Nguy hiểm đường ngang dân sinh qua đường sắt
Do vậy, ngành đường sắt đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ xóa bỏ toàn bộ đường ngang bất hợp pháp, qua đó góp phần kéo giảm TNGT đường sắt. Để thực hiện mục tiêu này, Luật Đường sắt năm 2017 và Nghị định số 65 của Chính phủ đã phân định rõ: Việc đảm bảo ATGT chung và an toàn giao thông tại các đường ngang hợp pháp là trách nhiệm của ngành giao thông đường sắt, còn việc đảm bảo ATGT tại các lối đi tự mở thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương. Từ nay đến năm 2020, ngành đường sắt phải hoàn thành việc củng cố hồ sơ, phân loại đối với toàn bộ lối đi tự mở, từ lối đi tự mở công cộng, lối đi vào một hộ dân và lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm. Cùng với việc phân loại, cũng phải giảm dần và xóa bỏ dần lối đi tự mở tại các vị trí nguy hiểm.
Tiềm ẩn mất an toàn giao thông qua các lối đi ngang đường sắt |
Trên thực tế, tại các địa phương có đường sắt đi qua, việc mất an toàn giao thông tại đường ngang dân sinh qua đường sắt luôn được các cơ quan chức năng cảnh báo nhưng đến thời điểm hiện tại, tình trạng này vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân còn hạn chế. Nhiều người khi tham gia giao thông qua đây thường không có sự quan sát cẩn thận, vội vàng vượt rào chắn bất chấp hiệu lệnh của người cảnh giới. Thậm chí, có những trường hợp khi bị nhắc nhở, ngăn cản không cho qua đường đã có thái độ thiếu bình tĩnh, không tôn trọng, lăng mạ người cảnh giới. Chính vì vậy, đã có nhiều trường hợp tai nạn giao thông thương tâm xảy ra ở đường ngang dân sinh. Đặc biệt, đối với một số đường ngang nằm ở vị trí khuất tầm nhìn mà không hề có rào chắn rất dễ gây tai nạn nếu chủ phương tiện thiếu quan sát. Thậm chí ở một số đoạn, người dân còn tự ý mở theo nhu cầu đi lại.
Vì thế, đã đến lúc, trách nhiệm của chính quyền cơ sở đối với hành lang an toàn giao thông đường sắt cần phải được quy định một cách cụ thể, rõ ràng và nhất thiết phải có chế tài nghiêm.