Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 3: Biến nhà tù thành trường học, tăng gia sản xuất

Không khuất phục trước ánh thống trị của thực dân Pháp, các tù nhân cộng sản đã biến Nhà tù Sơn La thành trường học cách mạng và tăng gia sản xuất...
Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 1: Địa ngục trần gian Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 2: Cuộc đấu tranh tuyệt thực 12 ngày đêm

Học trên những tảng đá, sàn xi măng, sàn gỗ đầy rệp

Với mục tiêu biến Nhà tù Sơn La thành địa ngục để giam cầm, đày đọa, làm tiêu hao sinh lực và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những chiến sĩ cộng sản, song vượt lên trên gông cùm và tội ác của thực dân Pháp, những người cộng sản Việt Nam đã có những cuộc đấu tranh phản đối cai ngục Ga-Bô-Ri đánh đập tù nhân một cách dã man; tự ý cấm người tù xuống suối tắm giặt; không cho họ tự quản bếp ăn; bớt xén trắng trợn khẩu phần ăn của tù nhân. Đỉnh điểm, là cuộc đấu tranh tuyệt thực kéo dài 12 ngày đêm của những người tù chính trị phạm ở Sơn La.

Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 3: Biến nhà tù thành trường học, tăng gia sản xuất
Tại đây, những người chiến sĩ yêu nước đã biến nhà tù khét tiếng này trở thành một trường học cách mạng vĩ đại.

Theo tài liệu của Bảo tàng tỉnh Sơn La, trong tình thế không thể liên lạc được với Trung ương Ðảng và bị cô lập giữa chốn lao tù khổ sai, những người cộng sản vẫn hướng về Ðảng, tổ chức hoạt động bí mật... Vào cuối tháng 12/1939, các đảng viên trong tù đã thảo luận về việc thành lập tổ chức cơ sở Ðảng. Ban chi ủy lâm thời được thành lập gồm 10 đồng chí do đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Bí thư chi bộ. Ðến tháng 2/1940, chi bộ chuyển thành chính thức do đồng chí Trần Huy Liệu làm Bí thư, đồng chí Tô Hiệu làm Ủy viên.

Cũng chính nơi ngục tù tăm tối này đã tôi luyện cho đất nước những nhà lãnh đạo xuất sắc như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Tô Hiệu, Văn Tiến Dũng, Xuân Thủy, Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Thế Thiện…

Đặc biệt, tại trại giam 2 gian có diện tích 40m2, là nơi thực dân Pháp giam cầm tù nhân chính trị án nặng như: Đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Đình Dong... để cách ly dễ bề kiểm soát, chúng biết đây là những tù nhân cộng sản quan trọng và liệt vào danh sách cần kiểm soát gắt gao. Nhưng đây chính là nơi thành lập chi bộ Nhà tù Sơn La, đa số cấp ủy chi bộ đều ở trong trại giam này, là địa điểm diễn ra các cuộc họp chi bộ, cấp ủy để ban hành các nghị quyết quan trọng lãnh đạo, chỉ đạo tù nhân đấu tranh chống chế độ tù đày hà khắc của thực dân, gây dựng phong trào cách mạng trong và ngoài nhà tù.

Thực hiện chủ trương của chi bộ Nhà tù Sơn La “Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra của chi bộ nhà tù ngay khi mới thành lập là phải tổ chức học tập. Nhiệm vụ này được các tù nhân hưởng ứng rất nhiệt tình, kể các đồng chí ốm nặng, cái chết như kề bên. Tuy trình độ cao thấp khác nhau, nhưng ai cũng cần thấy phải học tập chính trị, văn hóa để nâng cao sự hiểu biết. Theo đó, học tập chính trị và văn hóa là hai yêu cầu cấp bách trước mắt, để phù hợp với điều kiện sinh hoạt trong tù, lớp học phải tổ chức gọn nhẹ, thành từng nhóm nhỏ.

Đồng chí Xuân Thuỷ đã kể về không khí học tập sôi nổi của tù nhân chính trị ở Nhà tù Sơn La lúc bấy giờ: "Sau giờ lao động nặng nhọc, trên những tảng đá, sàn xi măng, sàn gỗ đầy rệp, từng đám người rất náo nhiệt, chỗ này học văn hoá, chỗ kia học chính trị, chỗ nọ nhóm binh vận, dân vận, đây là Ban biên tập báo Suối reo..." .

