Người phụ nữ vượt khó, đưa hoa hồi Lạng Sơn ra “biển lớn”

Trải qua nhiều khó khăn, chị Phạm Thị Giang đã kiên trì, vượt khó, từng bước đưa các sản phẩm làm từ hoa hồi Lạng Sơn đến vươn ra thế giới.
Lạng Sơn: Các cửa khẩu vẫn hoạt động xuyên suốt dịp nghỉ lễ 2/9 Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Xuất nhập khẩu gia tăng, giao thương qua cửa khẩu nhộn nhịp

Có dịp dừng chân nơi xứ Lạng và ghé thăm kho nông sản “vàng” của chị Phạm Thị Giang, chúng tôi không khỏi ngưỡng mộ trước “cơ đồ” mà chị đang có. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng người phụ nữ với vóc người nhỏ bé ấy đã dành cả tuổi thanh xuân để “yêu”, làm bạn và trải qua biết bao thăng trầm với cây hồi nơi đây…

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Lạng Sơn, chị Phạm Thị Giang sinh năm 1973 hiện là Giám đốc Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Nông Lâm sản Lạng Sơn - đã có hơn nửa đời người gắn bó với cây hồi. Bởi thế mà khi nghe chị nói về cây hồi chúng tôi thực sự bị lôi cuốn: Hoa hồi thực chất là quả, mỗi hoa gồm 5 đến 8 cánh hình thoi xếp thành hình sao hoặc nan hoa. Mỗi năm, cây hồi cho quả hai vụ là vào tháng 8 và tháng 4 Âm lịch, mỗi vụ kéo dài 3-4 tháng.

Cây hồi được trồng ở một số tỉnh phía Bắc của nước ta như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh… và một số địa phương của Trung Quốc. Tuy nhiên, do thiên nhiên ưu đãi về đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn vẫn được đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt nhất, hàm lượng tinh dầu cao và đặc biệt trong tinh dầu không có độc tố.

Tinh dầu hồi là nguyên liệu quý sản xuất thuốc xoa bóp, tiêu hóa, chế biến những đồ mỹ phẩm, hương liệu. Bột hoa hồi rất thích hợp cho việc làm bánh và là gia vị chủ yếu cho nhiều công thức nấu ăn như thịt vịt, thịt lợn… Ở Phương Tây, tinh dầu hồi thường được cho vào một số loại rượu vang. Nó cũng là một loại hương vị trong các món tráng miệng và món nướng. Trong y học cổ truyền, hoa hồi giúp cho việc kích thích tiêu hóa, đồng thời dùng để điều trị và giảm đau bụng.

Dẫn chúng tôi tham quan rừng hồi rộng hàng trăm hecta mà Công ty đã ký kết liên doanh với người dân trên địa bàn huyện Chi Lăng, chị Giang bồi hồi nhớ lại: “Từ khi hơn 10 tuổi, tôi đã theo chị em và chúng bạn đi vào rừng hái hoa hồi để bán, những đồng tiền tưởng là nhỏ bé ấy đã phụ giúp bố mẹ để nuôi chị em chúng tôi khôn lớn và nuôi dưỡng bao ước mơ. Qua năm tháng, tôi hiểu rõ giá trị kinh tế của cây hồi cũng như những bất cập trong việc thu mua hoa hồi của các tiểu thương. Có năm được mùa thì mất giá, nguyên liệu không có đầu ra… Từ đó, tôi nung nấu quyết tâm, phải làm chủ trong khâu cung ứng và sớm đưa hoa hồi tiếp cận với thị trường nước ngoài”.

Người phụ nữ vượt khó, đưa hoa hồi Lạng Sơn ra “biển lớn”
Điểm trưng bày các sản phẩm làm từ hoa hồi của Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Nông Lâm sản Lạng Sơn. (Ảnh Đăng Khoa)

Năm 2011, sau khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và chút vốn, chị Giang quyết định thành lập Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Nông Lâm sản Lạng Sơn rồi liên kết với một doanh nghiệp dưới Hà Nội để thực hiện việc thu mua hoa hồi. Công việc bước đầu khá thuận lợi, sản phẩm không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Đến năm 2013, Công ty rút ra hoạt động độc lập, sau đó là quãng thời gian mà chị Giang đã lăn lộn tại hàng trăm hội chợ trong và ngoài nước để giới thiệu về sản phẩm hoa hồi. Năm 2015, Công ty được chính quyền địa phương giao cho 300ha cây hồi liên danh với người dân, cũng trong năm đó từ việc thường xuyên tham gia các hội chợ diễn ra tại Dubai, công ty đã ký được hơn 50 hợp đồng xuất khẩu hoa hồi.

