Thứ tư 14/05/2025 02:35

Nhập khẩu dầu thô về Việt Nam tăng mạnh

8 tháng năm 2024 lượng nhập khẩu dầu thô của nước ta đạt hơn 9,1 triệu tấn, trị giá hơn 5,7 tỷ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 26,7% về trị giá so với cùng kỳ.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu dầu thô về Việt Nam trong tháng 8 đạt hơn 1,08 triệu tấn, tương đương hơn 684 triệu USD, giảm 23,7% về lượng và giảm 18,3% về trị giá so với tháng trước đó. Lũy kế 8 tháng năm 2024, lượng nhập khẩu dầu thô của nước ta đạt hơn 9,1 triệu tấn, trị giá hơn 5,7 tỷ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 26,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Xét về thị trường, Kuwait là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Việt Nam. Trong 8 tháng năm 2024, lượng nhập khẩu dầu từ quốc gia này đạt hơn 7,9 triệu tấn, tương đương 4,944 tỷ USD, tăng 32% về lượng và tăng 37% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu tăng 5% so với 8 tháng năm 2023, đạt 624 USD/tấn.

8 tháng năm 2024, lượng nhập khẩu dầu thô của nước ta đạt hơn 9,1 triệu tấn, trị giá hơn 5,7 tỷ USD. Ảnh: PV Oil

Nigeria đứng thứ 2 với hơn 525 nghìn tấn, trị giá hơn 352 triệu USD và Brunei với hơn 82 nghìn tấn, đạt hơn 55 triệu USD.

Tính đến thời điểm hiện tại, Kuwait có trữ lượng dầu mỏ ước tính khoảng 101 tỷ thùng, theo các số liệu của OPEC và các tổ chức năng lượng quốc tế khác. Kuwait là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về trữ lượng dầu mỏ và đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu.

Doanh thu từ dầu mỏ của Kuwait đạt gần 82 tỷ USD, theo số liệu trong ngân sách năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2023 do giá dầu tăng mạnh trong năm 2022. Dầu mỏ đã tạo ra hơn 90% GDP của quốc gia này.

Trong năm 2023, Việt Nam nhập khẩu hơn 10 triệu m3 xăng dầu, tương đương 8,4 tỷ USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 1,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Nguyên nhân Việt Nam nhập khẩu dầu thô là do sản lượng khai thác trong nước giảm dần. Các mỏ dầu truyền thống đã đi vào giai đoạn suy kiệt, khiến nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu.

Bên cạnh đó, phải duy trì công suất tại các nhà máy lọc dầu, đặc biệt là tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn. Nhập khẩu dầu cũng giúp Việt Nam ổn định trong hoạt động cung cấp năng lượng, phòng tránh các rủi ro do gián đoạn nguồn cung trong nước. 80% dầu thô phục vụ cho 2 nhà máy này đến từ nguồn nhập khẩu, còn xăng dầu thành phẩm vẫn cần nhập thêm khoảng 30% mới đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân