Nhân rộng mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng

Cùng với quy mô dân số và tỷ lệ đô thị hóa tăng cao đã tạo ra nhiều áp lực và thách thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm… Nhân rộng mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng, ngăn chặn suy dinh dưỡng sẽ giúp đạt được ít nhất 12 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), giúp tạo ra một thế giới lành mạnh, thịnh vượng, ổn định và không ai bị bỏ lại phía sau.
Xanh hóa nông nghiệp: Cần thích ứng và giảm thiểu Hiện thực hoá mục tiêu 5 triệu hộ nông dân có gian hàng trên sàn thương mại điện tử

Chính sách mới tập trung phát triển nông sản hàng hóa để bán

Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2019 - 2020 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở vùng miền núi là 38% vẫn còn ở mức rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Đáng chú ý, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu số vẫn cao gấp 2 lần so với nhóm trẻ em là người Kinh (31,4% so với 15%); tại 10 tỉnh có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể cấp còi cao nhất cả nước thì 60% trẻ là người dân tộc thiểu số.

Mặt khác, tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm sau thiên tai, đòi hỏi phải có những mô hình sản xuất nông nghiệp bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm tại chỗ, đáp ứng đủ chất dinh dưỡng.

HTX trồng rau sạch tại Mộc Châu, Sơn La
HTX trồng rau sạch tại Mộc Châu, Sơn La

Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Chương trình nghiên cứu về Nông nghiệp cho dinh dưỡng và sức khỏe (A4NH) diễn ra mới đây, PGS.TS Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam- nhận định, hầu hết các chính sách của ngành nông nghiệp đang tập trung vào phát triển nông sản hàng hóa để bán, chưa có mục thúc đẩy phát triển nông nghiệp để tiêu dùng tại địa phương cho cân đối. "Đối với bà con miền núi có điểm yếu là đất thì rộng mà bà con không biết trồng rau ở vườn nhà. Bà con trước đây thường hay đi hái trên rừng, bây giờ trên rừng không còn để hái thì họ tiêu dùng rau rất ít", PGS.TS Đào Thế Anh cho biết.

Để giải quyết vấn đề đói về dinh dưỡng, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" đến năm 2025, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT))- cho biết: Năm 2019, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các bên liên quan thí điểm xây dựng 3 mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại các tỉnh Lào Cai, Quảng Ngãi, Trà Vinh để đánh giá, tổng kết, xây dựng chính sách, rà soát lại các quy chế phối hợp.

Trong năm 2020, Bộ NN&PTNT đã mở rộng từ 3 mô hình sang 11 mô hình ở các xã, thôn, bản khó khăn; đồng thời, phối hợp với 8 tỉnh mở rộng mô hình, lấy ngân sách địa phương thực hiện, nâng tổng số mô hình lên thành 19.

Ngày 30/3/2020, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 1170/QĐ-BNN-KTHT hướng dẫn các tỉnh xây dựng dự án điểm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng để đánh giá, tổng kết và mở rộng ra tất cả các tỉnh thực hiện chương trình từ năm 2021.

Với những cam kết xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam “minh bạch, trách nhiệm, bền vững", ông Lê Đức Thịnh cho rằng, đây sẽ là cơ hội để lồng ghép, thực hiện các mục tiêu và các hoạt động của Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025. “Thay vì sản xuất những sản phẩm quy mô lớn, chúng ta có thể tận dụng rất tốt những sản phẩm nông sản đặc thù, đặc sản giàu dinh dưỡng và vi chất ở các địa phương. Việc triển khai thực hiện sẽ có 2 cấp độ gồm: xây dựng các mô hình để lấy làm cơ sở để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; tuyên truyền, mở rộng các mô hình này”, ông Thịnh cho biết thêm.

Cần hướng vào thực hành nông nghiệp sinh thái

Sự phát triển toàn cầu và trong khu vực đã mang lại cho Việt Nam sự tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ qua. Khi kinh tế được cải thiện, quy mô dân số và tỷ lệ đô thị hóa cũng tăng theo, khiến Việt Nam phải nhanh chóng bắt kịp những thay đổi và trong quá trình này, cũng tạo ra nhiều áp lực và thách thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Nhằm giúp phát hiện tiềm năng phát triển nông nghiệp để mang lại lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe, bình đẳng giới cho người nghèo, trong 5 năm qua, Tổ chức tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) đã triển khai Chương trình Nông nghiệp cho Dinh dưỡng và Sức khỏe (A4NH) tại Việt Nam.

