Mua xăng bằng can, chai nhựa: Không cấm nhưng tuyệt đối không được tích trữ

Việc người dân đem can, chai nhựa đi mua xăng dầu là không bị cấm. Cửa hàng xăng dầu từ chối bán thậm chí có thể bị xử phạt hành chính.
QLTT Hà Nội đã ngăn chặn, xử lý cửa hàng xăng dầu găm hàng dịp lễ 2/9 thế nào? Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra cửa hàng xăng dầu tại Quảng Ninh Vì sao các doanh nghiệp bị xử phạt, tước giấy phép do vi phạm về kinh doanh xăng dầu?

Pháp luật không quy định các cây xăng chỉ bán cho người tham gia giao thông

Về vấn đề này, trao đổi với Báo Công Thương, ông Trần Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, hiện tại pháp luật không có điều khoản nào cấm người tiêu dùng mua xăng bằng chai, bằng can đem về. Bởi xăng dầu không chỉ phục vụ cho nhu cầu về phương tiện đi lại như xe ô tô, xe máy… mà rất nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể dùng để chạy động cơ như các hộ dùng để vận hành máy xay sát tại nhà, hoặc một số hộ mua xăng dầu để chạy ghe, thuyền tại vùng sông nước và rất nhiều loại động cơ khác…

Tuy nhiên, ông Trần Việt Hùng cũng cho biết, việc tích trữ xăng dầu vào thùng, can, chai tại gia đình cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cháy, nổ cho gia đình và cộng đồng. Đồng thời, xăng dầu rất khó bảo quản vì dễ bay hơi, biến chất sau một thời gian nhất định…

Chính vì thế, các cơ quan chức năng chỉ có thể khuyến khích, nâng cao ý thức của người tiêu dùng nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Mua xăng bằng can, chai nhựa: Không cấm nhưng tuyệt đối không được tích trữ
Hình ảnh người dân xếp hàng trong đêm mua xăng bằng can thời điểm giá xăng tăng cao

Dưới góc độ pháp lý, TS. Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết, pháp luật không quy định là các cây xăng chỉ bán cho người tham gia giao thông, người dân có thể mua xăng đựng vào các dụng cụ, thiết bị khác và không bị hạn chế số lượng. Xăng, dầu mua về sử dụng thì không phải đầu cơ. Bởi, hành vi đầu cơ được xác định là hành vi mua tích trữ để bán giá cao kiếm lời. Còn người dân mua tích trữ để sử dụng dần thì không vi phạm pháp luật. Trường hợp cây xăng không bán cho người mang can thì cây xăng sẽ bị xử phạt hành chính.

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích thêm: Theo quy định pháp luật, từ ngày 11/10/2020, Nghị định 99/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực dầu khí có hiệu lực.

Điều 35 tại nghị định này có quy định mức phạt với hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu như sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó”.

Với quy định này, nhiều người nhầm tưởng hành vi mua xăng qua thùng, can, chai là hành vi bị cấm. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng với cây xăng (thương nhân kinh doanh xăng dầu).

Sở dĩ có quy định cấm này là bởi hiện nay, việc kinh doanh xăng dầu phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thiết kế, xây dựng cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành như: Yêu cầu về thiết kế cửa hàng xăng dầu; phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình...

Tuy nhiên, khi bán hàng qua can, thùng, trụ xăng mini thường không đảm bảo an toàn cháy nổ, không tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo quy định của pháp luật đối với kinh doanh xăng dầu - mặt hàng kinh doanh có điều kiện.

Vì thế, cây xăng bán xăng qua thùng, can, chai thường bị xử phạt rất nặng.

Tích trữ xăng dầu vi phạm về phòng cháy chữa cháy sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, việc tích trữ xăng dầu không những gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của bản thân, gia đình và xã hội mà còn có thể bị xử lý hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự nếu chẳng may xảy ra cháy nổ, gây thiệt hại,...

Theo Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 (sửa đổi bổ sung năm 2013), việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu tích trữ, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo khoản 4 Điều 32 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định rõ: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Hành vi tàng trữ xăng dầu có thể chịu trách nhiệm về tội "Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy" theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Về trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ thiệt hại về người và tài sản, người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy có thể bị phạt từ 1 năm đến 20 năm hoặc chung thân.

Từ chối bán xăng cho khách bị phạt cao nhất lên đến 100 triệu đồng

Một số cửa hàng xăng dầu từ chối bán hàng cho khách, nhất là khách mua xăng dầu bằng can, chai sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết thêm, xăng dầu là hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp đến nhiều mặt của nền kinh tế. Bởi vậy, xăng dầu được xếp vào nhóm hàng bình ổn giá và có sự quản lý của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh đối với lĩnh vực này.

Những hành vi găm hàng, thổi giá, đầu cơ, tích trữ xăng dầu sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 15 Luật giá thì xăng, dầu thành phẩm là hàng hóa thực hiện bình ổn giá do đó hành vi găm hàng của các cửa hàng xăng dầu có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 31, 32 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hành vi đầu cơ hàng hóa quy định tại Điều 31 với mức phạt tiền thấp nhất là 5-10 triệu đồng và cao nhất là 80 - 100 triệu đồng về hành vi đầu cơ hàng hoá cùng với mức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm.

