Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 2: Cuộc đấu tranh tuyệt thực 12 ngày đêm

Tại Nhà tù Sơn La đã diễn ra cuộc đấu tranh tuyệt thực kéo dài 12 ngày đêm tại hầm xà lim với tuyên bố của thực dân Pháp: "Không để lọt hạt cơm, giọt nước".
Quy hoạch tổng thể bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 1: Địa ngục trần gian

156 con người dưới hầm sâu 110m2

Để dễ bề cai trị, thực dân Pháp cho xây dựng hệ thống phòng giam tù nhân tại Nhà tù Sơn La rất kiên cố và trang bị các ổ khóa, cùm chân, cùm tay để kìm kẹp, tra tấn. Đáng sợ hơn, chúng dùng vi trùng sốt rét như một thứ vũ khí để giết dần tù nhân.

Âm mưu đó đã lộ rõ trong bức mật thư của tên Công sứ Sơn La Xanh Pu-lôp, gửi cho thống sứ Bắc kỳ năm 1932: “…Xin ngài cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La, bọn này nếu ở Hỏa Lò là những hạng hung hăng khó trị, thì rồi đây lên tới Sơn La, chỉ trong vòng 6 tháng thôi, vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng suy nhược và trở lên hiền hòa…”.

Ngoài ra, chúng còn dọa dẫm tù nhân: “Nếu ở Hỏa Lò, các anh lo đối phó với Chính phủ thì lên Sơn La, các anh phải lo đối phó với sốt rét”. Khi đó, Nhà tù Sơn La được ví như “Chiếc quan tài nắp mở, chỉ chờ người tù tắt thở đem chôn”.

Minh chứng cho thấy, một trong những nơi giam cầm, tra tấn tù nhân dã man nhất chính là xà lim ngầm. Trong đợt mở rộng nhà tù năm 1930, thực dân Pháp đã cho xây dựng khu xà lim ngầm sâu trong lòng đất là 3,5m, diện tích 110m2 với 5 xà lim cá nhân, 2 xà lim tập thể, một phòng hỏi cung. Phía trên được xây dựng 2 tầng, 1 tầng là bếp ăn và 1 tầng là kho lượng thực. Với việc ngụy trang kín kẽ, rất khó để có thể phát hiện ra khu hầm ngầm này.

Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 2: Cuộc đấu tranh tuyệt thực 12 ngày đêm
Khu xà lim ngầm được xây sâu 3,5m trong lòng đất, phía trên được xây dựng 2 tầng, tầng trên là bếp ăn và tầng dưới là kho lượng thực.

Mỗi xà lim cá nhân thường dùng để phạt giam có sàn nằm dài 1,6m, rộng 60cm, cuối sàn nằm gắn cùm chân. Ngay đầu bệ nằm chúng cho khoét một hốc liền kề với bục, phía trên để cơm, nước uống; phía dưới để bô đựng phân. Mỗi xà lim cá nhân chỉ có một lỗ thông hơi ở phía sát trần có gắn song sắt và lưới mắt sàng nhìn ra đường lính đi tuần. Khi cánh cửa gỗ đóng lại thì mỗi xà lim cá nhân trở thành một cái hộp kín, tù nhân phải nằm co và cũng khó phân biệt ngày và đêm.

Khu hầm ngầm này còn có 2 xà lim tập thể ở hai đầu, trong đó có một xà lim tối. Mỗi xà lim có một sàn nằm có gắn cùm tập thể, một hốc nhỏ để bô đựng phân, bên trên để cơm và nước; xà lim tối không có lỗ thông hơi, tường được sơn bằng hắc ín, chỉ có một cửa ra vào. Mỗi khi cánh cửa sắt khép lại phòng giam sẽ trở thành một hộp kín không phân biệt được ngày hay đêm, chúng dùng để giam những tù nhân mà chúng cho là đặc biệt nguy hiểm.

Tại khu xà lim ngầm này, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã bị phạt giam vào năm 1935. Khi đồng chí Nguyễn Lương Bằng tổ chức đấu tranh để tù nhân được làm chủ bếp ăn và tủ thuốc trong nhà tù để chủ động cho việc chăm sóc sức khỏe cho anh em tù nhân nhưng giám ngục không đồng ý, chúng đã phạt giam đồng chí Nguyễn Lương Bằng và một số tù nhân dưới hầm tối.

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã cứa vào cổ tay để lấy máu hòa vào nước viết lên tường “Đả đảo chế độ tù đày hà khắc, cách mạng Việt Nam thành công muôn năm”. Đến giờ ăn trưa, đồng chí tiếp tục lấy dao cạo rạch lưỡi, tuyệt thực, anh em trong hầm hò la, phản đối việc phạt giam vô lý của cai ngục. Tình thế bắt buộc giám ngục phải xuống nước, đưa đồng chí vào nhà thương còn anh em khác được thả ra khỏi hầm tối.