“Đúng vào lúc chúng tôi nghĩ về những thành công và bước phát triển mới thì tai họa ập xuống. Thời điểm này thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua và đẩy giá hoa hồi lên rất cao, trong khi đó sản phẩm tích trữ của chúng tôi chỉ đáp ứng được 10% hợp đồng đã ký kết. Không thể vi phạm hợp đồng, không thể để mất uy tín với thị trường quốc tế, tôi đã thế chấp vay mượn tất cả nhũng nơi có thể để thu mua hoa hồi hoàn tất hợp đồng. Sau cú ngã đó, Công ty đứng bên bờ vực phá sản. Rất may chính quyền tỉnh hỗ trợ bằng cách làm việc với hai đơn vị ngân hàng giúp doanh nghiệp giãn nợ, có thời gian phục hồi sản xuất” – chị Giang tâm sự.

Thêm một bài học, Công ty đã quyết định chuyển mình. Bên cạnh việc ký hợp đồng chặt chẽ với bà con để thu mua hoa hồi, Công ty đã nghiên cứu và chế biến ra 30 sản phẩm từ hoa hồi. Với mục tiêu muốn đi đường dài phải có ngựa tốt, chị Giang cùng cô con gái vừa tốt nghiệp Đại học Thương mại tiếp tục tìm đến các Hội chợ nước ngoài để giới thiệu sản phẩm cũng như hoàn thiện các giấy tờ với tiêu chuẩn rất cao về sản phẩm mà nước bạn đã đề ra.

Chị Giang chia sẻ: “Đó là những ngày rất gian khó, khi mà các chuyên gia nước ngoài sang thẩm định, chỉ một đám khói, một người dân nuôi chó ven rừng thì chúng tôi cũng không đạt tiêu chuẩn. Và mọi thứ lại phải bắt đầu lại, cho đến khi hoàn thiện tất cả. Sau bao quyết tâm và nỗ lực cuối cùng chúng tôi cũng đã có được “tấm vé vàng” để đưa hoa hồi, các sản phẩm từ hoa hồi đến thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, Dubai một cách hợp pháp, chính thống. Đó là Chứng nhận: Oganic của Nhật Bản, Chứng nhân Halal”.

Vừa vực dậy sau khó khăn thì đại dịch Covid-19 ập đến, Công ty tiếp tục vấp phải những khó khăn về kinh tế. Hàng hóa không thể xuất khẩu, giao thương khó khăn… Cũng rất may do chuẩn bị khá kỹ nên sau khi dịch bệnh kết thúc, Công ty đã trở mình và phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Tham quan tại khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm rộng gần 10.000m2 của Công ty, chúng tôi có cảm nhận những gì mà chị Giang giới thiệu là rất khiêm tốn. Khu trưng bày có cả những dây chuyền sản xuất các loại bánh từ hoa hồi, lò sấy…, hơn 30 sản phẩm với hàng chục nhân viên tất bật phục vụ khách hàng. Hiện nay, Công ty đã ký hợp tác liên doanh với người dân trên diện tích 380ha, năm 2024 dự kiến sẽ thu mua được khoảng 100 tấn hoa hồi khô, trị giá khoảng 15 tỷ đồng.

Người phụ nữ vượt khó, đưa hoa hồi Lạng Sơn ra “biển lớn”
Quy trình sản xuất bánh được làm từ hoa hồi. (Ảnh Đăng Khoa)

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Đình Đại, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết: Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Nông Lâm sản Lạng Sơn đã vượt qua rất nhiều khó khăn và kiên trì gắn bó với hoa hồi. Hiện nay, công ty là một đơn vị đã chế tạo ra nhiều sản phẩm từ hoa hồi nhất tại tỉnh Lạng Sơn. Hoa hồi Lạng Sơn hiện vẫn còn đang gặp khó khăn trong xuất khẩu, các hợp đồng thương mại không ổn định, vẫn chủ yêu xuất khẩu dưới dạng thô. Để hoa hồi Lạng Sơn thực sự phát huy được hiệu quả, chúng ta phải làm tốt cả khâu tiêu thụ trong nước. Cần phải chế biến hoa hồi ra được những sản phẩm có giá trị cao như lầ thuốc, nước hoa…

