Nhiều dư địa gia tăng xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ, Đức, Pháp
Xuất nhập khẩu 15/03/2022 10:15 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo Bộ NN&PTNT, trong tháng 2/2022, giá cà phê thế giới biến động tăng. Cụ thể, giá cà phê Robusta giao tháng 3/2022 tại thị trường London tăng 174 USD/tấn lên mức 2.349 USD/tấn. Giá cà phê tăng do tồn kho cà phê thế giới tiếp tục sụt giảm.
![]() |
Thị trường cà phê trong nước biến động tăng cùng xu hướng thị trường cà phê thế giới. Giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên hiện ở mức 40.800 đến 41.400 đồng/kg, tăng 1.600 đồng/kg. Giá cà phê Rubusta giá FOB giao tại cảng TPHCM tăng 59 USD/tấn lên 2.289 USD/tấn.
Khối lượng xuất khẩu cà phê 2 tháng đầu năm 2022 đạt 293 nghìn tấn và 674 triệu USD, tăng 3,4% về khối lượng và tăng 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2021/2022 tăng 2,1 triệu bao so với niên vụ trước lên 31,1 triệu bao sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước.
Đánh giá thị trường cà phê trong năm 2022 cho thấy, Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu cà phê sang 5 thị trường hàng đầu thế giới là: Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Canada và Italy.
Các nền kinh tế lớn trên thế giới phục hồi cũng giúp thúc đẩy tiêu thụ cà phê trở lại. Xu hướng tiêu thụ cà phê hòa tan ngày một gia tăng giúp tăng lợi thế cho cà phê Robusta của Việt Nam. Robusta là nguyên liệu được sử dụng trong chế biến cà phê hòa tan và Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
USDA cũng dự báo, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2021/2022 giảm 8,5 triệu bao, tương đương 4,8% so với niên vụ trước xuống còn 167,5 triệu bao (loại 60 kg).
Tiêu thụ cà phê toàn cầu vụ 2021/2022 được dự báo tăng 1,5 triệu bao lên 165 triệu bao, với mức tăng chủ yếu tại Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Brazil. Tồn kho cà phê toàn cầu cũng được dự đoán giảm 6,3 triệu bao xuống 30 triệu bao, mức thấp nhất trong 5 niên vụ vừa qua.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc vượt mốc 150 tỷ USD

“Vết sẹo” của ngành lúa gạo Việt

Thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam

Sản lượng giảm, giá cà phê dự báo sẽ tiếp tục tăng cao
Tin cùng chuyên mục

Điểm tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 11 tháng

Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Giá cao su xuất khẩu tháng 11/2023 tăng nhẹ

Tháng 11/2023, xuất khẩu rau quả giảm 17,9% so với tháng trước

Xuất khẩu cà phê chế biến tăng 46%

11 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều thu về 3,31 tỷ USD

Giá cà phê Arabica tăng sốc gần 10%, xuất khẩu cà phê có được lợi?

Giá heo trong nước giảm, nhập khẩu thịt heo vẫn tăng có là nghịch lý?

Xuất khẩu tuần 27/11-3/12:Xuất khẩu thủy sản tăng 6%, xuất khẩu rau quả đạt 5,3 tỷ USD sau 11 tháng

Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu kỷ lục

11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê thu về 3,54 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt và nỗi lo "gót chân A-sin"

Điểm tên 6 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu vượt 3 tỷ USD 11 tháng năm 2023

Gạo Việt chiếm 40% thị phần tại thị trường Trung Quốc

Điểm sáng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023: Cơ hội thúc đẩy thương mại lúa gạo

Phát triển xuất nhập khẩu bền vững, hài hòa về cơ cấu hàng hóa, thị trường và cán cân thương mại

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin chính thức về giải thưởng “gạo ngon nhất thế giới”

Nhiều mặt hàng thủy sản đã tăng xuất khẩu trở lại trong tháng 11/2023
