Nguyên liệu điều không thiếu, doanh nghiệp cần thận trọng khi mua vào giá cao

Đơn hàng xuất khẩu kém sôi động, nguồn cung nguyên liệu điều dồi dào, giá điều thô nhập khẩu vẫn ở mức cao, doanh nghiệp nhập khẩu cần thận trọng khi mua vào.
Đạ Tẻh - Lâm Đồng: Liên kết xây dựng vùng nguyên liệu điều hữu cơ Thiếu nguyên liệu điều trầm trọng

Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 1,73 triệu tấn điều thô với giá bình quân 1.180 USD/tấn. Năm 2021, nhập khẩu điều thô tăng kỷ lục lên đến 3,15 triệu tấn, giá trung bình 1.390 USD/tấn.

Đến năm 2022, nhập khẩu điều thô giảm lại, chỉ còn hơn 2,07 triệu tấn nhưng giá vẫn ở mức cao 1.355 USD/tấn, có thời điểm lên đến 1.400 USD/tấn. Cộng thêm các chi phí như nhân công, vật tư, bao bì, điện... đều tăng đã đẩy giá thành điều thô lên cao.

xuất khẩu điều
Giá điều thô nhập khẩu vẫn ở mức cao

Trong khi đó, giá bán nhân điều lại giảm. Đơn cử, giá điều nhân mã W320 năm 2022 trung bình ở mức 2,7 - 2,9 USD/lbs (0,45kg), nhưng hiện nay chỉ còn 2,62 USD/lbs.

Với mức giá nhập và giá xuất như hiện nay, ngoại trừ một số doanh nghiệp chuyên về thương mại điều nhân xuất khẩu, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thuần gần như không có lãi, phải chật vật ứng phó để tồn tại.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), nguyên liệu đầu vào chiếm trên 85% chi phí sản xuất. Nếu tính theo giá điều nhân 2,6 USD/lbs (0,45kg), giá nguyên liệu phải giảm xuống ít nhất 200 USD/tấn so với giá hiện nay thì sản xuất mới hiệu quả.

Trong bối cảnh giá điều thô vẫn ở mức cao. Trong khi đầu ra xuất khẩu kém khả quan. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho hay, xuất khẩu điều của Việt Nam trong tháng 1/2023 đạt xấp xỉ 27,27 nghìn tấn, trị giá 155,8 triệu USD, giảm 41,9% về lượng và giảm 42,1% về trị giá so với tháng 12/2022, so với tháng 1/2022 giảm 31,4% về lượng và giảm 33,8% về trị giá. Tháng 1/2023, giá xuất khẩu bình quân điều của Việt Nam đạt mức 5.714 USD/tấn, giảm 0,3% so với tháng 12/2022 và giảm 3,7% so với tháng 12/2022.

Ông Tạ Quang Huyên - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hoàng Sơn 1 - chia sẻ, trong tháng đầu năm nay, tình hình đơn hàng xuất khẩu của công ty sụt giảm khoảng 17 - 18% so với cùng kỳ năm ngoái do hạt điều đang phải cạnh tranh với các loại hạt khác như hạt óc chó, hạnh nhân,...

Ông Vũ Thái Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Điều Long Sơn - nhận định, một số thị trường đang có sự ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... nhưng lượng hạt điều tiêu thụ không nhiều. Trong khi đó, hai thị trường tiêu thụ nhiều hạt điều nhất là MỹEU thì vẫn rất khó khăn.

Trước đây, ngay từ đầu mỗi năm, đa số nhà nhập khẩu lớn Âu - Mỹ đã ký hợp đồng mua điều nhân dài hạn. Nhưng đầu năm 2023, các nhà nhập khẩu chỉ ký hợp đồng mua tới giữa năm, nhưng số lượng hạn chế.

Ngành điều trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi các ngân hàng Việt Nam vẫn siết chặt tín dụng và lãi suất vẫn tăng cao, giá điều nhân chưa cải thiện và giá điều thô vẫn chưa hợp lý khiến cho doanh nghiệp nhập khẩu không dám mạo hiểm.

Theo Vinacas, các thống kê cho thấy tổng sản lượng điều thô toàn cầu liên tục tăng trong những năm gần đây. Hiện nay, nguồn cung điều thô toàn cầu đã lên 5 triệu tấn trong khi nhu cầu chỉ khoảng 4 triệu tấn. Với tốc độ gia tăng diện tích như hiện nay ở châu Phi, Campuchia, sản lượng điều thô chẳng mấy chốc tăng lên 6 triệu tấn.

Phân tích từ các nhà thu mua lớn trên thế giới cũng cho thấy lượng điều thô tồn kho hiện vẫn còn khoảng 300.000 tấn.

Vinacas cho rằng, trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp điều Việt Nam đều có thói quen thu mua ồ ạt điều thô vào đầu vụ. Điều này gây ra tình trạng tăng mua, khiến giá điều nhân luôn ở mức cao. Ngoài ra, do áp lực tài chính, điều thô mua về phải đưa vào sản xuất ngay và bán điều nhân ra để thu hồi vốn, từ đó dẫn tới tình trạng tranh bán, khiến giá điều nhân không thể tăng lên.

Ông Phạm Văn Công - Chủ tịch Vinacas cho rằng, cách đầu cơ điều thô như những năm trước đã không còn phù hợp trong thời điểm hiện tại. Do đó, ngành điều cần có chiến lược bài bản cho việc xây dựng và quản trị thương hiệu để phát huy tối đa giá trị của một ngành đứng đầu thế giới. Về phía các doanh nghiệp trong nước lúc này cần phải điều chỉnh công suất sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp đánh giá đúng thị trường trước khi nhập khẩu điều thô.

