Nguy cơ thiếu hụt nguyên phụ liệu nhập khẩu: Cần sớm đa dạng nguồn cung
Xuất nhập khẩu Thứ năm, 05/05/2022 - 11:30 Theo dõi Congthuong.vn trên
Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp nguyên phụ liệu quan trọng cho một số ngành công nghiệp của Việt Nam, như điện tử, dệt may, da giày… Tuy nhiên, tắc nghẽn cảng biển thế giới cũng như dịch bệnh tại Trung Quốc khiến các ngành công nghiệp gặp khó do thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu.
Việc thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất do đường đi của hàng hóa từ Trung Quốc và các thị trường khác về Việt Nam bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.
![]() |
Ảnh minh họa |
Với dệt may, dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành này đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn. Hiện, một số doanh nghiệp trong nước đã, đang tập trung đầu tư vào nghiên cứu phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc đáp ứng chưa như kỳ vọng. Trong nước, mới đáp ứng được 10% nhu cầu vải, mặt hàng bông vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn hàng nhập khẩu.
Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - giày - túi xách Việt Nam - chia sẻ, các đối tác phía Trung Quốc đang thiếu container rỗng để chuyển hàng về, cộng với nguồn cung khan hiếm do nhà máy tạm dừng hoạt động vì Covid-19. Việc thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất khiến tiến độ giao hàng của các doanh nghiệp đang bị chậm lại.
Trong bối cảnh trên, các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần đa dạng thị trường nhập khẩu nguyên liệu lẫn thị trường xuất khẩu hàng hóa để tránh phụ thuộc. Bên cạnh đó, cần có nhiều hơn các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thị trường trong nước, để từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu. Đối với các hiệp hội doanh nghiệp, cần có đánh giá, rà soát kỹ lưỡng tác động của việc Trung Quốc áp dụng biện pháp phong tỏa vì Covid-19. Đồng thời, trước chủ trương của Trung Quốc là "zero Covid", doanh nghiệp trong nước cần chủ động thích ứng, có chiến lược phù hợp để vừa cầm cự sản xuất, giữ khách hàng, vừa đảm bảo tiến độ giao hàng.
Việc thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất khiến tiến độ giao hàng của các doanh nghiệp đang bị chậm lại. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ùn tắc được giải quyết, giao thương qua cửa khẩu biên giới phía Bắc dần trở lại bình thường

Xuất khẩu vào Nhật Bản: Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

EU sửa đổi loạt quy định về thực phẩm nhập khẩu

Kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Latvia

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giảm tốc trong nửa đầu tháng 5
Tin cùng chuyên mục

21 khuyến nghị giúp giảm ùn tắc tại cảng Cát Lái

FSIS công nhận 19 nhà máy chế biến cá tra được xuất khẩu vào Mỹ

Xuất khẩu thanh long vào Australia và New Zealand: Khai thác cơ hội mới

Hiệp định RCEP tạo “đường bay thẳng” cho xuất khẩu điều

Xuất khẩu vải thiều kỳ vọng tăng trưởng ở những thị trường khó tính

Xuất nhập khẩu duy trì đà tăng hai con số

Hơn 11.200 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Luân II từ khi thông quan quan trở lại

Thêm 2 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Liên minh kinh tế Á - Âu

Xuất khẩu tôm sú sang thị trường Bắc Âu: Tiềm năng lớn

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản tại thị trường Hoa Kỳ?

Xuất nhập khẩu hàng hóa diễn biến như thế nào những tháng cuối năm?

Nhiều dư địa cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Hoa Kỳ

Thị trường Nhật Bản tăng nhập khẩu trái chuối từ Việt Nam

Ngành Công Thương: Hướng tới mục tiêu xuất nhập khẩu bền vững

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ: Cách nào để gia tăng thị phần?

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Xuất khẩu hàng hóa vượt 120 tỷ USD, xuất siêu cao

Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt mốc 1 tỷ USD, giá bán áp đảo gạo Thái
