Trong nhiều năm, các chuyên gia đã cảnh báo về việc sử dụng điện thoại quá nhiều có thể gây ra trầm cảm và các bệnh lý tâm thần khác. Trong một nghiên cứu chứng minh điều trên vừa được công bố hôm thứ 2 vừa qua tại bệnh viện Sainte-Justine tại Montreal. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội và TV là hai tác nhân gây ra các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên.
Patricia Conrod, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu, phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ 2 vừa qua: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng việc lạm dụng các thiết bị truyền thông điện tử trong vòng 1 năm có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm ngay trong cùng 1 năm đó”.
Nhóm nghiên cứu của Conrod đã theo dõi khoảng 4000 thanh thiếu nhiên ở Canada với độ tuổi từ 12 đến 16 trong vòng 4 năm. Cứ mỗi năm trung học, những thiếu niên này sẽ tự báo cáo lại khoảng thời gian sử dụng các thiết bị điện tử mỗi ngày. Họ sẽ phải báo cáo rõ ràng về khoảng thời gian trên 4 loại hoạt động khi sử dụng thiết bị điện tử: mạng xã hội, xem TV, chơi game và các công việc máy tính khác. Nghiên cứu chỉ ra rằng thanh thiếu niên càng sử dụng nhiều mạng xã hội và xem TV, thì các triệu chứng trầm cảm của chúng càng rõ rệt. Nhưng việc chơi game lại không hề gây nên triệu chứng trầm cảm nào.
Conrod nói rằng cần có thêm thời gian để nghiên cứ rõ hơn việc mạng xã hội có thực sự là một trong những nguyên nhân gia gia tăng tỷ lệ trầm cảm ở người trẻ hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu cũng có thể giúp xây dựng nên một chương trình ngăn chặn bệnh trầm cảm ở những thanh thiếu niên dễ mắc phải.
Theo như Conrod phát biểu, nghiên cứu này giúp phát hiện sớm các triệu chứng dẫn đến trầm cảm. Qu đó giúp các bác sĩ lâm sàng và phụ huynh nhiều thời gian hơn để có thể có biện pháp can thiệp kịp thời. Việc kiếm soát các các thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội và TV có thể giúp cho những người trẻ kiểm soát tâm trạng chán nản hay tránh gặp phải các triệu chứng trầm cảm sớm.