Nguồn vốn chính sách: Nơi gửi gắm niềm tin của đồng bào nghèo

Không có tiền tích luỹ, người thân cũng khó khăn, vay tín dụng đen thì lãi suất cao… nên với rất nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đồng vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội tựa như “bà đỡ” giúp bà con vượt khó để từng bước vươn lên.

Mặc dù có yêu cầu làm việc với Phòng Giao dịch huyện Chư Sê (Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai) khá bất ngờ, nhưng anh Phạm Văn Thuận – Phó giám đốc Phòng giao dịch vẫn sắp xếp thời gian để cùng tôi xuống với các hộ đồng bào vay vốn ở xã Chư Pơng – địa bàn đang có dư nợ cho vay lên tới gần 24 tỉ đồng.

Trò chuyện bên những gốc cà phê đang bắt đầu cho trái, chị H’Lem (thôn Grai Mek, xã Chư Pơng) phấn khởi: Ban đầu gia đình vay Ngân hàng Chính sách xã hội 12 triệu đồng để làm công trình vệ sinh, nước sạch. Tháng 2/2019, gia đình tiếp tục vay 50 triệu đồng theo chương trình cho vay phát triển sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Với số tiền 50 triệu được vay, gia đình chị H’lem đã thêm tiền để đầu tư trồng 600 gốc cà phê tại vườn nhà, phát triển nuôi heo, nuôi bò… “Vay Ngân hàng Chính sách xã hội yên tâm hơn nhiều lắm. Vay tín dụng đen, lãi cao, lãi mẹ đẻ lãi con, không chịu nổi đâu. Người thân thì ai cũng có vất vả, đâu có phải muốn vay là được” – chị H’Lem chia sẻ.

Ngân hàng Chính sách xã hội: Nơi gửi gắm niềm tin của đồng bào nghèo
Anh Rơ Lan Hnhơ (thôn Grai Mek, xã Chư Pơng) phát triển chăn nuôi dê nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội

Theo chị Rơ Mah Gim - Tổ trưởng Tổ vay vốn Hội Nông dân do Phòng Giao dịch huyện Chư Sê uỷ thác - cùng sống ở trong thôn Grai Mek, lại đều là người đồng bào Gia Rai, nên chị Gim nắm khá rõ hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình. Để kết nối chị em với nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, chị sẽ hướng dẫn người dân làm đơn xin vay; khi họp tổ tuyên truyền, chị em nộp đơn để tổ bình xét. Tổ thống nhất đồng ý thì sẽ nộp để Phòng Giao dịch huyện Chư Sê quyết định cho vay. Trong suốt quá trình người dân vay vốn, tổ trưởng sẽ là người nhắc bà con thực hiện tốt những quy định về sử dụng vốn đúng mục đích, tham gia tiết kiệm và trả lãi đúng kỳ hạn. Với cách làm chặt chẽ như vậy, các hộ vay vừa có tiền để cải thiện cuộc sống; vừa không bị nỗi lo lãi vay đè nặng…

Cách nhà chị H’Lem không xa, vợ chồng anh chị Rlan Blim và Rahlan Bol không giấu được phấn khởi khi thấy tôi và cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội ghé thăm. Từ số tiền 35 triệu đồng vay của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2013, anh chị đã mua 2 con bò, đến hạn trả tiền vay năm 2018 thì bò đã sinh được 4 con bê. Bán bò, anh chị không những trả được nợ, còn có đủ tiền mua cà về thuê rẫy trồng cà. “Hiện gia đình tôi đang vay Ngân hàng Chính sách xã hội gói hỗ trợ sản xuất là 25 triệu đồng, chúng tôi đang muốn trả 25 triệu đồng này, vay gói 50 triệu đồng để tiếp tục trồng cà phê” - Rahlan Bol bộc bạch với Phó Giám đốc Phạm Văn Thuận và Tổ trưởng Tổ vay vốn Rơ Lan Hnhơn bên căn nhà vừa mới xây còn thơm mùi vôi mới.

Gắn bó với Ngân hàng Chính sách xã hội đã nhiều năm, nên anh Thuận “mừng nhưng không lạ” với những đổi thay tích cực của những hộ được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Với lãi suất ổn định, thủ tục cho vay nhanh chóng, đơn giản, giải quyết mọi thủ tục ngay tại trung tâm xã, đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang mang lại ý nghĩa không nhỏ đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình chính sách ở xã Chư Pơng nói riêng, huyện Chư Sê nói chung. Đặc biệt hơn, từ việc tham gia vào tổ vay vốn, nhiều bà con người dân tộc đã mạnh dạn chuyển đổi cây con, biết thu vén, tính toán để đồng vốn sinh sôi, nảy nở; từng bước giúp nhau vượt khó, thoát nghèo.

Được biết, tính riêng năm 2021, doanh số cho vay của Phòng giao dịch huyện Chư Sê đã đạt 109.540 triệu đồng, bằng 107% so năm 2020, với 3.305 lượt hộ vay vốn. Trong đó một số chương trình tín dụng có doanh số cho vay lớn như: cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn… Tổng dư nợ đến 31/12/2021 đạt 335.335 triệu đồng, với 10.100 hộ vay vốn, từ 14 chương trình tín dụng, dư nợ bình quân 1 hộ vay là 33,2 triệu đồng, Một số xã có tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cao như HBông (10,5%), Ia Hlốp (6,8%), Ia Ko (6,6%), Chư Sê (5,7%),…

Ngân hàng Chính sách xã hội: Nơi gửi gắm niềm tin của đồng bào nghèo
Điểm giao dịch tại các xã của Phòng Giao dịch huyện Chư Sê – điểm đến tin cậy để hộ nghèo, hộ chính sách tiếp cận được với nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội

Trao đổi với chúng tôi, Phó giám đốc Phạm Văn Thuận chia sẻ thêm, cùng với việc duy trì hiệu quả việc uỷ thác cho vay cho các tổ chức chính trị xã hội như: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên… hiện Phòng giao dịch huyện Chư Sê thường xuyên tổ chức thực hiện tốt các hoạt động của 15 điểm giao dịch tại xã, thị trấn, tạo điều kiện cho hộ vay tiếp cận được với các dịch vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội, tiết giảm các chi phí đi lại của hộ vay. Với các tiêu chí như: tỷ lệ giải ngân tại xã là 97,59%, tỷ lệ thu lãi tại xã là 98,31%, tỷ lệ thu nợ tại xã là 97,35%...hiệu quả của các điểm giao dịch tại các xã là thấy rõ.

Từ hiệu quả trông thấy nhờ đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, hàng năm UBND huyện Chư Sê đều xuất ngân sách huyện bổ sung nguồn vốn ủy thác qua Phòng Giao dịch huyện Chư Sê để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện. Tính đến 31/12/2021, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay trên địa bàn là 6 tỷ đồng (riêng năm 2021 là 1 tỷ đồng).

Với sự chung tay ý nghĩa này, chất lượng công tác giảm nghèo tại Chư Sê nhờ đó đang có những bước chuyển tích cực. Đồng vốn cho vay thực tế là chưa lớn, nhưng cách thức hoạt động và tinh thần trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội nói chung, Phòng Giao dịch huyện Chư Sê nói riêng, đã và đang gieo những hạt giống hi vọng để người vay vốn thêm niềm tin và có ý thức vươn lên mạnh mẽ, làm chủ nương rẫy, phát triển sinh kế ngay trên chính quê hương mình.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động