Đền thờ Cô Mễ (Đền Bà Chúa Kho) được khởi dựng từ thời Lý, ở núi Kho, khu Cô Mễ, phường Ninh Vũ, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Theo tư liệu ở bản đền cho biết, di tích thờ Bà Chúa Kho – Người được truyền tụng, tôn thờ trong dân gian có xuất thân vào thời nhà Lý, ở làng Quả Cảm, phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh.
|
Rất đông người đến Đền Bà Chúa Kho “vay vốn làm ăn” dịp đầu năm |
Bà là người nổi tiếng thông minh, nhân hậu, xinh đẹp, lại khéo tổ chức sản xuất giúp người dân khai khẩn ruộng hoang, chiêu dân dựng làng, lập xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Đồng…
Trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược năm 1077, bà có công lớn giúp triều đình nhà Lý trông nom kho lương quốc gia tại núi Kho, khu Cô Mễ. Bà “thác” ngày 12/1 năm Đinh Tỵ 1077.
Để ghi nhớ công ơn, người dân đã lập đền thờ bà tại kho lương thực trước đây và được Triều đại phong kiến nhà Lê sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (đền thiêng thờ bà Chúa Kho), Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989.
Ngày nay, đền thờ được mở rộng quy mô, có kiến trúc khang trang, bề thế và hằng năm được nhân dân địa phương long trọng tổ chức lễ hội vào ngày 12 tháng Giêng, với nghi thức trang nghiêm, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu và cầu ước cho mọi người một năm mới an lạc, thịnh vượng và hạnh phúc.
Chiều 17/2 (mùng 8/1 Âm lịch), trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Trang, Phó Trưởng Ban Quản lý di tích, Đền Bà Chúa Kho cho biết, di tích lịch sử Đền Bà Chúa Kho từ thời Lý cách đây 947 năm.
|
Ông Nguyễn Văn Trang giới thiệu hệ thống camera giám sát với phóng viên Báo Công Thương |
“Ngày giỗ chính của bà là 12 tháng Giêng. Lễ hội 3 tháng chính là tháng 1, 2 và 3. Trong các tháng đầu xuân năm mới, người dân sẽ đến đền để xin lộc, cuối năm vào tháng 12 sẽ tới trả lễ”, ông Trang cho biết.
Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Công Thương vào chiều cùng ngày, khách đến “vay vốn làm ăn” tại Đền Bà Chúa Kho rất đông, dòng phương tiện nối đuôi nhau dài hàng trăm mét.
Để bảo đảm an ninh trật tự, hạn chế ùn tắc, các lực lượng chức năng TP. Bắc Ninh và tỉnh Bắc Ninh đã rào chắn từ ngoài, cách đền khoảng 3km. Tiến sâu vào trong cách đền khoảng 500m, Ban Quản lý di tích đã lập một chốt baria để quản lý và thu tiền trông giữ phương tiện vào bãi xe của đền.
Ông Nguyễn Văn Trang cho biết, hiện mỗi ngày có khoảng 2 – 3 nghìn du khách tới du xuân và xin lộc bà. “Mọi người nhìn đông vậy, nhưng thực tế chỉ có khoảng 2-3 nghìn người. Do phạm vi đền có không gian hẹp, nên mình nhìn thấy vậy thôi”, ông Trang chia sẻ.
Về công tác bảo đảm an ninh trật tự tại đền, theo ông Nguyễn Văn Trang, Đền Bà Chúa Kho là địa điểm tâm linh được quản lý chặt chẽ nhất tỉnh Bắc Ninh. Lực lượng công an, dân phòng và an ninh nhà đền khoảng 30 người túc trực 24/24.
"Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an ninh trật tự tại đền còn được quản lý theo hình thức giám sát cộng đồng bằng camera với 64 mắt được bố trí ở khắp các vị trí trong đền, quản lý rất chặt chẽ", ông Trang cho biết.
Tương tự, công tác phòng chống cháy nổ tại đền rất được chú trọng. “Công tác phòng cháy chữa cháy, nhà đền bố trí mỗi một ban trong đền 3 bình chữa cháy và có một máy cứu hoả kéo tay. Đồng thời, nhà đền cũng treo biển cảnh báo, nghiêm cấm du khách không thắp hương, hút thuốc trong đền để hạn chế tối đa các sự cố không mong muốn có thể xảy ra”, ông Nguyễn Văn Trang thông tin.
Dưới đây là một số hình ảnh nhóm phóng viên Báo Công Thương ghi nhận vào chiều 17/2/2024:
|
Cán bộ Ban Quản lý di tích kiểm soát và thu tiền gửi xe các phương tiện ra vào bãi xe của đền, mức phí là 30.000 đồng/xe ô tô. |
|
Các phương tiện di chuyển thành hàng lối, nên dù rất đông du khách tới "vay vốn làm ăn" nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc. |
|
Lực lượng công an, dân phòng và an ninh nhà đền khoảng 30 người túc trực 24/24 để bảo đảm an ninh trật tự, kịp thời xử lý các sự việc xảy ra. |
|
Theo tư liệu ở bản đền cho biết, di tích thờ Bà Chúa Kho – Người được truyền tụng, tôn thờ trong dân gian có xuất thân vào thời nhà Lý, ở làng Quả Cảm, phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh. |
|
Bà là người nổi tiếng thông minh, nhân hậu, xinh đẹp, lại khéo tổ chức sản xuất giúp người dân khai khẩn ruộng hoang, chiêu dân dựng làng, lập xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Đồng… |
|
Để ghi nhớ công ơn, người dân đã lập đền thờ bà tại kho lương thực trước đây và được Triều đại phong kiến nhà Lê sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (đền thiêng thờ bà Chúa Kho), Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989. |
|
Ngày nay, đền thờ được mở rộng quy mô, có kiến trúc khang trang, bề thế và hằng năm được nhân dân địa phương long trọng tổ chức lễ hội vào ngày 12 tháng Giêng. |
|
Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương chiều 17/2, rất đông người dân mang lễ tới Đền Bà Chúa Kho “vay vốn làm ăn” |
|
Theo ông Nguyễn Văn Trang, trong các tháng đầu xuân năm mới, người dân sẽ đến đền để xin lộc, cuối năm vào tháng 12 sẽ tới trả lễ. |
|
Trong ảnh là một đoàn du khách tới "vay vốn" Bà Chúa Kho rất thành tâm. |
|
Để hạn chế tinh trạng khấn thuê, lễ mướn, Ban Quản lý di tích đã treo rất nhiều banner ở trong và ngoài đến để khuyến cáo du khách. |
|
Ông Nguyễn Văn Trang cho biết, để bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ, nhà đền bố trí trong đền 3 bình chữa cháy và có một máy cứu hoả kéo tay. |
|
Các cảnh báo yêu cầu du khách không thắp hương trong đền, không hút thuốc được Ban Quản lý di tích treo ngay ngoài cửa các ban. |
|
Các du khách khi đến "vay vốn làm ăn" chấp hành rất nghiêm quy định không thắp hương trong đền. |
|
Khu vực hoá vàng với 3 cửa lò tại Đền Bà Chúa Kho luôn trong tình trạng đỏ lửa. |