Đặc biệt, tại đây cũng là nơi xảy ra một sự kiện lịch sử oanh liệt, đó là cuộc đấu tranh ngày 13/5/1941. Nguyên nhân xảy ra cuộc đấu tranh là do giám ngục thực hiện chính sách tăng cường khủng bố, tăng định mức khoán trong các công việc khổ sai, đánh vô cớ kíp xe nước và phạt hầm tối.

Chi bộ Nhà tù Sơn La đã quyết định tổ chức một cuộc đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực để đòi lại một số quyền lợi cho tù nhân và đưa tù nhân lên khỏi hầm ngầm. Chi bộ nắm được âm mưu của cai ngục nhằm gây sự với tù nhân để tù nhân phản kháng sẽ lấy cớ đàn áp. Nên buổi trưa hôm đó, đi lao động khổ sai về, cơm đã được bày ra sân nhưng anh em tù nhân không ăn.

Theo kế hoạch, sau khi tuyên bố, anh em tập trung về trại lớn cũ, ban lãnh đạo sắp xếp chỗ nằm cho từng người: Khỏe nằm ngoài, yếu nằm trong và dặn dò các đồng chí giữ vững tinh thần sẵn sàng đối phó nếu chúng dở trò khủng bố.

Đồng chí Trần Đình Long (sau này phụ trách công tác đối ngoại trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa) đã đứng lên tuyên bố với giám ngục: "Chúng tôi tuyệt thực và không đi làm để phản đối ông Công sứ đánh đập, bắt giam hầm Cát xô mấy người xe nước một cách vô lý".

Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 2: Cuộc đấu tranh tuyệt thực 12 ngày đêm
Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp thiết kế 49 phòng giam to nhỏ khác nhau.

Trưa ngày 13/5/1941, khi các tù nhân cộng sản tuyên bố nhịn ăn, khác như dự tính, tên Công sứ Cút - xô đã ra lệnh dồn tất cả 156 tù nhân xuống xà lim ngầm, bình thường chỉ giam tối đa 15 người. Lúc đầu, tù nhân tưởng rằng chúng làm như vậy để tiện cho việc kiểm tra lục soát, không ngờ Cút - xô định "chôn sống" hơn một trăm con người.

Căn hầm chật hẹp, ẩm thấp, ngột ngạt chỉ có 6 lỗ cửa nhỏ trông lên mặt đất, không khí vốn đã thiếu lại thêm hơi người càng ngột ngạt, khó thở. Hầm ngầm vốn ẩm ướt lạnh lẽo nay biến thành một lò nung nóng bức, nhiều đồng chí phải cởi hết quần áo, đứng áp vào tường đá cố lấy một chút hơi mát.

Sau đó Cút - xô ra lệnh "Không để lọt một hạt cơm, giọt nước vào hầm ngầm. Nếu ai trái lệnh sẽ bị bắn ngay!" và hăm dọa sẽ lấy gạch xây lấp cửa hầm. Sự việc xảy ra hoàn toàn khác với dự kiến của ta, ta chỉ tuyên bố nhịn ăn, nhưng kẻ địch bắt nhịn uống và giam chặt dưới hầm sâu, thiếu không khí với số lượng tù nhân là 156 người.

Dưới xà lim tại cửa ra vào cai ngục cho đặt 1 thùng đựng phân, theo cuốn hồi ký của các cựu tù chính trị: "Thùng phân đó được giao cho 1 đồng chí làm công tác vệ sinh, đồng chí nào có nhu cầu sẽ đi vào ống bơ, ống bương truyền tay nhau ra đổ vào thùng đựng phân đó để làm công tác vệ sinh, tuy nhiên đến ngày thứ 3 thùng đựng phân đầy và tràn ra ngoài sinh ra dòi bọ, chúng tôi nằm chỉ cần trở mình cũng nghe tiếng nổ lép bép của những con giòi bọ trắng, thậm chí nó còn bò vào tai, mắt mũi…”.

Xin được kể một câu chuyện vui: "Có một anh tên là Khánh, anh nhận nhiệm vụ phụ trách thùng phân và vì không còn chỗ nên anh ngồi luôn lên nắp thùng phân đó, ai có nhu cầu thì đi vào ống bơ truyền tay nhau ra, anh sẽ đổ vào thùng. Anh em tù nhân suy tôn anh là vua, ngồi trên ngai vàng, nhưng đến ngày thứ 3 thì thùng phân đầy, tràn ra, anh Khánh đã phải xin thoái vị. Trong những ngày đấu tranh gian khổ đó, câu chuyện vui đã tiếp thêm tinh thần lạc quan cho anh em tù nhân".

Bài học kinh nghiệm sâu sắc

Trong hầm tối thiếu ánh sáng và không khí nên sức khỏe anh em giảm sút rất nhiều. Trong 3 ngày đầu, tù nhân không được một giọt nước, một hạt cơm nào cả, đói, nóng, khát các đồng chí thậm chí đã phải dùng đến nước tiểu của mình để uống, nhưng sau đó nước tiểu cũng không còn.