Tài liệu huấn luyện do đồng chí Tô Hiệu, Lê Thanh Nghị, Trần Đình Long... soạn thảo. Do việc học trong tù rất phức tạp và mạo hiểm nên tất cả các tài liệu đều phải viết bằng mẩu giấy nhỏ, giấy cuốn thuốc lá để dễ cất giấu và thủ tiêu khi bị lộ.

Đồng thời với việc học chính trị, anh em tù nhân còn phải học văn hóa, trừ một số đồng chí đã cao tuổi còn lại đều tham gia học tập, các lớp học được tổ chức tùy theo trình độ. Các đồng chí có trình độ khá thì tiếp tục học cao hơn, học thêm ngoại ngữ: Tiếng Nga, Pháp, Trung Quốc.

Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 3: Biến nhà tù thành trường học, tăng gia sản xuất
Bộ cùm chân trong một phòng giam.

Ngoài ra, anh em tù chính trị còn phải học quân sự và học tiếng Thái để tiếp xúc với đồng bào, tuyên truyền đường lối cách mạng và gây dựng cơ sở cách mạng ở bên ngoài nhà tù.

Nhờ việc học tập trong tù, trình độ anh em tù nhân được nâng cao, nhiều đồng chí khi vào tù chưa biết chữ, sau một thời gian ngắn đã đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ, nói thông thạo tiếng Thái, có đồng chí còn biết hát tiếng Thái, được bồi dưỡng về đường lối quân sự, chiến thuật du kích, đặc biệt là kinh nghiệm công tác.

Đồng chí Ngô Gia Khảm đã ghi lại trong hồi ký của mình: “Nhà tù Sơn La thật là một trường học lớn với tôi, ở đây tôi học đọc, học viết, học lý luận về Chủ nghĩa Cộng sản, học kinh nghiệm đấu tranh, khắc sâu vào trong xương tủy mối thù đế quốc, vững tin hơn bao giờ hết ở sự tất thắng của cách mạng”.

Tiêu biểu là đồng chí Nguyễn Văn Trân - nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng là người học rất giỏi tiếng Thái. Năm 1942 đồng chí đã sáng tác bài hát tiếng Thái để tuyên truyền và vận động nhân dân đoàn kết đứng lên chống lại ách thống trị của thực dân Pháp và quan tạo phìa phản động địa phương.

Với phương pháp người biết nhiều dạy cho người biết ít, người biết ít dạy cho người không biết, không khí thi đua học tập sôi nổi trình độ anh em tù nhân từng bước được nâng cao. Chi bộ đã biến nhà tù đế quốc trở thành trường học cách mạng. Sau này khi thoát ngục, những bài học trong Nhà tù Sơn La đã được các đồng chí áp dụng hiệu quả trong công cuộc lãnh đạo cách mạng và xây dựng đất nước.

Bên cạnh đó, để có thể tiếp cận các thông tin từ phía cai ngục, nắm được cai ngục cần tuyển chọn tù nhân tháo vát để giúp đỡ thêm việc bàn giấy, chi bộ đã đào tạo một số anh em biết tiếng Pháp, tin cậy để cài vào đội giúp việc cho cai ngục như: đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Lê Đức Thọ,… Vì vậy, nhiều thông tin quan trọng đã được báo cáo về chi bộ kịp thời ứng phó.

Tăng gia sản xuất kinh tế, đảm bảo đời sống vật chất

Sau khi chi bộ Nhà tù Sơn La ra đời, cấp ủy chi bộ duy trì sinh hoạt thường kỳ, thống nhất ra nghị quyết lãnh đạo toàn diện hoạt động của tù nhân. Đồng thời tổ chức Đại hội đại biểu tù nhân, tiến hành thảo luận sôi nổi, thông qua quy chế tổ chức chung để đi đến thống nhất lập ra một cơ quan tự quản của tù chính trị gọi là Ủy ban Hàng trại (Ủy ban nhà tù).

Đây là cơ quan cao nhất điều hành hoạt động của tù nhân giữa hai kỳ đại hội, Ủy ban có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội, làm công tác đối ngoại, đồng thời chỉ đạo các ban cơ sở, gồm: Ban Khánh tiết, Ban Trật tự trong, Ban Trật tự ngoài, Ban Kinh tế, Ban Cứu tế, Ban Tuyên truyền, Ban Huấn luyện, Ban Dân vận, Ban Văn hóa, Ban Tù vận và tổ Hồng thập tự.

