Nhập khẩu xăng dầu tăng do sản xuất phục hồi

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2020, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc nhiều nhất với 2,04 triệu tấn, trị giá 845,65 triệu USD, tiếp đến là thị trường Malaysia, Singapore… Riêng đối với thị trường Trung Quốc, dù nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này có tăng, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.
10 tháng năm 2020: Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

Nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ

Trong tháng 10/2020, nhập khẩu xăng dầu từ đa số thị trường hồi phục so với tháng 9/2020, sau những tháng liên tiếp trước đó giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19, và do hoạt động nhập khẩu phụ thuộc vào thời điểm doanh nghiệp ký giao nhận xăng nên có tình huống lượng nhập dồn vào một thời điểm.

1308-201909250343ch50
Nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam

Theo Trung tâm Thông tin thương mại và công nghiệp (Bộ Công Thương), 10 tháng năm 2020, Việt Nam nhập về 6,88 triệu tấn xăng dầu với trị giá trên 2,71 tỉ USD, lần lượt giảm 15% về lượng và giảm 45,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân được cho là bởi sản xuất ở một số lĩnh vực bị sụt giảm do tác động từ đại dịch Covid-19 trong nhiều tháng, còn trị giá sụt giảm mạnh vì giá dầu thế giới giảm tới 35,% so với cùng kỳ năm 2019.

Riêng trong tháng 10, nhập khẩu xăng dầu về nước đạt 489.449 tấn với trị giá 181,18 triệu USD, tăng gần 10% cả về lượng và trị giá so với tháng 9 nhờ sản xuất dần phục hồi trong những tháng gần đây.

Sự hồi phục thể hiện qua những con số trong tháng 10/2020. Cụ thể, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Trung Quốc tuy chỉ ở mức 43.915 tấn, nhưng tăng 601% so với tháng 9/2020 (6.265 tấn); Malaysia tăng 39,3% về lượng và tăng 46,8% kim ngạch so với tháng 9/2020, đạt 188.168 tấn; nhập khẩu từ Thái Lan tăng 26,6% về lượng và tăng 30,3% về kim ngạch, đạt 76.262 tấn, trị giá 26,56 triệu USD; nhập khẩu từ Hàn Quốc trong tháng 10 vẫn cao nhất, đạt 144.634 tấn, trị giá 58,79 triệu USD.

Đáng chú ý, riêng đối với thị trường Trung Quốc, dù nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này tăng mạnh nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam. Cụ thể, 10 tháng năm 2020, Trung Quốc chỉ chiếm 8,25% trong tổng khối lượng và 9,49% trong tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước.

Từ đầu năm 2016, nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc vào Việt Nam có những khoảng thời gian giảm khá mạnh so với trước bởi việc thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN khiến thuế nhập khẩu các loại dầu từ thị trường này về Việt Nam giảm xuống 0% và xăng còn 20%, trong khi thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn duy trì 10-20%.

Dự báo trong thời gian tới, Hàn Quốc vẫn là một trong những thị trường nhập khẩu xăng dầu chính của Việt Nam. Tiếp theo là Singapore, Malaysia, Thái Lan…, còn Trung Quốc khó "chen chân" vào những thị trường Top đầu.

Hướng tới ổn định thị trường

Trên thực tế, các hoạt động kinh tế của Việt Nam quay trở lại bình thường đang giúp các đơn vị sản xuất, kinh doanh xăng dầu như Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam… đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, ổn định thị trường.

Một số chuyên gia nhìn nhận, các nhà máy lọc dầu trong nước có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định thị trường, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Thử nghĩ, nếu ta chỉ đi nhập khẩu mà không tự chủ được nhu cầu năng lượng, khi thị trường thế giới biến động hoặc vì một lý do nào đó mà các quốc gia xuất khẩu tạo sức ép nguồn cung, tăng giá đột biến, thì nguy cơ chúng ta phải mua xăng dầu giá cao gấp nhiều lần là hoàn toàn có thể.

Nói về giá bán, đơn cử như giá bán xăng dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng trên nguyên tắc thị trường và cạnh tranh ngang bằng với hàng nhập khẩu từ khu vực được ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất. Ở đây, giá bán xăng của Dung Quất được xây dựng tương đương với xăng nhập khẩu từ Hàn Quốc (có thuế nhập khẩu 10%), giá bán dầu DO của Dung Quất được xây dựng tương đương với dầu nhập khẩu từ khu vực ASEAN (có thuế nhập khẩu 0%). Thêm vào đó, việc tiêu thụ xăng dầu trong nước còn mang lại một số lợi thế như chi phí vận tải (cước phí, thời gian quay vòng tàu), hạn chế rủi ro biến động tỷ giá trong kỳ thanh toán, chi phí thuế VAT đối với hàng nội địa được trả sau 30 ngày cùng với tiền hàng,…

Hay như Lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng đã đáp ứng khoảng 33% nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam về nhiên liệu trong nước, giúp giảm đáng kể sự phụ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu và cung cấp nguồn năng lượng an toàn cho nền kinh tế Việt Nam.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, song còn nhiều thách thức với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

Sáng ngày 26/11, tại Hà Nội, đã khai mạc triển lãm Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024.
90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chiếm khoảng 70% thị trường tiêu thụ trong nước đang khiến nhiều doanh nghiệp do nữ lãnh đạo bỏ lỡ cơ hội lớn trên thị trường nước ngoài.
Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam(Online Friday) đã được 10 năm, góp phần thúc đẩy sự bứt phá thương mại điện tử Việt Nam.
Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số, ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng Bộ Công Thương, doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024.

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, tại khách sạn The Grand Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logisctis Việt Nam 2024.
Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Theo Cục phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sản phẩm kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump khiến doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh nhập hàng để tích trữ, đây là cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ý định thư về hợp tác Halal giúp giải quyết một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia về chứng chỉ Halal.
Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) diễn ra từ ngày 25/11 và kéo dài đến 1/12/2024.
Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Theo chuyên gia, để giữ được miếng bánh thị phần, doanh nghiệp ngành cơ khí cần nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động thích ứng chuỗi cung ứng.
Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Từ ngày 22-26/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức “Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.
Ngành dịch vụ logistics thích hợp với

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics Việt đang có sự chuyển mình mạnh mẽ và bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,07 triệu tấn, tăng 20% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.
Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Tại tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số”, diễn giả đã nêu thách thức, giải pháp để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số.
Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD.
Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Chiều 21/11, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan Xúc tiến thương mại Malaysia chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay 22/11, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’.
Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối 21/11, tại quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao khai mạc sáng 21/11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động