Nói về những dự định trong tương lai, chị Giang nung nấu ý định bên cạnh việc xuất khẩu hoa hồi ra thế giới, đưa ra những sản phẩm tốt nhất cho người dân Việt Nam, Công ty đang xây dựng đề án du lịch với cây hồi. Theo đó, công ty sẽ đưa khách hàng trải nghiệm thực tế quy trình làm ra các sản phẩm từ hoa hồi, từ bước vào rừng hái hồi cho đến quá trình sản xuất. Công ty sẽ xây dựng thêm nhiều gian trưng bày để giới thiệu về sản phẩm từ hoa hồi tại Trạm dừng nghỉ Hoa hồi ở cuối đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn. Cùng với đó sẽ là các hoạt động biểu diễn trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, nét văn hóa của người dân xứ Lạng...

Tiễn chúng tôi bằng câu thơ do mình tự sáng tác: “Rừng hương lan tỏa từ tâm. Trăm năm biên viễn quế hồi luyến lưu”

Chúng tôi hiểu rõ những gì mà chị đang kỳ vọng, mong muốn. Đó là để hoa hồi xứ Lạng thực sự tỏa hương vươn mình ra thế giới, người dân làm giàu từ cây hồi. Nhìn những gì chị đang làm, nghe chị kể về những điều Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã và đang hỗ trợ nhân dân, chúng tôi tin điều đó sẽ trở thành hiện thực.

Đăng Khoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quỹ Tấm lòng Việt:

Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó

Với sự đồng hành của Quỹ Tấm lòng Việt, những cô, cậu học trò nơi vùng quê khó khăn đã viết tiếp ước mơ đến trường, vươn lên trong học tập, thay đổi số phận.
Hải Phòng: Nữ sinh Lê Thảo Vy vượt qua nỗi đau dioxin và giấc mơ lo cho gia đình

Hải Phòng: Nữ sinh Lê Thảo Vy vượt qua nỗi đau dioxin và giấc mơ lo cho gia đình

Lê Thảo Vy (sinh năm 2006, ở phường Nam Sơn, quận Kiến An, TP Hải Phòng) đã vượt lên số phận, chiến thắng nỗi đau dioxin, từng ngày hoàn thiện ước mơ của mình.
Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Đồng hành cùng người lao động nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các sáng kiến vào sản xuất, doanh nghiệp dệt may thu được nhiều lợi ích.
Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Hơn 7 năm qua, các thành viên của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai không sao đếm xuể số bệnh nhân mình đã cho máu và đã hồi sinh sự sống cho bao người.
Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Vượt qua gia cảnh khó khăn, cô giáo Ksor H’Hiền (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài làm tốt công việc chăm lo cho trẻ mầm mon.

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết làm nên thành công của Chủ nhiệm Bộ môn Động cơ, Khoa Máy bay - Động cơ, Trường Sĩ quan Không quân là luôn cơ động, linh hoạt trong công việc.
TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Khởi đầu từ một ý tưởng nhỏ bé đầy ý nghĩa, nhóm những chàng trai Hóc Môn đã xây dựng tiệm mì 0 đồng, trao tặng những bữa ăn miễn phí đến với người khó khăn.
Phú Thọ: Chủ tịch hội nông dân xã đầu tư tiền tỉ để chế biến, tìm đầu ra cho quả bí đao

Phú Thọ: Chủ tịch hội nông dân xã đầu tư tiền tỉ để chế biến, tìm đầu ra cho quả bí đao

Anh Phạm Ngọc Doanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Văn Lang (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) đã vượt qua nhiều khó khăn, có nhiều sáng tạo tìm đầu ra cho cây bí đao.
Tình người lan tỏa từ

Tình người lan tỏa từ 'khu chợ 0 đồng' của chàng trai một chân tại Bình Dương

Hai năm nay, 'khu chợ 0 đồng' của chàng trai một chân Từ Quang Tú đã trở thành nơi lan tỏa tình người giữa những hoàn cảnh khó khăn tại Bình Dương.
Cô gái người Dao nuôi khát vọng xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế

Cô gái người Dao nuôi khát vọng xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế

