Nhiệm vụ trọng tâm và đột phá trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân khoảng 9,0 - 9,5%/năm.
Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng Tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng gấp 1,24 lần bình quân cả nước

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển vùng

Theo Báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư tại hội nghị, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

Nhiệm vụ trọng tâm và đột phá trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng
Tầm nhìn đến năm 2050, Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái, thu nhập cao; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới. Ảnh minh họa

Theo Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quan điểm phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững. Phát triển vùng phải phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các thế mạnh về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử; các hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị.

Phát triển và cơ cấu lại kinh tế vùng phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của vùng; phải phát huy hiệu quả các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu quốc gia để chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp và dịch vụ hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn, bảo đảm vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái dẫn đầu cả nước.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm tổ chức không gian hợp lý, hiệu quả, thống nhất, liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế, phát huy tối đa những lợi thế của vùng và tác động lan tỏa của các vùng động lực, cực tăng trưởng, các hành lang kinh tế và các cảng quốc tế. Tầm nhìn đến năm 2050, Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái, thu nhập cao; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số, y tế và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Ngành công nghiệp phát triển với công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp mới, công nghệ cao và chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo. Hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Phát triển nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao. Phát triển hệ thống đô thị vùng theo hướng xanh, thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có môi trường và chất lượng sống đô thị cao, có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị châu Á - Thái Bình Dương. Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa, tiêu biểu cho cả nước; ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Phấn đấu GRDP bình quân khoảng 9,0 - 9,5%/năm

Vùng Đồng bằng sông Hồng phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030 đạt được những chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân khoảng 9,0 - 9,5%/năm; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 11.000 - 12.000 USD/người.

Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo chiếm 50% tổng số doanh nghiệp hoạt động; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt trên 7,0%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 55%. Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người khu vực đô thị đạt khoảng 32 - 33 m2.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 48 - 52%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị duy trì ở mức dưới 3%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, hoàn thiện các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn vùng, các tuyến đường bộ kết nối, các tuyến vành đai vùng Thủ đô Hà Nội, đường bộ ven biển. Mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hoàn thiện hạ tầng các cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh. Hoàn thành đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội.

Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng (phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng) với 01 vùng động lực quốc gia (bao gồm TP. Hà Nội và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục quốc lộ 5 và quốc lộ 18 qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh), 4 cực tăng trưởng (gồm Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng) và 5 hành lang kinh tế (2 hành lang kết nối quốc tế; 3 hành lang kết nối vùng).

Tiểu vùng phía Bắc gồm 7 tỉnh và thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Phát triển tiểu vùng phía Bắc gắn chặt với phát triển vùng Thủ đô Hà Nội.

Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công nghiệp cơ điện tử, chíp bán dẫn, sản phẩm công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, sản xuất robot. Phát triển dịch vụ, thương mại, tài chính - ngân hàng, dịch vụ vận tải - logistics, du lịch tầm quốc tế; dẫn đầu cả nước về giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, văn hóa và thể dục thể thao, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, an ninh và trật tự xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân.

Tiểu vùng phía Nam gồm 4 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình: Phát triển các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế; phát triển các ngành nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn; công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, tâm linh gắn với bảo vệ môi trường; phát triển một số lĩnh vực dịch vụ như vận tải, kho bãi và nhất là dịch vụ du lịch kết nối với tiểu vùng Bắc Trung bộ. Bảo vệ tốt môi trường sinh thái vùng bờ và các nguồn lợi thủy, hải sản; bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng phòng hộ ven biển.

Song Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu trong triển khai Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP).
Cận cảnh

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Tối 19/11, hình ảnh về chiếc máy bay cỡ lớn có hình dạng như cá voi đã xuất hiện tại sân bay Nội Bài, TP. Hà Nội, gây chú ý nhiều người theo dõi.
Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Hành trình đi tới Net Zero 2050 đặt ra nhiều thách thức cho quốc gia đang phát triển như Việt Nam, song chúng ta hoàn toàn có thể biến thách thức thành cơ hội.
Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Chuyển đổi nhanh không phải là một khoa học cao siêu, đó chỉ là một công cụ dễ hiểu và dễ áp dụng.
Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp, định hướng, chỉ đạo liên quan tới ESG trong hoạt động ngân hàng.

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã chính thức ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024” (GEFE).
Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

39% doanh nghiệp chưa từng nghe nói đến ESG và 62% doanh nghiệp hiện chưa nắm rõ các quy định và chính sách của Việt Nam liên quan đến ESG.
Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh được đánh giá là con đường mà doanh nghiệp bắt buộc phải đi qua nếu muốn phát triển bền vững và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Dù nhiều lần báo chí phản ánh, con đường gốm sứ ven sông Hồng nổi tiếng tại TP. Hà Nội vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nhanh, gây mất mỹ quan đô thị.
Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Trên hành trình theo đuổi mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuyển đổi kép.
TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Ngày 11/11, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh) bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất, từ 5 giờ đến 23 giờ 30 phút hàng ngày.
Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Nâng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp là cần thiết, nhưng cần có lộ trình phù hợp để bảo đảm sự ổn định pháp lý với doanh nghiệp.
Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Để phát triển kinh tế đa dạng sinh học, Việt Nam cần kết nối các tổ chức trong nước và quốc tế, huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế công và tư nhân.
Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Theo kết quả khảo sát năm 2023, có khoảng 70% doanh nghiệp Việt không biết, hoặc không quan tâm đến các giải pháp an toàn thông tin trên môi trường số.
Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Triển lãm về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải (Vietwater 2024) đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh chú trọng phát triển xanh, bền vững.
Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Các chuyên gia cho rằng, thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả năng suất tối ưu
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Kinh tế tuần hoàn tiên phong:

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi nhận thức và hành động sang mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo các vòng lặp kín cho tài nguyên nhằm phát triển bền vững.
Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Sáng ngày 1/11, tại TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã diễn ra Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững”.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Sau bão Trà Mi, khi sân bay của 4 tỉnh miền Trung khai thác trở lại, các hãng hàng không Việt Nam đã tăng cường số lượng chuyến bay cho du khách.
Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Sáng 28/10 tại Mỹ Đình, UBND TP. Hà Nội và Bộ Công Thương tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Từ 28/10 - 3/11, Hà Nội và Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Phát triển hạ tầng biên giới là điều quan trọng không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển kinh tế mà còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động