Người trồng dong riềng điêu đứng

Giá bán từ mức 1.800 - 2.200 đồng/kg, nay chỉ còn 200 - 500 đồng/kg, khiến người trồng dong riềng ở các tỉnh phía Bắc rơi vào tình trạng thất bát thê thảm.

CôngThương - Nguyên nhân là do các cơ sở làm miến giảm mua nguyên liệu vì đầu ra cho miến đang suy giảm nghiêm trọng.

Rẻ như cho

Những năm gần đây, củ dong riềng (còn gọi là củ đót) - loại nguyên liệu dùng sản xuất miến dong đã được trồng tràn lan ở hầu khắp các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn… Cũng chính vì trồng ồ ạt, sản lượng lớn, giờ đây người trồng dong riềng đang rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười. 

Như tại xã Thọ Xuân, Thọ An (Đan Phượng, Hà Nội) nơi có tới hàng trăm ha dong riềng, khác với những năm trước, năm nay mặc dù những vườn dong cây đã héo khô, rũ xuống nhưng chỉ lác đác vài hộ đi thu hoạch. Anh Trần Văn Tân ở thôn 4 xã Thọ Xuân buồn rầu nói: 

“Còn may nhà tôi chỉ trồng 4 sào, những hộ trồng cả mẫu thì năm nay “lãnh đủ”, coi như mất… tết. Hôm trước tôi bán gần 2 sào, nhưng chỉ được 250.000 đồng, còn 2 sào đẹp hơn được 500.000 đồng, trong khi đó dong giống mỗi sào hết 150kg (giá 40.000 đồng/kg), cộng với 100kg lân và 2 tạ phân chuồng nữa, tính ra gần triệu đồng chưa kể công chăm sóc, như vậy trung bình mỗi sào lỗ 600.000 – 800.000 đồng”.

Trồng gần mẫu dong riềng, giá lao dốc, nên sự ngám ngẩm, thất vọng thể hiện rõ trên khuôn mặt của hai vợ chồng anh Nguyễn Phương Tú ở thôn Bắc Hà, xã Thọ An. Bỏ thì tiếc, thu hoạch thì lỗ, cuối cùng anh Tú đành bỏ ruộng dong không thu hoạch nữa, rồi hai vợ chồng kéo xuống làng miến Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) để làm thuê. 

“Trung bình mỗi sào dong đạt khoảng 1,7 – 1,8 tấn, với giá bán 500 đồng/kg chưa được triệu đồng. Trong khi đó mỗi sào hết 7 công thu hoạch (140.000 đồng/công), tính ra lỗ; nếu cộng cả tiền giống, phân bón, công nữa thì lỗ đậm. Gần tháng nay hai vợ chồng xuống xã Dương Liễu bốc dong thuê kiếm ngày 200.000 đồng còn hơn ở nhà đào dong chịu lỗ”.

Cung vượt quá cầu

Về xã Dương Liễu, cái nôi của nghề miến dong, dọc từ đầu làng đến cuối xóm đâu đâu cũng thấy dong riềng, nhưng đống củ cao ngất ngưởng choán hết cả lòng đường. Ông Nguyễn Phi Đức – Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh thương mại Dương Liễu cho biết, chưa có năm nào giá dong nguyên liệu và miến lại rẻ như năm nay. Theo đó, giá dong năm ngoái 1.800 – 2.200 đồng, nay chỉ còn 600 – 700 đồng/kg. Giá tinh bột dong cũng giảm từ 15.000 đồng xuống còn 6.000 – 7.000 đồng/kg. Miến giảm từ 35.000 xuống còn 20.000 – 22.000 đồng/kg”.

 

Ông Đức cho biết thêm, Dương Liễu có khoảng 100 hộ làm nghề sản xuất miến dong, mỗi ngày tiêu thụ hàng chục nghìn tấn dong và sản xuất ra hàng trăm tấn miến thành phẩm. Tuy nhiên, năm nay lượng dong tiêu thụ chỉ đạt khoảng 50% so với năm ngoái, trong khi đó nguồn dong tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3. “Đầu ra của miến chậm, rẻ, nên năm nay đa số các hộ chỉ sản xuất lấy tinh bột dự trữ là chính, vì vậy lượng dong tồn đọng còn rất nhiều, chưa kể dong còn trong dân” – ông Đức nói.

Ông Nguyễn Văn Hiến – Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cho rằng, nguyên nhân khiến giá dong, tinh bột nguyên liệu tụt giá là do “khủng hoảng” thừa. “Theo tôi được biết, tinh bột miến dong chỉ có thể làm miến, chứ không làm bánh kẹo như tinh bột sắn được. Sức mua có hạn, cung vượt nhiều lần cầu thì giá giảm là điều khó tránh khỏi” – ông Hiến cho hay.

Theo ông Hiến, về nguyên nhân sâu xa là do chúng ta chưa làm tốt khâu quy hoạch vùng. Những năm đầu thấy trồng dong có thu nhập, nên các tỉnh đua nhau vận động người dân trồng, trong khi đó lại không lo được đầu ra. Ông Hiến nhấn mạnh: “Chúng ta đã có bài học từ cây vải thiều, rồi cây thanh hao hoa vàng và nay là cây dong riềng. Nếu Nhà nước không có sự quy hoạch, định hướng lâu dài, thì người nông dân vẫn mãi phải chịu cảnh “được mùa, mất giá”, cái điệp khúc mà người nông dân không bao giờ mong muốn”. 

Giá tại các tỉnh đều giảm
Theo khảo sát của chúng tôi, giá dong riềng tại các địa phương khác cũng giảm giá nhanh chóng. Tại huyện Đà Bắc (Hòa Bình) giá dong riềng dao động từ 300 - 350 đồng/kg, lượng tồn đọng lên đến hàng chục nghìn tấn. Tại các huyện Ba Bể, Pác Nặm… (Bắc Kạn) có khoảng 3.000ha dong riềng, sản lượng khoảng 170.000 tấn củ, hiện giá dao động từ 500 - 700 đồng/kg, lượng tồn đọng khoảng 50%. Tại Sơn La, giá dong riềng cũng chỉ dao động từ 300 - 400 đồngkg…

Theo Dân Việt

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động