Nhật Bản tăng nhập khẩu chuối từ thị trường Việt Nam
Xuất nhập khẩu 28/12/2021 10:08 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu trái chuối (mã HS 0803) của Nhật Bản trong 10 tháng năm 2021 đạt 939,8 nghìn tấn, trị giá 93,6 tỷ Yên (tương đương 822,8 triệu USD), tăng 4,7% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá chuối nhập khẩu bình quân đạt 99,6 nghìn Yên/tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.
![]() |
Sản lượng chuối của Nhật Bản khá thấp và vì vậy chuối chủ yếu được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới |
Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Tại Nhật Bản, chuối được bán phổ biến ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng tạp hóa. Ở Nhật Bản, chuối được tiêu thụ ở mỗi hộ gia đình trong một tháng là từ 9 - 15 trái chuối. Tuy nhiên, sản lượng chuối của Nhật Bản khá thấp và vì vậy chuối chủ yếu được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong cơ cấu nguồn cung cấp trái chuối cho Nhật Bản, Philippines là thị trường cung cấp lớn nhất, với lượng chiếm 75,8% tổng lượng chuối Nhật Bản nhập khẩu trong 10 tháng năm 2021. Lượng và trị giá nhập khẩu từ Philippines tăng nhẹ. Tiếp theo là thị trường Ecuador, Mexico, Guatemala và Việt Nam là thị trường cung cấp trái chuối lớn thứ 5 cho Nhật Bản, lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam tăng rất mạnh, mặc dù giá nhập khẩu bình quân giảm mạnh.
Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 0,6% trong tổng lượng nhập khẩu trái chuối của Nhật Bản, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu bình quân trái chuối từ Việt Nam ở mức cao, trong 10 tháng năm 2021 đạt 107,6 nghìn Yên/tấn, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xuất khẩu hải sản sang EU tụt giảm mạnh do “thẻ vàng” IUU

Lấy lại đà tăng, xuất nhập khẩu dần khởi sắc

Canada là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 5 của Việt Nam

Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ La tinh

“Điểm danh” các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 5 tháng
Tin cùng chuyên mục

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê vượt mốc 2 tỉ USD

Tín hiệu lạc quan cho xuất khẩu thuỷ sản

Quả vải và nhãn tươi của Việt Nam chưa vào được thị trường Đài Loan (Trung Quốc). Vì sao?

Bốn tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sầu riêng tăng 573,1% so cùng kỳ

Thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào?

Nhập khẩu thuốc trừ sâu giảm 14,5% kim ngạch 4 tháng năm 2023

Tái diễn ùn tắc tại cửa khẩu Hữu Nghị, Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp “nóng”

4 tháng đầu năm 2023, thị trường EU chiếm 11% tỷ trọng xuất khẩu cá tra Việt Nam

Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam chi 1,41 tỷ USD nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi

Gần 60 nghìn tấn sầu riêng được xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Xuất khẩu Nghệ An những tháng đầu năm gặp khó, vì đâu?

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

Sầu riêng vào vụ thu hoạch, số lượng xe hàng chờ qua Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị tăng đột biến

5 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt trên 1,8 tỷ USD

Xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 5 khởi sắc, tăng 5,3%

EC lùi thời hạn thanh tra chống khai thác IUU tại Việt Nam đến tháng 10/2023

Năm 2023, châu Phi có nhu cầu nhập khẩu 17,7 triệu tấn gạo
