Người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm phải làm thế nào? Từ ngày 1/1/2024, điều chỉnh mức lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội |
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội, có nêu rõ về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Cùng với đó, tại khoản 2 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội cũng quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Đáng chú ý, tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định trường hợp tiền lương tháng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng/tháng, nếu lương cao hơn bao nhiêu lần mức lương cơ sở, thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội gấp bấy nhiêu lần.
Ngoài ra, tại Quyết định 2089/VBHN-BHXH văn bản hợp nhất của bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy định thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng, đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hiện tại sẽ được tính là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.