Nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục chọn Việt Nam là điểm dừng chân

Không chỉ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở thời điểm hiện tại, nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục chọn Việt Nam là điểm dừng chân.
Nhà đầu tư Hàn Quốc đánh giá cao về chất lượng nguồn nhân lực Việt Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hàn Quốc Dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc được đánh giá cao

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đầu trong tổng số 139 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đang đầu tư tại Việt Nam, với khoảng 9.000 dự án đầu tư nước còn hiệu lực, có tổng vốn đăng ký khoảng 80 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực tại Việt Nam.

Đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, công nghệ cao, logistics, xây dựng. Tuy nhiên, thời gian gần đây vốn đầu tư của Hàn Quốc chuyển hướng sang một số lĩnh vực bất động sản, bán lẻ… Hiện các doanh nghiệp Hàn Quốc đã hiện diện tại 59/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục chọn Việt Nam là điểm dừng chân
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo hấp dẫn nhà đầu tư Hàn Quốc

Riêng 6 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ 2 trên tổng số 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam với 2,66 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, theo Cục Đầu tư nước ngoài, có khoảng trên 80% vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong những tháng đầu năm 2022 là vốn mở rộng từ những dự án hiện hữu. Đây là điểm vô cùng tích cực, điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp Hàn Quốc làm ăn hiệu quả tại Việt Nam và họ muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại đây.

Một trong số những nhà đầu tư Hàn Quốc liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong những năm qua phải kể đến đó là Tập đoàn Samsung. Cụ thể, tháng 2/2022, Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) đã tăng vốn đầu tư thêm 920 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên từ 1,35 tỷ USD lên 2,27 tỷ USD.

Hiện tại, Tập đoàn Samsung đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 20 tỷ USD và trở thành doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với những dự án đầu tư tại nhiều tỉnh, thành như: Bắc Ninh. TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hà Nội.

Bên cạnh Samsung, mới đây Tập đoàn LG (Hàn Quốc) do ông Kim Jae Beb – Giám đốc bộ phận đầu tư làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Đại diện Tập đoàn LG cho biết, hiện LG đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Hải Phòng, chuyên sản xuất màn hình OLED cho các thiết bị di động, màn hình OLED tivi, màn hình LCD, dự án đang tạo việc làm cho 21.000 lao động. Với định hướng chiến lược mở rộng quy mô sản xuất tại thị trường Việt Nam, LG mong muốn tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

Không chỉ các tập đoàn lớn như Samsung, LG, các doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc hiện cũng đang dành sự quan tâm đặc biệt đến thị trường Việt Nam, coi Việt Nam là điểm dừng chân. Theo đó, tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh hiện đã có trên 600 doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư.

Còn tại tỉnh Đồng Nai theo bà Nguyễn Thị Hoàng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, hiện địa phương thu hút được hơn 1.500 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn 33 tỷ USD, trong đó, riêng các nhà đầu tư Hàn Quốc có 426 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 7 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện cho chuỗi cung ứng.

Nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục chọn Việt Nam là điểm dừng chân
Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) là doanh nghiệp đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với khoảng 20 tỷ USD

Để hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam một cách hiệu quả, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc đã mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội, đại diện Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, ông Yoon Dae Hee cho biết, không chỉ bảo lãnh tài chính cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam, quỹ còn giúp bảo lãnh tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Đánh giá về các dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Vũ Văn Chung – Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, các dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam không chỉ triển khai nhanh mà còn có quy mô lớn và rất nhiều quả, tác động lớn đến kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng xây dựng các chuối cung ứng chiến lược tại Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án FDI nói chung và FDI từ Hàn Quốc nói riêng.

Về góc độ địa phương, nhiều địa phương đặt mục tiêu thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc. Trong đó, điển hình là tỉnh Long An, địa phương này cho biết, còn quỹ đất lớn dành cho phát triển các khu công nghiệp và tỉnh mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng quan tâm hợp tác đầu tư. Để thu hút được các nguồn vốn đầu tư, tỉnh Long An đang tích cực khôi phục lại nền kinh tế, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính…

Ông Andrew Lee - Quản lý cấp cao, Bộ phận Phát triển Kinh doanh thị trường Hàn Quốc (Savills Việt Nam): Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam nhờ lợi thế về nguồn lao động, ổn định chính trị và tiến trình hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng. Từ đó khẳng định, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực có sức hút lớn với dòng vốn FDI Hàn Quốc trong thời gian tới.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Đầu tư nước ngoài

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công làm khó cho người thực thi

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công làm khó cho người thực thi

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công có khả năng làm khó cho bộ máy, người thực thi, vì vẫn còn có cách hiểu khác nhau.
Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, quyết liệt xông lên theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Hoàn thiện thể chế, chính sách để khơi thông dòng vốn đầu tư công

Hoàn thiện thể chế, chính sách để khơi thông dòng vốn đầu tư công

Theo ông Phan Đức Hiếu, để khơi thông dòng vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, giải pháp căn cơ, lâu dài là sửa đổi, hoàn thiện thể chế.
Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh: Giải pháp nào để khơi thông?

Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh: Giải pháp nào để khơi thông?