Theo đó, A4NH đã phối hợp với các bên liên quan để tìm ra các điểm đầu vào cho quá trình chuyển đổi sang chế độ ăn uống lành mạnh; tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng; cung cấp bằng chứng cho quá trình hoạch định chính sách, đưa các kết quả nghiên cứu sang can thiệp và tác động giúp cải thiện sức khỏe con người. “Quan hệ đối tác chặt chẽ giữa chương trình A4NH và các đối tác tại Việt Nam, được điều phối bởi Liên minh Bioversity CIAT và Viện Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ A4NH thực hiện được các mục tiêu trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm cấp quốc gia và cấp vùng hướng tới chế độ ăn uống lành mạnh và chất lượng hơn’’, bà Inge Brouwer- Phó giáo sư, Đại học Wageningen (Hà Lan)- phụ trách quản lý hợp phần Hệ thống thực phẩm lành mạnh của A4NH- cho biết.

Kết quả của quá trình hoạt động nhiều năm của A4NH tại Việt Nam đã đóng góp vào lộ trình chuyển đổi hệ thống lương thực của Việt Nam, trong cam kết của Việt Nam sau Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực thực phẩm của Liên hợp quốc (UNFSS). Nghiên cứu về hệ thống thực phẩm từ nông thôn đến thành thị do A4NH hỗ trợ ở miền Bắc giúp cung cấp thông tin tổng quan về những thách thức và cơ hội, hỗ trợ cho quá trinh xây dựng chính sách và lập kế hoạch kinh tế xã hội sau Hội nghị thượng đỉnh UNFSS.

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2019-2020, nhìn về tổng thể chế độ ăn và bữa ăn của người dân Việt Nam mang tính truyền thống và có hợp lý cân bằng dinh dưỡng với nguồn thực phẩm phong phú. Người dân đã cải thiện và đa dạng trong chế độ ăn uống với xu hướng giảm tỷ lệ tiêu thụ ngũ cốc, tăng tỷ lệ thịt, cá, sữa, trứng, trái cây, rau quả.

Theo PGS.TS Đào Thế Anh, trong thời gian tới, mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng cần hướng vào thực hành nông nghiệp sinh thái, sử dụng các cây, con bản địa để trồng trong vườn nhà theo hướng hữu cơ, phục vụ nhu cầu ở địa phương là chính. Đồng thời, sử dụng mô hình nông lâm kết hợp để đa dạng hóa các sản phẩm ở địa phương kết hợp cả trồng trọt, chăn nuôi. "Chúng tôi đang có dự án giúp cho hai tỉnh Sơn La và Điện Biên xây dựng chiến lược chuyển đổi sang nông nghiệp sinh thái bền vững, không chạy theo canh tác cây ngô trên đất dốc, phá hoại môi trường như những năm trước" – PGS.TS Đào Thế Anh nói.

Trong thời gian tới, các sáng kiến của One CGIAR về Một sức khỏe (One Health) và và sáng kiến “Chế độ ăn uống lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm” (SHiFT) sẽ xác định việc lồng ghép các chế độ ăn lành mạnh bền vững đồng thời bảo vệ sức khỏe toàn diện, môi trường và sinh kế trên tất cả các lĩnh vực.

Các chuyên gia cũng nhận định, những sáng kiến này giúp các quốc gia chuyển đổi tốt hơn từ các hệ thống lương thực hiện nay, đồng thời thích ứng với các động lực toàn cầu và những thay đổi về môi trường. Điều này giúp bảo vệ đa dạng sinh học và tiếp cận các cơ hội sinh kế, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu các chế độ ăn uống và dinh dưỡng tốt hơn, hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Nhiều người Campuchia tử vong vì cúm gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi công điện khẩn cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Chiều 25/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thông tin về Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh.
Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng với vải thiều tiến vua, mà còn được biết đến với sản phẩm mật ong hoa vải được xuất khẩu cả sang Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food được ra mắt với những nỗ lực thay đổi định hướng của giới trẻ Việt Nam về ngành nông nghiệp và việc làm trong lĩnh vực nông thôn.
Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Anh Nguyễn Mạnh Đoàn (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được biết đến là tấm gương thành công trong mô hình trồng nho Hạ Đen thu về hàng tỷ đồng.
Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các huyện, thành phố xử lý 234 trường hợp vi phạm về đê điều, phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão sắp đến.
Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Những năm gần đây, nuôi ốc nhồi thương phẩm đang là mô hình kinh tế mới giúp nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu về từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Chiều 20/3, Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Cộng hòa Séc đã diễn ra tại Hà Nội.
Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng (ngày 21/3) có chủ đề “Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.
Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.
Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động