TP. Hồ Chí Minh xử lý nghiêm hành vi thu gom, tích trữ xăng dầu Mua xăng bằng can, chai nhựa: Không cấm nhưng tuyệt đối không được tích trữ |
Ngoài ra, xăng dầu tích trữ trong các can nhựa hoặc thiết bị chứa không phù hợp, rất dễ dẫn đến hiện tượng rò rỉ xăng dầu ra ngoài tạo thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ, đặc biệt là trong không gian kín, hẹp.
Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ khi người dân tích trữ xăng dầu
Tại các hộ gia đình, việc bảo quản xăng dầu thường đặt chung cùng các vật dụng khác ở các khu vực tầng hầm hoặc tầng 1 của nhà (có thể đặt ngoài hoặc cùng khu vực ở). Theo Công an TP Hà Nội, các khu vực này thường không được ngăn cách độc lập với khu vực xung quanh và không có thiết bị điện chuyên dụng đảm bảo an toàn chống cháy, nổ.
Một số người dân mang can đến cây xăng để mua xăng |
Nhiều người dân chưa nắm rõ về tính chất cháy, nổ của xăng, dầu; chưa ý thức hết được những tình huống tính nguy hiểm có thể xảy ra của việc tồn chứa trong nhà, dẫn đến, còn có tình trạng sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt gần khu vực tồn chứa xăng, dầu.
Công an TP Hà Nội khuyến cáo đặc biệt, với hộ gia đình, tuyệt đối không được tích trữ xăng dầu trái phép dưới mọi hình thức.
Cần trang bị các phương tiện chữa cháy xách tay cũng như các kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho bản thân và mọi người trong gia đình để kịp thời ứng phó khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Đối với các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Cơ quan công an đề nghị, trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, phải tuân thủ tuyệt đối các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy; duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định và quy trình an toàn trong quá trình xuất, nhập xăng dầu.
Đặc biệt, niêm yết khuyến cáo, cảnh báo về sự nguy hiểm và các nguy cơ mất an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với chất cháy là xăng dầu tại cửa hàng để khuyến cáo đến người dân đến mua, bán xăng dầu.
Bên cạnh đó, không tích trữ xăng, dầu ngoài các thiết bị, kho chứa đã được thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy; không tự ý san, chiết xăng, dầu sang các thiết bị, dụng cụ chứa không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy...
Hành vi tích trữ xăng dầu sẽ bị xử phạt theo Khoản 4, Điều 32 Nghị định 144 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Mức phạt từ 15 triệu đến 25 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.