Ngoài ra, có thể tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 6 - 12 tháng.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: buôn lậu xăng dầu

Tin mới nhất

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa tổ chức lễ công bố, trao Quyết định về công tác cán bộ của Tổng cục Quản lý thị trường.
Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

2 hộ kinh doanh Vũ Văn Thúy 1992 và Trần Trọng Phong bị Quản lý thị trường Hải Dương xử phạt, thu giữ 14.000 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm qua thương mại điện tử.
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện, tạm giữ hơn 1 tấn khô bò “4 không” do Công ty TNHH Thực phẩm Nhật Hưng chào bán trên mạng xã hội.
Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không

Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 10, tình hình vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vàng qua biên giới có dấu hiệu gia tăng ở tuyến hàng không...
Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu thu nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng trong 10 tháng

Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu thu nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng trong 10 tháng

Từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu kiểm tra 991 vụ, phát hiện 546 vụ vi phạm, qua đó xử phạt, thu nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa tiêu hủy hàng chục nghìn sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa tiêu hủy hàng chục nghìn sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiêu hủy hơn 11.500 đơn vị sản phẩm nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu.
Sóc Trăng: Tăng cường kiểm tra, xử lý thuốc lá điếu nhập lậu dịp cuối năm

Sóc Trăng: Tăng cường kiểm tra, xử lý thuốc lá điếu nhập lậu dịp cuối năm

Qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính nhiều vụ buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.
Bắc Giang: Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Bắc Giang: Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang phát hiện và tạm giữ gần 8.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả

Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả

Tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ USD, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu.
Hải quan Hà Nội ‘bóc trần’ nhiều thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy

Hải quan Hà Nội ‘bóc trần’ nhiều thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy

Hải quan Hà Nội đã triệt phá nhiều vụ buôn ma túy lớn với thủ đoạn tinh vi, tăng cường kiểm soát, phối hợp quốc tế để ngăn chặn tội phạm ma túy xuyên biên giới.
Lai Châu: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lai Châu: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Lượng tại xã Mường Cang, huyện Than Uyên vừa bị Quản lý thị trường Lai Châu xử phạt do kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cần Thơ: Tăng cường kiểm tra, chống buôn lậu, hàng giả đợt cao điểm cuối năm

Cần Thơ: Tăng cường kiểm tra, chống buôn lậu, hàng giả đợt cao điểm cuối năm

Trong đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm 2024 và Tết 2025, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ sẽ kiểm tra 29 tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Buôn lậu, gian lận thương mại trên biển diễn biến phức tạp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Buôn lậu, gian lận thương mại trên biển diễn biến phức tạp

Trong 10 đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiểm tra và phát hiện 1.466 vụ gian lận thương mại, thuế; thu nộp ngân sách gần 357 tỷ đồng.
Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội phát huy

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội phát huy 'sức mạnh', triệt phá hàng ngàn vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả

Thông qua kiện toàn cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo 389, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã triệt phá thành công hàng ngàn vụ vi phạm về buôn lậu, hàng giả.
Lào Cai: Xử phạt hộ kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu Apple

Lào Cai: Xử phạt hộ kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu Apple

Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Định thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn vừa bị Quản lý thị trường Lào Cai xử phạt do kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Apple.
Tháng 10/2024, Quản lý thị trường Long An thu nộp ngân sách hơn 1,7 tỷ đồng

Tháng 10/2024, Quản lý thị trường Long An thu nộp ngân sách hơn 1,7 tỷ đồng

Trong tháng 10/2024, Cục Quản lý thị trường Long An đã kiểm tra 99 vụ, xử lý vi phạm hành chính 45 vụ, thu nộp ngân sách hơn 1,7 tỷ đồng.
Hà Nội thu giữ hàng chục xe điện không rõ nguồn gốc, cấm lưu thông trên thị trường

Hà Nội thu giữ hàng chục xe điện không rõ nguồn gốc, cấm lưu thông trên thị trường

Lực lượng Quản lý thị trường vừa kiểm tra điểm kinh doanh tại Gia Lâm và thu giữ nhiều xe điện không rõ nguồn gốc, thuộc diện cấm lưu thông trên thị trường.
Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm tại 2 cơ sở kinh doanh

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm tại 2 cơ sở kinh doanh

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện và tạm giữ số lượng lớn tất chân giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại hai cơ sở ở xã La Phù, huyện Hoài Đức.
Bình Phước: Kiểm tra 66 tổ chức, cá nhân dịp cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Bình Phước: Kiểm tra 66 tổ chức, cá nhân dịp cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Cục Quản lý thị trường Bình Phước thông tin trong đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm 2024 và Tết 2025, đơn vị sẽ kiểm tra 66 tổ chức, cá nhân.
Nghệ An: Xử phạt chủ cơ sở kinh doanh 400kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Nghệ An: Xử phạt chủ cơ sở kinh doanh 400kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cơ sở kinh doanh do ông Nguyễn Văn Đoàn làm chủ bị Quản lý thị trường Nghệ An phạt vi phạm hành chính, buộc tiêu hủy 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.
Quản lý thị trường Cao Bằng tuyên truyền pháp luật tại Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Quản lý thị trường Cao Bằng tuyên truyền pháp luật tại Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Ngày 5/11, Cục Quản lý thị trường Cao Bằng thông tin việc tuyên truyền pháp luật, giám sát, kiểm tra tại Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng
Nghệ An: Tiêu hủy 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Nghệ An: Tiêu hủy 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An đã xử lý, tiêu hủy 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ với tổng mức phạt gần 20 triệu đồng.
Quảng Trị: Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Quảng Trị: Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Lực lượng Quản lý thị trường Quảng Trị triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm; trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Tây Ninh: Quản lý thị trường

Tây Ninh: Quản lý thị trường 'mạnh tay' với vi phạm trên thương mại điện tử

Thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh đã kiểm tra và phát hiện nhiều vụ vi phạm trong kinh doanh trên các website và thương mại điện tử.
Đà Nẵng: Phát hiện 2 cửa hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes, Chanel, Gucci, Adidas

Đà Nẵng: Phát hiện 2 cửa hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes, Chanel, Gucci, Adidas

Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng vừa phát hiện, xử phạt hai cửa hàng kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu lớn như Hermes, Chanel, Gucci...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động