một yếu tố thách thức của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn cam kết mạnh mẽ trong triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Tất cả các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam cũng được lồng ghép trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Đánh giá về kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bà Naomi Kitahara – quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá cao cam kết của Việt Nam trong đạt được mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.
Cũng theo bà Naomi Kitahara, dựa trên báo cáo về tiến độ của Việt Nam, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tốt ở một một số mục tiêu. Ví dụ như ở mục tiêu số 1 về giảm nghèo; mục tiêu số 6 về nước sạch môi trường; mục tiêu số 9 về ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng và công nghệ đã dẫn đến những cải thiện ấn tượng trong phát triển công nghiệp; mục tiêu số 10 về tăng trưởng bao trùm và phân bổ nguồn lực cho an sinh xã hội góp phần giảm bất bình đẳng.
Cụ thể hơn về giảm nghèo (mục tiêu số 1), theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,2% xuống còn 3,6% trong giai đoạn 2016-2022; ngoài ra, mục tiêu số 6 về cung cấp nước sạch, hiện Việt Nam đã cung cấp nước sạch cho 98,1% dân số và nhà tiêu hợp vệ sinh cho 95,6%.
![]() |
Bà Naomi Kitahara – quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo |
Thách thức hoàn thành SDG vào năm 2023 vẫn rất lớn
Tuy nhiên, bên cạnh những mục tiêu đã đạt được những tiến bộ nhất định, bà Naomi Kitahara cũng cho rằng, những phân tích cho thấy các mục tiêu số 2, 3, 4, 5… đang có nguy cơ không đạt được mục tiêu đề ra. Thậm chí, mục tiêu số 7 liên quan đến năng lượng xanh, sạch và mục tiêu số 15 liên quan đến bảo tồn và đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái có thể đang bị thụt lùi.
“Còn mục tiêu số 13, 16, 17 thì không có số liệu theo dõi để biết Việt Nam đang tiến triển như thế nào” - bà Naomi Kitahara thông tin.
Mặc dù vậy, theo nhận định của bà Naomi Kitahara, hiện rất nhiều quốc gia trong khu vực cũng rơi vào tình trạng tương tự như Việt Nam, không có số liệu để báo cáo. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững đã đưa ra. Để khắc phục vấn đề này, Việt Nam cần tập trung vào một số giải pháp như: Mở rộng đầu tư sức khoẻ toàn dân, giảm bất bình đẳng giới, giảm tác động của biến đổi khí hậu và môi trường. Cùng với đó, huy động nguồn tài chính về phát triển, ưu tiên đầu tư vào an sinh xã hội. Bởi nếu đầu tư cho an sinh xã hội 1 đồng thì sẽ đem lại hơn 1 đồng trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ và giúp Việt Nam đạt được mục tiêu xã hội, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Từ những phân tích trên, đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam khuyến nghị, ngoài xây dựng báo cáo rà soát quốc gia tự nguyện thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần có thêm những hoạt động cụ thể khác để sớm đạt được mục tiêu.
Nhấn mạnh tại hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đều khẳng định, chỉ còn 7 năm nữa để Việt Nam hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030, do đó không còn thời gian để “chần chừ”, thay vào đó Việt Nam cần nỗ lực, quyết tâm để thực hiện mục tiêu.
Đồng tình với quan điểm này, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được mục tiêu vào năm 2030, tới đây Việt Nam cần giải quyết các ưu tiên để đẩy nhanh tiến bộ trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Cụ thể như ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục hỗ trợ phục hồi sau dịch Covid-19. Cùng với đó, ưu tiên huy động các nguồn tài chính bổ sung và tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính thực hiện phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, đầu tư vào nguồn nhân lực, đổi mới, số hoá để cải thiện năng suất. Việt Nam cũng cần ưu tiên nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, khả năng chống chịu với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu theo cam kết phát thải ròng bằng 0. Thúc đẩy cải cách hành chính công, tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình của hệ thống hành chính để giải quyết các “nút thắt” về thể chế cho tăng trưởng bao trùm trong những năm tới.
Đặc biệt, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để đạt được các mục tiêu triển bền vững cho các nhóm dễ bị tổn thương, nhất là người nghèo và dân tộc thiểu số. Cải thiện tính sẵn có của dữ liệu để đánh giá tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, việc thực hiện những ưu tiên này rất quan trọng đối với Việt Nam trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Sở Thông tin Truyền thông lên tiếng về quảng cáo sai quy định trên không gian mạng

Bộ Tài chính: Ban hành thông tư hướng dẫn về kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường

Gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới

2 xe khách va chạm trên cao tốc La Sơn - Túy Loan, ít nhất 5 người thương vong

Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc
Tin cùng chuyên mục

Vì sao lao động được tạo việc làm tại Hà Nội giảm?

Tuyển sinh lớp 10 THPT Sài Gòn và miễn 100% học phí năm 2023

Khởi động nghiên cứu đầu tư cầu Cần Thơ 2

SHB tích cực đồng hành cùng Bộ Công Thương và WB thúc đẩy tiết kiệm năng lượng

Trà Vinh: 85/85 xã đạt Tiêu chí 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Hà Nội đình chỉ hàng loạt cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Công đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức thành công Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028

Phát động cuộc thi viết “Tiết kiệm điện thành thói quen”

10 lĩnh vực sinh viên ra trường có tỷ lệ việc làm cao nhất

Nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung: Nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ

Một người tử vong do ngã từ khán đài Festival Biển Nha Trang

Bộ Công Thương: Công bố Quyết định công nhận Hội đồng trường Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

“Liều thuốc” nào ngăn chặn “căn bệnh” trẻ hóa tội phạm?

Đại dịch Covid-19 được một nhà văn dự đoán chính xác thời điểm suy yếu

Hà Nội: Kết nối doanh nghiệp và người lao động qua phiên giao dịch việc làm

3 sinh viên Việt Nam giành giải Ba cuộc thi Huawei ICT Competition 2022-2023

Hiệu quả từ mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ ở Đồng Tháp

SCG phối hợp với Limloop chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Lai Châu: Người dân thay đổi sinh kế, vươn lên thoát nghèo nhờ chương trình đào tạo nghề