Mỗi Ban đều có một chức năng, cử người phụ trách riêng nhưng tựu chung hoạt động hướng đến sự đoàn kết, kỷ luật trong tù, duy trì mối quan hệ với đồng bào địa phương. Đặc biệt, chi bộ ra đời, đề cao việc cải thiện đời sống vật chất cho tù nhân, vì vậy, hoạt động của Ban Kinh tế được chú trọng.

Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 3: Biến nhà tù thành trường học, tăng gia sản xuất
Nơi tháp canh của lính gác

Ban kinh tế đề ra kế hoạch tương đối toàn diện nhưng vì không nắm được kho gạo nhà tù nên tiêu chuẩn của anh em bị chúng ăn bớt, ta phải tìm cách nắm được khâu này, Ban đã giao cho đồng chí có trách nhiệm, tháo vát để lo toan.

Từ đó, bữa ăn của tù nhân đã khá hơn, khẩu phần ăn đảm bảo đúng tiêu chuẩn, không bị bọn sếp ngục, giám thị ăn bớt. Gạo do tù nhân tự xay, giã nên đảm bảo được chất lượng. Nhưng hạt gạo rơi vãi, tấm cám và những bao gạo mốc, tù nhân đã đấu tranh không ăn, dùng để chăn nuôi.

Nếu trong những năm 1930-1939, cứ trung bình 1 tháng có 1 người chết thì trong 5 năm 1940-1945 chỉ 07 người chết. Điều đó chứng tỏ việc cải thiện đời sống, bảo vệ sức khỏe do chi bộ nhà tù tổ chức đã đạt được những thành công đáng kể, góp phần vào thành công của quá trình đấu tranh cách mạng trong nhà tù.

Và tuy ở trong tù nhưng tù nhân đã nuôi được lợn, gà, thậm chí nuôi được cả bò. Hai bên dòng suối Nậm La, tù nhân trồng được nhiều rau xanh, ăn không hết, đem ủng hộ nhân dân, các bản xung quanh nhà tù hoặc cho các gia đình binh lính có thiện cảm với cách mạng... những hoạt động đó cải thiện được bữa ăn cho tù nhân.

Ngoài ra, Ban Kinh tế còn tổ chức làm hàng thủ công mỹ nghệ như đan rổ, rá, làm guốc mộc, khâu giày, làm bàn chải, lược, hoa giấy... Hàng làm tốt được mang ra bán ở phố chợ Chiềng Lề, số tiền thu được chia theo tỉ lệ: Nộp quỹ kinh tế sử dụng chung: 25%; nộp quỹ cứu tế: 15%, người làm ra sản phẩm được hưởng: 60%.

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, Ban kinh tế tổ chức tăng gia, chăn nuôi và các nghề phụ ngày càng phát triển trở thành nguồn thu nhập lớn của tập thể tù chính trị. Năm 1942, Quỹ Kinh tế nhà tù lên tới 4.000 đồng tiền Đông Dương và đây là chiếc hòm đựng tiền của nhà tù Sơn La. Trong hồi ký của mình, tù nhân chính trị kể lại: Chúng tôi làm 1 cành hoa giấy bán được 3 hào, trong khi đó mua 1 chục trứng vịt, 1 nải chuối chỉ có 8 xu, nên cải thiện tốt đời sống cho tù nhân.

Ban kinh tế hoạt động hiệu quả, thuốc chữa bệnh được mua dự trữ. Những đồng chí ốm nặng hay vừa ốm dậy hoặc vì đấu tranh bi bắt giam ở hầm ngầm thì được hưởng chế độ bồi dưỡng đặc biệt, ăn cơm “cứu tế” ngoài 2 bữa ăn còn được ăn thêm đường, sữa. Ban cứu tế có tủ thuốc riêng do đồng chí Nguyễn Lương Bằng (Sao đỏ) phụ trách.

Bên cạnh việc cấp tốc học chính trị, tăng gia sản xuất, trong 5 công tác lớn của chi bộ đề ra, trong đó có công tác gây dựng cơ sở cách mạng ở bên trong và bên ngoài nhà tù. Nhờ đó, Ban Dân vận, Ban Binh vận đã thực hiện rất hiệu quả, đã vận động được cả công chức, binh lính, nhân dân địa phương.