Đến ngày thứ 4 - 5 tù nhân đã đồng thanh hò la: "Nước, Nước" bằng cả tiếng Pháp và tiếng Việt. Cảm động trước tinh thần đấu tranh của tù nhân, một số lính khố xanh người địa phương đã xin Công sứ đưa nước cho tù nhân uống nhưng tên Công sứ không đồng ý.

Trước tình hình đó, đồng chí Tô Hiệu - Bí thư Chi bộ nhà tù đã cảm hoá được một số lính khố xanh vào ca trực bí mật múc nước tại bể đổ theo lối cửa chính xuống cho tù nhân, các đồng chí dồn hết những ống bơ để đựng nước, thậm chí lấy cả quần áo thấm nước dự trữ.

Nhà tù Sơn La - Chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam: Kỳ 2: Cuộc đấu tranh tuyệt thực 12 ngày đêm
Những bức tường kiên cố được xây bằng đá lẫn gạch, có độ dày từ 40-60cm, mái được lợp bằng ngói hoặc tôn, không có hệ thống trần khiến nơi đây nóng nực vào mùa hè và lạnh thấu da thịt vào mùa đông.

Nhân dân phố chợ Chiềng Lề rất căm phẫn khi biết được tin Cút - xô giam hàng trăm tù chính trị dưới hầm tối, đã bí mật gửi tiếp tế đường phên ủng hộ anh em tù nhân, các đồng chí đã chia nhau mỗi người chỉ được một mẩu bằng đầu ngón tay, ăn vào cảm thấy rất mát ruột, góp phần cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục đấu tranh.

Ngày thứ 6 đồng chí Tô Hiệu đã lén múc được một ống bương nước ở bể nước ngầm, giấu trong áo, đi theo đường tuần tiếp tế cho anh em qua cửa sổ xà lim. Do những song cửa này gắn lưới mắt sàng nên các đồng chí phải dùng chính quần áo của mình thấm nước để vắt chia nhau từng giọt.

Đến ngày thứ 7, thấy sức lực anh em tù nhân đã giảm sút nghiêm trọng vì thiếu ăn, thiếu uống nên Chi bộ đã bàn bạc quyết định tạm dừng cuộc đấu tranh. Nhưng cai ngục ra lệnh phạt giam thêm 5 ngày nữa và cho lính lấy nước bẩn chảy từ trên đồi xuống để tù nhân uống, đưa cơm cứng cho tù nhân ăn với âm mưu để tù nhân thiệt mạng vì bệnh đường ruột. Nhưng tù nhân kịch liệt phản đối không ăn thứ cơm và uống thứ nước đó. Sau 12 ngày đêm, thực dân Pháp mới thả tù nhân ra khỏi xà lim ngầm.

Qua nhiều ngày bị giam cầm trong hầm tối, sức khỏe tù nhân suy kiệt có đồng chí ngã gục, không thể bước lên bậc thang của hầm ngầm. Cuộc đấu tranh kéo dài suốt 12 ngày đêm và may mắn không một ai hy sinh. Tuy không đạt hiệu quả cao như mong muốn nhưng với tinh thần đấu tranh kiên cường của những người tù chính trị tại nhà tù Sơn La, là một bài học kinh nghiệm sâu sắc để chi bộ Nhà tù Sơn La tổ chức các cuộc đấu tranh sau này.

Sự kiên cường, sức chiến đấu bền bỉ của 156 tù nhân cộng sản đã thổi bùng lên ý chí cách mạng, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước bất khuất và khát vọng hoà bình tại Nhà tù Sơn La, giống như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “...biến cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng; nó rèn luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua...”.

Tiếp Kỳ 3: Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Mưa lớn kéo dài, nước sông Trà Câu dâng cao, gây ngập lụt diện rộng tại thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Mưa lớn nhiều khiến đất đá từ taluy dương phía sau tràn xuống làm sập một mảng tường lớn tại điểm trưởng Răng Chuỗi (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Chính quyền địa phương đang tích cực hoàn tất các hạng mục khu tái định cư giai đoạn 4 để bố trí cho các hộ còn lại tại dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch.

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Tối ngày 23/11, đã diễn ra chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng cùng phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị tăng cường kiểm tra, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu vào những tháng cuối năm.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất 39,4 ha làm vật liệu san lấp tại huyện Như Thanh.
Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa năm 2024 tại tỉnh Thanh Hóa.
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ là nhiệm vụ, chuyển đổi xanh còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Ngày 24/12 sẽ diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024 – Techfest Cantho 2024 với chủ đề “Khởi nghiệp Tây Đô – Hành trình khát vọng”.
Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Sáng 23/11, tại TP. Đà Nẵng, UBND thành phố tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Biến những khoảng tường trống thành vườn dâu tây xanh tốt, chàng kỹ sư công nghệ thông tin ở Gia Lai truyền cảm hứng cho nhiều người bởi cách làm mới lạ.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động