Thứ bảy 19/04/2025 11:27

Nhập khẩu hàng hóa tháng 7 duy trì mức tăng nhẹ

Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 7 (16-31/7) đạt 13,5 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9% (117 triệu USD) so với nửa đầu tháng 7.

Trước đó, trong nửa đầu tháng 7, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 13,4 tỷ USD, tăng 5,5% so với nửa cuối tháng 6/2023, tương đương kim ngạch tăng thêm khoảng 700 triệu USD.

Nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện tăng 132 triệu USD

Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 7 tăng so với kỳ 1 trước đó chủ yếu ở một số nhóm hàng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu như: điện thoại các loại và linh kiện tăng 132 triệu USD (tương ứng tăng 46%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 139 triệu USD (tương ứng tăng 8,2%); ngô tăng 72,6 triệu USD (tương ứng tăng 139%); sắt thép các loại tăng 66 triệu USD (tương ứng tăng 17%); hạt điều tăng 39 triệu USD (tương ứng tăng 23,2%); đậu tương tăng 37,6 triệu USD (tương ứng tăng gấp 6 lần)...

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 178,94 tỷ USD, giảm 17,4% (tương ứng giảm 37,64 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

Nhìn chung, xuất nhập khẩu hàng hóa đang gặp nhiều khó khăn cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, với các biện pháp tích cực và đồng bộ của nhiều bộ, ngành nhằm tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ sản xuất trong nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nên hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 7 đã có những tín hiệu tích cực.

Trong thời gian tới, các Bộ ngành cần nỗ lực đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới, trong đó có hoàn tất đưa vào thực thi Hiệp định FTA với Israel, ký kết các Hiệp định FTA, Hiệp định thương mại với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng (UAE, MERCOSUR…) để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Đồng thời tiếp tục tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA, trong đó đặc biệt là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để vừa tìm cơ hội đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, vừa tạo nguồn hàng nhập khẩu có chất lượng và giá cả phải chăng do được giảm thuế.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?