Thứ sáu 09/05/2025 08:54

Người hút thuốc lá điện tử bị xử phạt thế nào?

Bộ Y tế đề xuất phạt 1-2 triệu đồng đối với hành vi chứa chấp, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Bộ Y tế cho biết, mặc dù các hành vi sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển và quảng cáo hàng cấm đã được quy định xử phạt cụ thể tại các văn bản pháp luật hiện hành như Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, Nghị định số 38/2021/NĐ-CP và Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, các văn bản trên vẫn còn một khoảng trống pháp lý đối với hành vi chứa chấp và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, dẫn đến khó khăn trong việc xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến các sản phẩm này.

Bộ Y tế đề xuất phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Ảnh minh hoạ

Do vậy, Bộ Y tế đã xây dựng và lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Trong đó, Bộ Y tế đề xuất mức phạt với vi phạm quy định sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, cụ thể:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định nêu trên đối với hành vi tái phạm.

Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn chịu hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với các hành vi vi phạm quy định trên.

Theo Bộ Y tế, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hấp dẫn và thu hút giới trẻ như hướng đến phong cách sống thời thượng; kiểu dáng, hương vị đa dạng, hấp dẫn (gấu, hộp sữa, đồng hồ đeo tay..). Thuốc lá điện tử có giá rất rẻ, vài chục nghìn cũng có thể mua được, nên các em dễ dàng sở hữu các sản phẩm này.

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng rất dễ tìm kiếm, việc mua bán dễ dàng diễn ra nhanh chóng, thuận tiện từ các trang mạng xã hội hay các địa điểm bán lẻ, thậm chí có điểm bán gần khu vực trường học.

Các thông tin quảng cáo, tiếp thị của các công ty thuốc lá gây hiểu nhầm cho người sử dụng như có công dụng cai nghiện, giảm phơi nhiễm, giảm hại… thậm chí sử dụng các thần tượng của giới trẻ để quảng bá các sản phẩm này.

Đây là điều cực kỳ đáng báo động trong giới trẻ vì các sản phẩm này ngoài tính chất độc hại, gây bệnh, còn gây nghiện nicotin và nghiện ma túy do tình trạng "núp bóng" thuốc lá điện tử trộn ma túy, ảnh hưởng cả một thế hệ tương lai của đất nước.

Từ ngày 1/1/2025, Việt Nam chính thức cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Quyết định này được đưa ra sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết 173/2024/QH15, nghiêm cấm mọi hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng các sản phẩm này, nhằm bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.
Thảo Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Thuốc lá điện tử

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim

Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Thời tiết hôm nay 8/5: Tây Bắc Bộ nắng nóng gay gắt