Xác định tiềm năng dược liệu là rất lớn, cô gái người Dao năm ấy khát khao xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế, tạo thu nhập ổn định cho bà con.
Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Anh Nguyễn Trí Thức là lãnh đạo gương mẫu, luôn đi đầu trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công việc, là tấm gương sáng tại Công ty Thủy điện Quảng Trị.
Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Nhằm hỗ trợ người nghèo tham gia 'lưới' an sinh, hơn 1.200 sổ bảo hiểm xã hội, 9.260 thẻ bảo hiểm y tế tổng giá trị gần 16 tỷ đồng được trao tặng sau bão Yagi.
Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công.
Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Lai Châu) đã huy động cán bộ chiến sĩ giúp đỡ hộ dân sinh sống tại huyện Nậm Nhùn khắc phục, sửa chữa nhà ở bị xuống cấp…
Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Với phương châm “mưa dầm thấm đất” của kỹ sư Lê Trọng Phước Sơn, hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, các vụ tai nạn về điện được giảm thiểu.
Đồng Nai: Minh

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Sau 4 năm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ việc tặng rau miễn phí cho người lao động khó khăn, cuộc sống của anh Phạm Hồng Minh (Minh “râu”) có nhiều thay đổi.
Thanh Hóa: Già làng Thao Văn Sếnh hơn 30 năm bảo vệ giữ gìn cột mốc biên cương

Thanh Hóa: Già làng Thao Văn Sếnh hơn 30 năm bảo vệ giữ gìn cột mốc biên cương

Hơn 30 năm qua, già làng Thao Văn Sếnh, dân tộc Mông, ở bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn cột mốc biên cương.
Gia Lai: Dự án

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Sau 3 tháng đi vào hoạt động, dự án 'Hy vọng' của nhóm từ thiện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hiện đang nuôi 26 trò nghèo với sự giúp đỡ của 260 mạnh thường quân.
Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Bên cạnh bồi dưỡng tri thức, việc giáo dục đạo đức cho con trẻ là việc vô cùng quan trọng, bởi đó là yếu tố căn bản hình thành nên nhân cách một con người.
Quán cơm 0 đồng giúp đỡ người nghèo của chàng trai kinh doanh cho thuê xe ở Đắk Lắk

Quán cơm 0 đồng giúp đỡ người nghèo của chàng trai kinh doanh cho thuê xe ở Đắk Lắk

Ý tưởng mở quán chay 0 đồng của chàng trai Bùi Ngọc Như Phong tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bắt đầu khi anh nhìn thấy hai người bán vé số chia nhau ổ bánh mì.
Nhóm kỹ sư AI Works và việc phát triển sản phẩm phục vụ ngành dầu khí

Nhóm kỹ sư AI Works và việc phát triển sản phẩm phục vụ ngành dầu khí

Nhóm kỹ sư AI Works đang nghiên cứu và ứng dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc phát triển sản phẩm phục vụ ngành dầu khí.
Nhân viên Điện lực Lâm Đồng trả lại 300 triệu đồng cho người chuyển nhầm tài khoản

Nhân viên Điện lực Lâm Đồng trả lại 300 triệu đồng cho người chuyển nhầm tài khoản

Anh Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Kinh doanh, Điện lực Bảo Lâm, Công ty Điện lực Lâm Đồng đã có hành động đẹp trả lại số tiền lớn cho người chuyển nhầm.
Những người hùng thầm lặng ngày đêm bám ‘cung đèo tử thần’ giúp người gặp nạn ở Kon Tum

Những người hùng thầm lặng ngày đêm bám ‘cung đèo tử thần’ giúp người gặp nạn ở Kon Tum

Bất kể lúc nào, hay tin có tai nạn là đội SOS đèo Lò Xo tức tốc đến hiện trường, cứu hộ miễn phí, họ nói làm vì tình người nên không cần đền ơn đáp nghĩa.
Quảng Ninh: Trung úy công an trả lại tiền, vàng nhặt được khi tuần tra cho một phụ nữ đánh rơi

Quảng Ninh: Trung úy công an trả lại tiền, vàng nhặt được khi tuần tra cho một phụ nữ đánh rơi

Trên đường tuần tra, Trung úy công an ở tỉnh Quảng Ninh nhặt được túi xách có tiền, 3 nhẫn và vòng vàng, đã liên hệ với người đánh rơi để trao trả.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu và hành trình hiến máu nóng tiếp hi vọng cho bệnh nhân cấp cứu

Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu và hành trình hiến máu nóng tiếp hi vọng cho bệnh nhân cấp cứu

Tham gia hiến máu tình nguyện từ năm 19 tuổi, đến nay, chị Nguyễn Thị Ngọc Châu đã có 45 lần tiếp sức cho các bệnh nhân cần máu, nhất là bệnh nhân cấp cứu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động