Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức hàng năm vào ngày 20/11, nhằm tôn vinh và tri ân những người hoạt động trong ngành giáo dục.
Ngày Nhà giáo Việt Nam: Gặp những “người đưa đò” đặc biệt với hành trình gieo chữ, chữa lànhNhững lời chúc song ngữ đơn giản, ý nghĩa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Nguồn gốc, ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam hay còn được gọi là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam và là một trong những dịp lễ lớn của ngành giáo dục nhằm tôn vinh các nhà giáo, những người ảnh hưởng trong lĩnh vực giáo dục.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam hay còn được gọi là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Liên quan đến nguồn gốc của Ngày nhà giáo Việt Nam, vào tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ đã được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là Federation International Syndicale des Enseignants (viết tắt FISE) - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục.

3 năm sau, năm 1949, tại thủ đô Waszawa của Ba Lan, FISE đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” bao gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu của bản Hiến chương tập trung vào đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học; Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo và bản Hiến chương cùng quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.

Giai đoạn đó, FISE có 57 nước là 57 thành viên tham gia và Công đoàn giáo dục Việt Nam tham gia FISE từ năm 1953. Trong một cuộc họp của FISE diễn ra từ 26/8 - 30/8/1975 tại Ba Lan, các thành viên tại FISE đã thống nhất, lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Tại Việt Nam, ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức lần đầu tiên tại miền Bắc vào ngày 20/11/1958. Và đến 20/11/1982, ngày lễ này được tổ chức tên toàn quốc.

Những năm sau đó, khi đất nước hoàn toàn độc lập, ngày lễ này đã được tổ chức trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hàng năm, vào dịp này, các cơ quan giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.

Ý nghĩa ngày 20/11

Ngày nhà giáo Việt Nam là một ngày kỉ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 20/11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày hội truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta – truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Đặc biệt là trong việc tôn vinh và tri ân những thầy cô giáo. Cùng những người có nhiều cống hiến quan trọng cho ngành giáo dục. Ngày này không chỉ đơn giản là một ngày lễ. Mà còn là một dịp quý báu để xã hội nhìn lại và tôn vinh những người “lái đò” này.

Ngoài việc tôn vinh các thầy giáo cô giáo, ngày Nhà giáo Việt Nam cũng là thời điểm để ngành Giáo dục tự đánh giá và đặt ra những định hướng cải tiến trong quá trình dạy và học.

Một số hoạt động diễn ra trong ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 luôn diễn ra rất nhiều hoạt động sôi nổi. Tùy theo từng đơn vị, trường học mà tập thể nhà trường sẽ tổ chức những cuộc thi nhỏ, văn nghệ dành riêng cho dịp đặc biệt này. Đồng thời, đây cũng là lúc học sinh dành tặng những món quà, lời chúc tốt đẹp cho thầy cô giáo.

Vẽ báo tường đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam

Vẽ báo tường không chỉ là món quà tinh thần ý nghĩa mà còn là hoạt động thường niên để tập thể trường lớp cùng tận hưởng không khí trang trọng của ngày 20/11. Đây là lúc tập thể lớp sẽ cùng nhau tạo nên tác phẩm báo tường sáng tạo, mang thông điệp ý nghĩa liên quan đến ngày Nhà giáo với các hình vẽ, bài thơ, truyện ngắn… Hoạt động vẽ báo tường là cơ hội để học sinh thể hiện năng khiếu, tâm huyết và xây dựng tinh thần đoàn kết cho tập thể lớp.

Làm thiếp tặng thầy cô

Những tấm thiệp do học trò tự làm chắc chắn là món quà 20/11 ý nghĩa dành cho thầy cô. Bên trong thiệp ghi những lời chúc tốt đẹp là nơi bày tỏ tấm lòng của bạn dành cho những “người lái đò thầm lặng” này.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Những tấm thiệp do học trò tự làm chắc chắn là món quà 20/11 ý nghĩa dành cho thầy cô (Ảnh: Sưu tầm)

Các hoạt động chào mừng ngày 20/11 khác

Bên cạnh những hoạt động kể trên, tùy theo điều kiện mà nhà trường sẽ tổ chức thêm các hoạt động khác. Tất cả nhằm mang đến bầu không khí tưng bừng cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Một số hoạt động được chú ý như: Trao hoa, tổ chức văn nghệ, viết thư cho thầy cô, cắm hoa..

Thanh Huyền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3:

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3, năm 2024 với chủ đề 'Dòng chảy di sản'.
Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức tại Vạn Phúc City với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn và độc đáo.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Tối ngày 23/11, đã diễn ra chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Chiều 23/11, tại Nhà Triển lãm số 16 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm.
Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Noel nhưng không khí đã ngập tràn trên khắp phố Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí đa dạng, nhưng không biến động giá.
Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 21/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã diễn ra ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng năm 2024.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII tiếp tục được tổ chức nhằm lan tỏa giá trị tri thức, văn hoá trong đời sống xã hội, đồng thời nâng tầm cho mỗi cuốn sách.
Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Tối ngày 16/11, tỉnh Cà Mau vừa khánh thành công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954.
Hội thảo

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Chiều ngày 15/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau đã tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử".
Sắp diễn ra triển lãm tranh

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Triển lãm tranh "Tôi vẽ Hà Nội" sẽ diễn ra ngày 20/11 tại Trung tâm Triển lãm Hà Nội, nhắn nhủ về một Hà Nội bình yên và tình yêu bất tận trong mỗi chúng ta.
Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Giữa “dòng chảy” đương đại, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, “hồn quê” được lưu giữ như một giá trị quý báu trong tranh của họa sĩ Quỳnh Thơm.
Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Theo Ban tổ chức, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 sẽ được diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 4/12 với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa.
Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phố Phở sẽ như cẩm nang cho thế hệ trẻ hiểu lịch sử, thông qua món phở sẽ hiểu hơn bản sắc văn hóa nghệ thuật ẩm thực người Hà Nội xưa và nay.
Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Sáng 10/11, tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ tu bổ, tôn tạo Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Diễn đàn quốc gia thường niên ‘Văn hóa với doanh nghiệp’ tổ chức chiều ngày 10/11 nhằm khai thác, phát huy nguồn lực văn hoá, phát triển đất nước.
Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Sáng 9/11, diễn ra lễ ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’ của tác giả Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối 7/11, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - cất cánh".
Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11), Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm. Sự kiện có chủ đề "Điện ảnh: sáng tạo - cất cánh".
Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Tỉnh Quảng Nam tổ chức kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Trác - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nguyên Phó Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gần 1.000 nghệ nhân mang đến những tiết mục biểu diễn đặc sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai.
Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku (Gia Lai) được tổ chức từ ngày 15-17/11 với những hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn mang đến nhiều ấn tượng cho du khách.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động