Từ "địa ngục trần gian", bằng chủ trương đúng đắn, hoạt động của chi bộ được tổ chức chặt chẽ nên đầu năm 1943, Chi bộ nhà tù Sơn La đã giác ngộ và gây dựng được những cơ sở cách mạng đầu tiên ở bên ngoài nhà tù: Đó là hai tổ Thanh niên cứu quốc gồm Tổ thanh niên cứu quốc ở tỉnh lỵ và Tổ thanh niên cứu quốc Mường La.

Đáng lưu ý, Tổ thanh niên cứu quốc đã xuất bản Tờ báo "Lắc mướng" viết bằng chữ Thái và chữ quốc ngữ để tuyên truyền với nhân dân. Đây là những hạt giống đỏ đầu tiên đã gieo mầm cách mạng rộng khắp trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Nơi ra đời của tờ báo “Suối Reo”

Đồng thời với việc cải thiện đời sống vật chất, chi bộ còn đặc biệt quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần của tù nhân. Đội văn nghệ còn tự chế tạo nhạc cụ, sáng tác những bài hát, vở kịch mang ý nghĩa sâu sắc, gây dựng niềm tin cho anh em tù nhân với phong trào cách mạng. Đồng chí Đỗ Nhuận từng là đội trưởng đội văn nghệ của Chi bộ Nhà tù Sơn La. Sau này, ông là một nhạc sỹ nổi tiếng, là Tổng Thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sỹ Việt Nam.

Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 3: Biến nhà tù thành trường học, tăng gia sản xuất
Toàn cảnh nhà tù nhìn từ tháp canh.

Tổ viết báo Suối Reo xác định một địa điểm có khả năng giữ bí mật tốt nhất đó là hệ thống cầu tiêu trong trại giam lớn, hàng ngày giám thị đến kiểm tra nhưng không dám đến gần do sợ lây bệnh, nên tù chính trị ngụy trang một cầu tiêu để dành cho tổ làm báo.

Dưới sự chỉ đạo, động viên của chi bộ, anh em tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ. Ban Văn nghệ được thành lập, gồm nhiều tổ: thơ, ca, kịch, bích báo... Qua những đêm diễn văn nghệ đã thu hút được đông đảo binh lính, cai đội đến xem và thậm chí cả giám ngục, công sứ cũng có mặt. Đây cũng là cơ hội để các tù chính trị tuyên truyền đường lối cách mạng.

Tháng 5/1941, một sự kiện lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của anh em tù nhân. Đó là sự ra đời của tờ báo “Suối Reo”. Lúc đầu, đồng chí Trần Huy Liệu được cử làm chủ bút, sau đó đến đồng chí Xuân Thủy. Đây là tờ báo bí mật viết tay nhằm phản ánh đời sống sinh hoạt mọi mặt của tù chính trị, giáo dục tinh thần đấu tranh ngoài xã hội và trong nhà tù, bồi dưỡng, rèn luyện ý chí, đạo đức cách mạng của người cộng sản.

Ban biên tập Báo Suối Reo đã tập hợp tất cả những bài viết của anh em trong tù, biên soạn, chép và xuất bản mỗi tháng hai số báo, mỗi số hai tờ. Giấy mực để viết báo trong tù hết sức khó khăn, anh em tù nhân đã phải đấu tranh, đòi quyền mỗi tháng gửi một lá thư về nhà và có quyền nhận thư từ, quà cáp người nhà gửi lên, một phần nữa là do cơ sở bên ngoài cung cấp.

Anh em câu được đường điện chạy qua nhà giam và mua angbun của người Hoa kiều đi buôn ở phố chợ Chiềng Lề, thắp sáng trong cầu tiêu để viết báo. Đồng chí Trần Huy Liệu sáng tác đôi câu thơ dí dỏm tặng cho anh em tổ làm báo: "Đi theo ánh sáng vào trong ấy/ Chỗ để văn chương phải nặng mùi".

Báo Suối Reo có nhiều thể loại bài viết. Ngoài nghị luận chính trị, tuyên truyền trên báo còn có chuyện ngắn, mục châm biếm, vui cười và đặc biệt rất nhiều thơ ca ngợi quê hương đất nước và tình cảm anh em tù nhân với gia đình, đồng đội và các cô gái Thái Sơn La. Báo Suối Reo không chỉ là sự sáng tạo, nhiệt huyết, đam mê và sự cống hiến của các chiến sỹ cách mạng, mà là món ăn tinh thần, cổ vũ, động viên rất lớn đối với anh em tù chính trị ở Nhà tù Sơn La.

