Người phụ nữ Tày làm kinh tế giỏi
Dân tộc thiểu số & Miền núi 05/08/2014 11:25 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chị Hoàng Thị Giới là đại biểu DTTS tiêu biểu của huyện Lục Yên
CôngThương - Mạnh dạn áp dụng KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi
Thôn Nà Chùa có 74 hộ và 313 khẩu, trong đó có 116 lao động chính, chủ yếu là dân tộc Tày, nghề nghiệp chính là làm nông nghiệp với canh tác lúa nước mỗi năm 2 vụ kết hợp chăn nuôi trâu, lợn, gia cầm và thả cá. Diện tích lúa của cả thôn là 14,7 héc-ta có hệ thống kênh mương tưới tiêu thuận lợi. Tuy nhiên, việc thâm canh tăng năng suất và dịch chuyển mùa vụ trước đây do bà con chưa nhận thức được tác dụng của áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất lúa chưa cao, mới chỉ đạt 49 tạ/héc-ta/vụ, thấp hơn bình quân của toàn huyện.
Được sự vận động của Hội phụ nữ xã, là người đứng đầu Chi hội phụ nữ thôn, chị Hoàng Thị Giới đã tiên phong đưa KHKT vào sản xuất ở gia đình trong chăn nuôi, trồng trọt, nhất là thâm canh tăng năng suất lúa. Chị cho biết, gia đình có 4 khẩu với 2 lao động chính, diện tích lúa nước là 6 sào, hằng năm cấy 2 vụ. Từ năm 2009 gia đình chị gieo cấy chủ yếu là nhị ưu 838 và khang dân 18, đây là 2 loại lúa giống phù hợp được chú ý chăm bón và phòng trừ sâu bệnh nên năng suất đạt khá, từ 170 - 201 kg/sào. Nhưng do giống sử dụng nhiều vụ nên đã bị thoái hóa dẫn đến ngày càng bị sâu bệnh hại nhiều nhất là bệnh bạc lá, không phòng trừ được như giống nhị ưu 838, còn giống khang dân thì chất lượng gạo không ngon, bán không được giá.
Trước tình trạng này, khi huyện và xã có chủ trương vận động nhân dân chuyển đổi giống mới thì gia đình chị Giới đã hưởng ứng và thực hiện theo. Từ năm 2010, chị đưa giống lúa thục hưng và hương thơm 1 thay thế cho giống khang dân và nhị ưu 838. Sau khi thấy 2 giống lúa này phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe và chống chịu sâu bệnh tốt hơn giống nhị ưu 838, cả mùa vụ không phải phun thuốc trừ sâu. Trước đây bà con trong thôn có tập quán là làm mạ dược, vụ đông xuân không che nilon nên phải gieo sớm hơn lịch thời vụ. Vì thế, năng suất rất bấp bênh, mạ hay bị chết rét, phải gieo đi gieo lại rất tốn giống.
Qua việc tham gia nhiều lớp tập huấn chuyển giao KHKT được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, gia đình chị cùng với nhiều hộ trong thôn đã áp dụng che nilon cho mạ xuân. Kết quả là mạ không chết, cây mạ xanh tốt, không phải gieo sớm hơn lịch, không phải mua thêm giống dự phòng.
Không dừng lại ở đó, từ năm 2009 đến nay gia đình chị còn áp dụng phân viên dúi sâu cho lúa. Ban đầu như chị nói là gặp nhiều khó khăn do chưa quen, nhưng chỉ cần qua một vụ là thực hiện thành thạo, tiết kiệm được giống, mỗi sào lúa lai chỉ cần 0,8kg (nếu cấy bình thường từ 1 - 1,2kg), lúa thuần 1,5kg (nếu cấy bình thường là 2,5 kg) tiết kiệm được công cấy, phân bón, chăm sóc, mỗi sào giảm được 2 công, mức đầu tư phân bón không có hơn bón vãi mà lúa sinh trưởng phát triển tốt hơn, khỏe hơn và năng suất cao.
Chủ động chia sẻ kinh nghiệm với bà con
Ngoài việc áp dụng KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi, chị Giới còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình tới từng hộ gia đình. Chị Giới cho biết, muốn thâm canh lúa đạt năng suất cao, ít sâu bệnh cần phải bón đầy đủ phân hữu cơ, như phân chuồng, phân xanh kết hợp bón vôi khử chua cho đất. Do gia súc ít, chị Giới mới chỉ bón được 150 – 200kg phân chuồng khi bón lót, còn lại bón vào thời kỳ chăm sóc cho đủ 200 - 250kg/sào, kết hợp bón 20kg vôi cho lúa tốt, đẻ nhánh khỏe, bông to, ít lép. Năm 2013 gia đình chị đạt 140 - 260kg/sào, cả thôn cũng đạt 230kg/sào.
Do hiệu quả kinh tế vượt trội khi trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chị Giới đã liên tục đầu tư để mở rộng sản xuất. Từ hơn một mẫu ruộng nước ban đầu, nay chị chỉ tập trung thâm canh 6 sào theo hướng sản xuất lúa hàng hóa. Và gia đình chị còn xây chuồng trại, mua máy say xát để tự chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Đầu năm 2014, cùng với 13 hộ khác trong thôn Nà Chùa tham gia tiểu dự án chăn nuôi, chị đã nuôi thêm 50 con ngan, nâng tổng số đàn gia cầm của gia đình lên hàng trăm con mỗi lứa. Bên cạnh đó, gia đình chị cũng mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng. Trung bình mỗi năm, trừ mọi chi phí đầu tư, gia đình chị thu về trên dưới 70 triệu đồng tiền lãi.
Từ kinh nghiệm sản xuất thành công của gia đình, chị Giới cho rằng có được kết quả này là do gia đình chị mạnh dạn và biết được cách áp dụng KHKT vào sản xuất. Qua đây, chị cũng mong muốn Nhà nước, chính quyền địa phương tăng cường công tác chuyển giao KHKT và công nghệ để bà con áp dụng tốt hơn vào trồng trọt, chăn nuôi đưa các sản phẩm trở thành hàng hóa có chỗ đứng trên thị trường. Và có như vậy, mới giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Hòa Bình: Mô hình khởi nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh đưa nông sản vươn xa
Tin cùng chuyên mục

Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Ấn tượng hành trình giảm nghèo bền vững ở vùng cao Sơn La

Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Hòa Bình: “Triệu phú Đồng Chum” ở huyện vùng cao Đà Bắc
