Thứ bảy 19/04/2025 08:31

Nhập khẩu thịt lợn tiếp tục tăng

Trong quý I/2021, Việt Nam nhập khẩu 34,65 nghìn tấn thịt lợn, trị giá 80,07 triệu USD, tăng 101,4% về lượng và tăng 102,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam trong quý I/2021 với 16,55 nghìn tấn, trị giá 44,85 triệu USD, tăng tới 1.116,5% về lượng và tăng 1.002,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam trong năm nay tăng 3,6%.

Nhập khẩu thịt lợn quý I/2021 tăng mạnh từ thị trường Nga

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, quý I/2021, Việt Nam nhập khẩu 169,29 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 337,18 triệu USD, tăng 0,5% về lượng và tăng 22,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Ba Lan và Brazil là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam, trong đó, Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam trong quý I/2021 với 35,53 nghìn tấn, trị giá 114,41 triệu USD, tăng 38,6% về lượng và tăng 46,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thịt lợn ba chỉ nguyên tấm nhập khẩu từ thị trường Nga. Ảnh minh họa

Riêng đối với sản phẩm thịt lợn, trong quý I/2021, Việt Nam nhập khẩu 34,65 nghìn tấn thịt lợn (mã HS 0203), trị giá 80,07 triệu USD, tăng 101,4% về lượng và tăng 102,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nga, Canada, Brazil, Ba Lan và Đan Mạch là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam. Trong đó, Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam trong quý I/2021 với 16,55 nghìn tấn, trị giá 44,85 triệu USD, tăng tới 1.116,5% về lượng và tăng 1.002,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ở chiều ngược lại, số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong quý I/2021, Việt Nam xuất khẩu được 4,51 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 17,04 triệu USD. Thịt và các sản phẩm thịt được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Hồng Kông, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông chiếm 71,53% tổng lượng thịt.

Lượng thịt lợn nhập của Việt Nam tăng vọt, nguồn cung trong nước đang dần phục hồi sau khi chịu tác động bởi dịch tả lợn châu Phi và nhu cầu vẫn ở mức thấp khiến cho giá lợn hơi và giá thịt lợn trong nước có xu hướng giảm liên tục. Theo đó, quý I/2021, giá lợn hơi trong nước có xu hướng giảm sau khi tăng trong tháng 1/2021. Xu hướng giảm giá vẫn tiếp tục diễn ra trong tháng 4/2021. Hiện giá lợn hơi trên cả nước trung bình dao động trong khoảng 70.000 – 73.000 đồng/kg, giảm 2.000 – 4.000 đồng/kg so với cuối tháng 3/2021. Thời gian tới, dự báo giá lợn hơi không có nhiều biến động do dịch tả lợn châu Phi đang được khống chế tốt, đàn lợn ở các trang trại lớn tăng nhanh, nguồn cung các loại thịt gà, thịt bò, cá, tôm và nguồn cung thịt nhập khẩu về nhiều.

Dự báo xuất khẩu thịt lợn toàn cầu trong năm 2021 giảm 0,5%

Cục Xuất nhập khẩu dẫn báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, sản lượng thịt lợn toàn cầu trong năm 2021 ước tăng 5% so với năm 2020, lên 101,5 triệu tấn.

Tại Hoa Kỳ, sản lượng thịt lợn được dự báo gần như không thay đổi trong năm 2021, đạt 12,8 triệu tấn vì trọng lượng lợn nuôi giảm bù đắp lượng giết mổ gia tăng. Ngoài ra, sản lượng cũng giảm vì đàn lợn con trong quý I/2021 thấp và các nhà sản xuất dự định giữ lại ít lợn nái hơn vào giữa năm. Trong khi Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Brazil, Nga, Việt Nam, Mexico và Nhật Bản được dự báo sản lượng tăng 0,2 – 11,4% trong năm 2021.

Trong khi đó, dự báo xuất khẩu thịt lợn toàn cầu trong năm 2021 giảm 0,5% so với năm 2020, xuống còn 11,5 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu của các nhà cung cấp lớn đều có xu hướng giảm như: EU giảm 3,2%, xuống 4,4 triệu tấn; Hoa Kỳ giảm 0,4%, xuống gần 3,3 triệu tấn; Canada giảm 0,84%, xuống còn 1,53 triệu tấn và Chile giảm 5%, xuống 280 nghìn tấn. Trong khi đó, xuất khẩu của Brazil, Mexico và Nga tăng. Cụ thể, xuất khẩu thịt lợn của Brazil ước tăng 6,1%, lên 1,25 triệu tấn, Mexico tăng 4,65%, lên 360 nghìn tấn và Nga tăng gần 9%, lên 170 nghìn tấn.

Cũng theo USDA, tiêu thụ thịt lợn toàn cầu năm 2021 ước tăng gần 5% so với năm 2020 lên gần 101 triệu tấn, thấp hơn so với mức tăng trưởng 6% trong dự báo hồi tháng 1/2021. Ngoại trừ Hoa Kỳ được dự báo giảm tiêu thụ trong năm nay xuống còn 9,99 triệu tấn, giảm 0,4% so với năm 2020; các thị trường tiêu thụ thịt lợn lớn khác như EU, Trung Quốc, Nga, Brazil, Việt Nam, Philippines và Mexico đều tăng 0,2% - 8,9%.

USDA dự báo, năm 2021 nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đạt 4,5 triệu tấn vì người tiêu dùng ngày càng tiếp nhận thịt lợn mát và thịt lợn đông lạnh. Trong năm 2021, nguồn nhập khẩu thịt lợn chính của Trung Quốc đến từ các quốc gia như Hoa Kỳ, EU, Brazil và Canada và nhập khẩu từ các quốc gia này đều tăng mạnh trong năm 2020. Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong quý I/2021, nhập khẩu thịt (bao gồm cả nội tạng) của Trung Quốc đạt 2,62 triệu tấn, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2020, do nước này tăng cường nhập khẩu thịt để đáp ứng tình trạng thiếu hụt trong nước.

Tại thị trường Việt Nam, sản lượng thịt lợn trong năm 2021 được dự báo tăng gần 5% so với năm 2020, lên 2,59 triệu tấn. Trong khi đó, nhập khẩu thịt lợn dự báo không đổi, khoảng 135 nghìn tấn. Nguyên nhân sản lượng tăng, nhưng khối lượng nhập khẩu không đổi là tiêu thụ dự kiến tăng. USDA dự báo, tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam trong năm nay tăng 3,6% so với năm 2020, lên hơn 2,78 triệu tấn.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?