Nhu cầu vốn cho tín dụng xanh rất lớn, nhưng để khơi thông được nguồn vốn này đỏi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ và các tổ chức liên quan.
Đo lường chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP

Đo lường chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP

Hội thảo phương pháp đo lường và kết quả biên soạn chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số... đã được Tổng cục Thống kê tổ chức sáng 4/12.

Tin cùng chuyên mục

Thu hút FDI của Hải Dương cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Hải Dương cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ

Năm 2023, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải Dương đạt 1 tỷ 136 triệu USD, cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ.
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Truyền thông thế giới đang phát đi thông điệp, Việt Nam có đủ các yếu tố để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới...
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam cần phải thực hiện con đường tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả.
Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Sự trì trệ trong phát triển của các trung tâm kinh tế khiến bài toán tái cơ cấu nền kinh tế tăng thêm độ khó.
Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Cơ hội lịch sử để Việt Nam trở thành cái tên không thể thiếu trong kỷ nguyên công nghệ, với các từ khóa như công nghiệp bán dẫn, chip… đang được nhận diện.
Thu hút FDI 11 tháng tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2022

Thu hút FDI 11 tháng tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2022

Báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài cho thấy, 11 tháng Việt Nam đã thu hút thêm 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp - Bài 2: Phía sau “tấm áo gấm”

Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp - Bài 2: Phía sau “tấm áo gấm”

Thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp là đòn bẩy để các địa phương củng cố và phát triển toàn diện về kinh tế-xã hội.
Doanh nghiệp Trung Quốc đang quan tâm đầu tư những lĩnh vực nào ở Việt Nam?

Doanh nghiệp Trung Quốc đang quan tâm đầu tư những lĩnh vực nào ở Việt Nam?

Các lĩnh vực tại Việt Nam như năng lượng mặt trời, in ấn… đang thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp

Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp

Qua hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhiều địa phương nhanh chóng bứt phá vươn lên về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: "Sau cơn mưa, trời lại sáng”

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: "Sau cơn mưa, trời lại sáng”

Trong 10 tháng đầu năm, có 70 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng 180,4 nghìn tỷ đồng. Khối lượng mua lại trước hạn là 190,7 nghìn tỷ đồng.
Thi hành Luật Đấu thầu: Doanh nghiệp mong muốn gì?

Thi hành Luật Đấu thầu: Doanh nghiệp mong muốn gì?

Sau khi lấy ý kiến doanh nghiệp, VCCI đã góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Đầu tư PPP vì sao doanh nghiệp vẫn ngại ngần?

Đầu tư PPP vì sao doanh nghiệp vẫn ngại ngần?

Thiếu đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật, thậm chí chồng chéo giữa các quy định là nguyên do chính khiến nhiều nhà đầu tư ngại ngần với dự án đầu tư PPP.
VCCI công bố báo cáo về đầu tư theo phương thức đối tác công tư

VCCI công bố báo cáo về đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Ngày 9/11, VCCI đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp”.
MWG lãi chạm đáy, Chủ tịch và Tổng Giám đốc MWG không nhận lương quý III

MWG lãi chạm đáy, Chủ tịch và Tổng Giám đốc MWG không nhận lương quý III

Trong 9 tháng, doanh thu thuần của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) chỉ đạt 86.858 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 77,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 15,5% và 97,8%.
Đà Nẵng: Vốn thu hút đầu tư ngoài khu công nghiệp tăng hơn 500%

Đà Nẵng: Vốn thu hút đầu tư ngoài khu công nghiệp tăng hơn 500%

Tổng vốn thu hút đầu tư khu vực ngoài khu công nghiệp tại TP. Đà Nẵng 10 tháng đầu năm 2023 đạt gần 41.000 tỷ đồng, tăng hơn 500% so với cùng kỳ 2022.
Những đơn vị nào được tiếp tục phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023?

Những đơn vị nào được tiếp tục phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023?

Chính phủ đã thống nhất việc phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
10 tháng có thêm 2.608 dự án FDI mới, tăng 66,1%

10 tháng có thêm 2.608 dự án FDI mới, tăng 66,1%

10 tháng đầu năm 2023, thu hút FDI vào Việt Nam tiếp tục khởi sắc, FDI đăng ký mới tăng mạnh cả về số dự án và số vốn đầu tư.
Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 139.400 tỉ đồng

Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 139.400 tỉ đồng

Bộ Tài chính thông tin, kể từ quý II/2023, tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu cải thiện khi khối lượng phát hành tăng.
Lãi suất ngân hàng cao tới 11%, người dân nên gửi tiết kiệm hay đầu tư bất động sản?

Lãi suất ngân hàng cao tới 11%, người dân nên gửi tiết kiệm hay đầu tư bất động sản?

Lãi suất ngân hàng cao tới 11%, gửi tiết kiệm hay đầu tư bất động sản đều có rủi ro nhất định, chuyên gia khuyên nhà đầu tư thận trọng khi gửi gắm dòng tiền.
376 dự án đầu tư công sẽ được chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030

376 dự án đầu tư công sẽ được chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030

Khó khăn về vốn, khoảng 367 dự án của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được bố trí vốn hằng năm sẽ chuyển sang giai đoạn 2026-2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động