Từ sự quyết tâm đấu tranh trên đã cho thấy, kẻ thù càng tàn bạo thì những người chiến sỹ cách mạng bị giam cầm trong Nhà tù Sơn La càng nung nấu thêm lòng căm thù, ý chí chiến đấu, tuyên truyền giác ngộ lòng yêu nước của binh lính, quần chúng nhân dân, xây dựng cơ sở cách mạng. Các chiến sỹ đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, biến những phòng giam lạnh lẽo thành tổ ấm, thắm tình đồng chí của những bạn tù, đồng thời đem ánh sáng cách mạng lan tỏa khắp các nẻo vùng Tây Bắc.

Tiếp Kỳ 4: Cuộc vượt ngục ly kỳ

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tối 24/11, xuất hiện khách hàng trúng độc đắc Vietlott có giá trị

Tối 24/11, xuất hiện khách hàng trúng độc đắc Vietlott có giá trị 'khủng'

Tối 24/11/2024, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tìm ra tấm vé số may mắn trúng Vietlott Mega 6/45 giải Jackpot với giá trị hơn 16,9 tỷ đồng.
Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Công đoàn tham gia giám sát trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động

Công đoàn tham gia giám sát trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động

Đã có một số doanh nghiệp công bố tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 cho người lao động. Các cấp công đoàn sẽ tham gia với cơ quan chức năng nắm bắt tình hình.
Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu 70-80% các chợ truyền thống; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy.
Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công

Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công

Sau hơn 1 năm khởi công xây dựng, cầu Đuống mới nối quận Long Biên và huyện Gia Lâm (TP. Hà Nội) với tổng mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng hiện giờ ra sao?

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng tại khu công nghiệp Tràng Duệ

Hải Phòng: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng tại khu công nghiệp Tràng Duệ

Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng Công ty TNHH Dong A tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, huyện An Dương, TP Hải Phòng; ngọn lửa bốc cao, bao trùm diện tích hơn 1.000m2
Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang đã từ trần

Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang đã từ trần

Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã từ trần hồi 16 giờ 10 phút ngày 23/11/2024, hưởng thọ 94 tuổi.
Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Về nhân sự địa phương tuần qua (18-22/11), ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển

Thời tiết biển hôm nay 24/11, ở Trạm đảo Lý Sơn có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7; ở trạm đảo Huyền Trân có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 9.
Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức lễ trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn và Đại tá Nguyễn Hồng Quân.
Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, nhu cầu việc làm tại các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu lại tăng cao.
Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Các bộ, ngành, địa phương trên cả nước đã và đang tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát, với mong muốn giúp người dân thoát nghèo, có cơ hội vươn lên.
Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Nhà xưởng công ty gỗ ở Bình Dương bất ngờ bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2, nhiều công nhân tháo chạy thoát thân, không có thiệt hại về người...
Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Trải qua 79 năm thành lập, phát triển, ngành Thanh tra Việt Nam không ngừng phấn đấu vươn lên ngày càng lớn mạnh để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Về thông tin nhân sự ngày 22/11, ông Nguyễn Văn Phú, được bầu giữ chức Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay ông Dương Nghiệp Khôi.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Thời tiết biển hôm nay 23/11, Khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Trạm Huyền Trân đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8.
Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11, Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, nhiều nơi xuống dưới 15 độ. Đêm trời rét, ban ngày trời nắng. Nam Bộ ngày nắng.
Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ.
Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Sau 6 tháng đào tạo và thực tập tại các dự án trọng điểm của tập đoàn, 101 sinh viên xuất sắc đã được tuyển thẳng vào làm việc tại Viettel.
Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng với luồng xe ra từ cầu cạn Nhà ga hành khách T1.
Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Lễ khai mạc cuộc diễn tập cứu hộ, cứu nạn chung do Bộ Quốc phòng 3 nước Campuchia – Lào – Việt Nam đã được tổ chức tại Campuchia.
Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Cụm thi đua số 2 Liên đoàn Lao động các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng đã ký kết mới, sửa đổi bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể.
Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh'

Sáng ngày 22/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Để đáp ứng nhu cầu di chuyển trong dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Việt Nam đang tăng cường hàng trăm ngàn ghế và thuê thêm tàu bay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động