Việt Nam đang sở hữu công nghệ chế biến điều hàng đầu thế giới. Đây chính là thế mạnh ngành điều Việt Nam. Trong tình hình hiện nay, ông Tạ Quang Huyên - Tổng giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1 - khuyến nghị, thay vì mua điều thô tích trong kho, các doanh nghiệp ngành điều khi nào ký được hợp đồng thì mới mua điều thô về sản xuất.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu sầu riêng đối diện với thách thức gì?

Xuất khẩu sầu riêng đối diện với thách thức gì?

Với số lượng mã số vùng trồng được cấp còn khiêm tốn, trong khi diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, xuất khẩu sầu riêng đang đối diện với thách thức không nhỏ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đối mặt với khó khăn

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đối mặt với khó khăn

Quý I/2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,88 tỷ USD, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu sẽ tiếp tục đối mặt với sự co giảm của thị trường.
Xuất khẩu thủy sản quý I/2023 đạt trên 1,8 tỷ USD, giảm 27%

Xuất khẩu thủy sản quý I/2023 đạt trên 1,8 tỷ USD, giảm 27%

Theo Tổng cục Hải quan, ước xuất khẩu thủy sản quý I/2023 sẽ đạt khoảng 1,85 tỷ USD, giảm 27% so với quý I/2022.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Australia: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Australia: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Các yêu cầu nhãn mác, an toàn thực phẩm khắt khe, thậm chí một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả Hoa Kỳ và EU, là những thách thức của nông sản Việt tại Australia.
Việt Nam - Úc tổ chức họp Nhóm công tác Thương mại lần 4: Hợp tác thực thi hiệu quả các FTA

Việt Nam - Úc tổ chức họp Nhóm công tác Thương mại lần 4: Hợp tác thực thi hiệu quả các FTA

Sáng 30/3, Cuộc họp lần thứ 4 Nhóm công tác về Thương mại thuộc khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam – Úc được tổ chức trực tuyến.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Mỹ: Dư địa lớn nhưng không dễ

Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Mỹ: Dư địa lớn nhưng không dễ

Dự báo các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Nguyên nhân xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm 14,4% trong Quý I/2023

Nguyên nhân xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm 14,4% trong Quý I/2023

3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 11,19 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quý I/2023: Xuất nhập khẩu ước đạt 154,27 tỷ USD

Quý I/2023: Xuất nhập khẩu ước đạt 154,27 tỷ USD

Tính chung quý I năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 154,27 tỷ USD; cán cân thương mại xuất siêu 4,07 tỷ USD.
Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

Ớt dạng quả muốn xuất khẩu sang Hàn Quốc cần có kết quả kiểm nghiệm của 8 phòng thí nghiệm đã được Bộ An toàn Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc chấp thuận.
Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo gì?

Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo gì?

Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động theo dõi sát tình hình thị trường để xây dựng phương án giao dịch phù hợp.
Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ năm 2023, cơ hội nào cho gạo Việt Nam?

Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ năm 2023, cơ hội nào cho gạo Việt Nam?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, nước này sẽ nhập khẩu 02 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, mở ra cơ hội xuất khẩu cho gạo Việt Nam.
Triển vọng thị trường và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Israel

Triển vọng thị trường và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Israel

Xuất khẩu nhóm hàng hoá, sản phẩm chế biến thành phẩm có giá trị gia tăng cao của Việt Nam vào thị trường Israel đang có nhiều lợi thế.
Quảng Ninh: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt hơn 300 nghìn tấn trong quý I/2023

Quảng Ninh: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt hơn 300 nghìn tấn trong quý I/2023

Hiện các hoạt động thông quan hàng hóa tại tất cả cửa khẩu, lối mở ở Móng Cái ngày càng tăng cả về chủng loại hàng hóa cùng số lượng doanh nghiệp tham gia.
Xuất khẩu tôm tìm cách gỡ khó

Xuất khẩu tôm tìm cách gỡ khó

Trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm chỉ đạt 350 triệu USD, nhiều doanh nghiệp tìm cách xoay xở, giữ chân khách hàng.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt, vượt Thái Lan và Ấn Độ

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt, vượt Thái Lan và Ấn Độ

Trong 2 tháng đầu năm 2023, nhiều thời điểm trong các tháng, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứng đầu thế giới, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ
Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng trưởng 3 con số

2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê sang Hà Lan tăng 105,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Việt Nam là nguồn cung ngoại khối lớn thứ 2 cho Hà Lan.
Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất

Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất

Tổng cục Hải quan chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất,gửi kho ngoại quan nhằm ngăn ngừa nguy cơ buôn lậu,gian lận thương mại.
Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi các đơn vị chức năng yêu cầu giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

Chiếm 93,8% tổng lượng xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2023.
EU điều chỉnh quy định về nhập khẩu nông sản và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật

EU điều chỉnh quy định về nhập khẩu nông sản và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật

Quy định về nhập khẩu nông sản và sản phẩm từ động vật của thị trường EU có một số thay đổi từ ngày 7/3/2026.
Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan đến áp dụng C/O mẫu D.
Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD

Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 122,94 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây (Trung Quốc)

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây (Trung Quốc)

Cửa khẩu Đông Hưng (phía Việt Nam là cầu Bắc Luân 2 - cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa chính thức trở thành cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023, thị phần trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm.
Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương đang xin ý kiến về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 về thương mại biên giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động